Dựa vào bài thơ Lượm hãy miêu tả chú bé liên lạc Lượm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta biết đồ ăn khi hâm nóng sẽ rất nóng nên khi để trong hộp đậy nắp kín thì không khi bên trong ra nở ra khiến hộp bị biến dạng và có thể sẽ bị vỡ
cho mik nha
Suy nghĩ của em về câu chuyện trên là:
Việc làm của các bạn này là không đúng. Bởi lẽ vì khi còn nhỏ, chúng ta không nên quan trọng quá vì tiền. Bởi vì khi quan trọng tiền từ khi còn nhỏ, sẽ giúp cho chúng ta có 1 đầu óc hay suy nghĩ về tiền, việc đó là không tốt. Không những vậy, đạo đức của các bạn ấy cũng không tốt, bởi vì ông bà ta có câu: ' Nhặt được của rơi,trả lại người mất!'
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn và dễ thương.
Cây bút còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa.Bút chì sơn màu vàng óng. Trên màu vàng ấy, nổi bật một hàng chữ xanh: BÚT CHÌ HỒNG HÀ. Một đầu bút chì có miếng tẩy nhỏ màu hồng phấn. Em quay đầu kia lên xem thấy ruột bút chì nhỏ, tròn, đen nằm chính giữa chạy dài theo thân gỗ. Em lấy cái chuốt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn trên cây bút, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ dài chạy ra để lộ ruột bút chì đen nhánh. Em liền cầm bút vẽ thử một chú chuột Míckey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần lên trông thật đẹp mắt.
Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi ngày đến lớp bút giúp em gạch hàng, chữa bài hoặc vẽmĩ thuật, sử dụng xong em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy ngòi
"Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, luôn mang nét hoài cảm sâu lắng…Trên đường vào Phú Xuân…, bà Huyện Thanh Quan tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua Đèo Ngang”.
Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ. Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Đằng sau bức tranh phong cảnh thiên nhiên là tâm trạng của nữ sĩ: cô đơn, nhớ nhà và hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã qua.
Mở đầu bài thơ nói đến thời gian là buổi hoàng hôn, không gian man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã là lời giới thiệu về thời điểm tác giả đặt chân đến đèo Ngang:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Tác giá dùng từ “chen” gợi cho ta hình dung thấy thiên nhiên nơi Đèo ngang không phải là chăm hoa đua nở, lối phẳng mà thiên nhiên ở đây um tùm, rậm rạp, ít người qua lại. Hoa, lá, đá chen chút nhau, xô đẩy nhau để cố vươn lên đón những ánh sáng cuối ngày. Lời thơ nhẹ nhàng, trang trọng vẽ nên bức tranh Đèo Ngang hoang vu, vắng lặng sao mà buồn đến thế! Tâm hồn đã cô đơn, Bà Huyện Thanh Quan ngắm cảnh để vơi đi nỗi buồn, thế nhưng càng ngắm lại càng buồn, phải chăng đó là bởi:
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ...
Khi mặt trời xuống núi cũng là lúc hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, tĩnh mịch đến lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá quấn quýt lấy nhau để dựa vào nhau, bám chặt nhau để sống, sinh tồn.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang.
Nhà thơ đã rất tinh tế khi sử dụng những từ láy gợi hình “lác đác”, “lom khom” đứng ở đầu câu càng làm cho cảnh vật trở nên thưa thớt, vắng lặng. Con người hiện lên trong không gian mênh mông của thiên nhiên, nên không thể làm cho cảnh chiều tươi vui, nhộn nhịp mà lại làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng, quạnh hiu hơn.
Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa vời lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.
Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Tiếng chim kêu da diết hay đó chính là nỗi nhớ nhung tha thiết của Bà Huyện Thanh Quan khi phải rời gia đình, quê hương, vượt nghìn trùng vào kinh đô Huế nhận chức Cung trung giáo tập. Một con người đa sầu đa cảm như bà thì thử hỏi làm sao không nhớ không thương quê hương cho được! Còn tiếng chim cuốc cuốc là nỗi “nhớ nước đau lòng” khắc khoải? Phải chăng đó là tâm sự sâu kín nhất của nhà thơ? Sống trong cảnh đất nước nhà Nguyễn cai trị, trước những bạc nhược hung tàn của vua chúa, Bà Huyện Thanh Quan luôn hoài niệm về quá khứ vàng son. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm
Dừng chân nghỉ lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chốn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.
Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống.
Đây nhé:
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn .
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng .
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
Những ngày còn bé, em ở cùng với ông bà nội. Bà nội em là người rất thích hoa. Bởi vậy, bà thường mua những giống cây non ở chợ về trồng tại góc vườn nhỏ phía trước nhà. Biết bao nhiêu loại hoa đẹp nhưng em thích nhất vẫn là những gốc hoa hồng nhỏ xíu mà bà em thường mua để trồng ở mảnh đất đầu nhà.
Hôm ấy, bà đi chợ về, mang theo một gốc cây nhỏ màu xanh, nhưng bé chỉ bằng ngón tay út của em mà thôi. Quanh thân chỉ có những chiếc gai nhỏ, nhưng các bạn được coi thường những chiếc gai nhỏ ấy nhé. Chúng bảo vệ cả cây hoa khỏi những chú sâu phá hoại. Và khi trưởng thành, trở thành những cây hoa hồng lớn, những chiếc gai ấy trở nên cứng hơn bao giờ hết. Trên thân, những cành hoa nhỏ bằng que tăm vươn ra một cách yếu ớt nâng những chiếc lá non bên mình.
Lá hoa hồng được bao phủ bởi một lớp răng cưa mỏng ở bên ngoài. Lá có màu xanh nhạt, nhưng khi lớn hơn thì màu xanh nhạt sẽ chuyển thành màu xanh thẫm hơn và những chiếc răng cưa cũng sắc bén hơn. Bà dỡ cây hoa một cách nhẹ nhàng, cẩn thận ra khỏi túi bóng trắng và gọi ông để ông trồng xuống đất nhà mình. Ông nội bắt đầu cầm lấy cuốc và xới đất ở dưới lên tạo thành một hình lõm vừa phải cho cây trụ vững dưới đất lâu dài.
Sau đó, ông đặt cây non xuống và vun đất xuống, đắp một ụ đất nho nhỏ vào gốc cây. Giúp cho cây càng thêm chắc chắn. Nhiệm vụ của em là tưới nước cho cây để cây nhanh lớn và ra hoa, tỏa hương thơm cho đời. Chỉ sau một tuần được chăm sóc mà cây lớn hẳn. Những chiếc lá trở nên đậm màu hơn, thân cũng cứng cáp hơn. Bà bảo, hoa hồng nhanh lớn lắm, chỉ sau một khoảng thời gian nữa được chăm sóc, cây sẽ lớn và có hoa thơm.
Em rất thích cây hoa hồng của bà. Mỗi lần tưới cây, em lại thầm mong cây nhanh lớn nhanh để em có thể ngắm vẻ đẹp của những bông hoa hồng ngát hương.
Bài làm
Hưởng ứng phong trào trồng cây, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, học sinh các khối lớp bốn, lớp năm của trường em trồng cây dọc theo đoạn đường 1A đi ngang qua huyện lị. Loại cây chúng em trồng là cây bạch đàn mới ươm.
Cây giống được hạt kiểm lâm chở tới trường và mỗi lớp lần lượt nhận số cây quy định của lớp mình. Mỗi học sinh trồng hai cây, mỗi cây trồng cách nhau ba mét. Chúng em đem cây trồng theo bờ lề. Cây con mới ươm hạt nhưng đã lên cao độ hai mươi lăm xăng-ti-mét.
Rễ cây ủ kín trong túi đất, thân cây mảnh dẻ bằng nửa ngón tay út của em. Cây có hai lá mầm màu xanh non, thuôn dài. Chúng em đào lỗ đúng chiều sâu quy định rồi đặt cây xuống, lấp đất vừa phủ bầu đất. Cây bạch đàn con trông yếu ớt làm sao. Để cây vững hơn, chúng em cắm que tre, cột nhẹ thân cây vàoque cho nó tựa vào để vững vàng bám đất. Một tuần sau, chúng em đi thăm cây. Tất cả cây đều bám đất, xanh tốt, không có cây nào bị chết. Chúng em tưới nước cho cây rồi vui vẻ ra về. Cây bạch đàn đã bám đất, bén rễ, tươi tắn. Hai lá mầm của cây lớn lên một chút, tươi giòn chứ không ẻo lả.
Chúng em trồng, chăm sóc cho cây được sống và phát triển tốt. Tiền công trồng cây mà Hạt Kiểm lâm trả cho nhà trường được hiến tặng cho Quỹ Ủng hộ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Em rất vui vì đã góp một phần bé nhỏ của mình vào công tác từ thiện, chia sẻ nỗi đau, kém may mắn của các bạn nhỏ phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh.
~Hok tốt~
Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây đa.Nhưng đối với em đẹp và lộng lấy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiế rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ!
Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò.Mấy đứa nghịch ngợm thìlấy nhị phượng chơichọi gà, đứa thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoáng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu:
Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần, những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Trên những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gió
hok tốt
mk nghĩ đó là cái bóng của cô ấy đó đúng thì k cho mk nha
1/'Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ''
2/'' Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền''
3/Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
4/Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
5/Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
6/Tôi ghét cái mũi cà chua của mình.
7/Đất trời trở mình sang mùa, đã thấy cái lành lạnh của gió
8/Ông T vẫn ngồi đó. Ông đang nhớ về cái đêm tối tăm nhất của đời ông.
9/Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
10/Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
#ẩn dụ:
-Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền
thuyền:người con trai
bến:người con gái
#hoán dụ :
-Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
bàn tay là 1 bộ phận để chỉ cái toàn thể là con người
-Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
câu 1:bộ phận để chỉ toàn thể"áo nâu-nông dân,áo xanh-công nhân"
câu 2:cái chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng"nông thôn chỉ nông dân,thị thành chỉ công nhân"
hok tốt nhé
Tố Hữu , một nhà thơ mặc áo lính ông đã từng tham gia kháng chiến chống thực dân PHÁP. Ông đã có nhiều thành tựu cho nền văn học VIỆT NAM .Tiêu biểu như bài thơ ''Lượm'' ,được sáng tác năm 1949 trong nhưng ngày gian lao , khốc liệt.Một chú bé liên lạc dũng cảm mà hồn nhiên , đã được tác giả thể hiện một cách sinh động qua tác phẩm này.
Chú bé loắt choắt
cái xắc xinh xinh
Qua hai dòng thơ trên ta thây được một hình ảnh nhỏ nhắn, xinh tươi của một chú bé liên lạc được tác giả thể hiện thật hoàn hảo .Một chú bé nhanh nhẹn vui tươi nổi nên từ câu thơ : "Cái chân thoăn thoắt
cái đâu nghênh nghênh
ca lô đội lệch
môm huýt sáo vang
như con chim chích
nhảy trên đường vàng..."
Một công việc đầy nguy hiểm nhưng đối với chú đó là một niêm vui ,một niệm hạnh phúc danh dự. Được thể hiện qua lời tâm sự khi chú nói truyện với chú bộ đội ,một cách tình cơ khi gặp nhau trên phố Hàng Bè . một chú bé ngộ nghĩnh vớ một chiếc mũ ca lô đội lệch , tác giả đã dùng nghệ thuật so sánh, biểu cảm ,miêu tả,tự sự.
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
-Thôi chào đông chí!
Cháu đi xa dần...
Quau dó ta thấy được sự đáng yêu của chú bé Lượm của tác giả.
Lươm là một bài thơ thành công với nghệ thuật tư láy làm giàu âm điêu . có thể nói rằng bài thơ này là một thành công của tác giả TỐ HỮU .
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .
Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.
Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.