viet bai van ta co giao dang giang bai
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết: Vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ…”đi mất,” tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình. Do đó, ngày 30 tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
Ở Nam bộ sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn ngày Tết, hiện nay còn có một số nhà vẫn giữ tục lệ rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.
Kiêng việc vay mượn hay trả nợ, cho vay: Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc mượn đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.
Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.
Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.
Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
Kiêng ra đường vào ngày xấu: Theo quan niệm của ông cha ta thì ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ “Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành hay các cuộc du xuân.
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.
Kiêng nói to cãi vã, nối xấu, mắng người khác: Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Đặc biệt ngày Tết mọi người cần quan tâm đến cách cư xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân trong gia đình. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm bị xui xẻo.
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Kỵ người khác đến xin lửa nhà mình ngày mồng 1 Tết: Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may.
Kiêng cho nước đầu năm: Cũng như lửa, nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước,” nếu cho nước thì coi như … mất lộc. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ./.
Việc được xem là điều kiêng kị trong những ngaỳ Tết ở nước ta là:
-Kiêng quét nhà:trước tết các gđ đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ nen vào ngày tết sẽ ko cần dọn dep nữa.Những ngày đầu năm các gđ đề kiêng quét nhà bởi theo quan niệm nếu quét nhà sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.
-Không đổ rác ngày mồng một vì: theo quan niệm nếu đổ rác ngày mông một cũng sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.
-Không cho lửa đầu năm:lửa tượng trưng cho màu đỏ cho sự may mắn nên vào đầu năm mọi người đều kiêng ko cho lửa cho người khác.
-Không cho nước đầu năm
-Không quan hệ nam nữ
-Không đi chúc tết sáng mùng một
-Không làm đổ vỡ đồ dùng
-Không tranh cãi bất hòa
-Không vay mượn đầu năm
-Kiêng để tang ngày mùng một
-Kiêng ăn những đồ xui
-Kiêng nói những điều xui
-Kiêng mua đồ xui
-Đóng cửa sẽ đói nghèo tù túng
-Tắm rử gội đầu hao mòn kiến thức,phúc lành
-Ăn dở,bỏ thừa cả năm mất mùa,đói kém
-Kiêng ăn đuôi cá
-Kiêng mở tủ vào mùng một
-Kiêng trượt chân,vấp ngã
-Kiêng ngồi hoặc dứng trước cửa
-Kiêng vỗ vai,quàng vai người khác
-Kiên chúc tết người đg nằm ngủ
-Kiêng đánh thức người khác trong mùng một tết
-Kiêng mặc quần áo màu trắng,đen
MÌNH CHỈ GHI TÓM TẮT THÔI MÀ BN MUỐN TÌM HIỂU THÊM THÌ LÊN MẠNG XEM NHA NHỚ K CHO MK ĐÓ THANK YOU VERY MUCH
Cá voi xám (danh pháp hai phần: Eschrichtius robustus), là một con cá voi tấm sừng hàm hàng năm di chuyển giữa khu vực kiếm thức ăn và sinh sản. Nó đạt tới chiều dài khoảng 16 mét, trọng lượng 36 tấn, và tuổi thọ 50-70 năm[3]. Tên gọi phổ biến của cá voi đến từ các đốm xám và đường văn màu trắng trên da đen của nó[4]. Cá voi xám từng được gọi là cá quỷ vì hành vi phản kháng của chúng khi bị săn bắn[5]. Cá voi xám là loài còn sống duy nhất trong chi Eschrichtius, chi này lại là chi sống sót duy nhất trong họ Eschrichtiidae. Loài động vật có vú này có nguồn gốc từ cá voi ăn bằng hàm răng lọc đồ ăn đã phát triển ở đầu thế Oligocen, hơn 30 triệu năm trước.
Những con cá voi xám phân bố trong vùng Đông Bắc Thái Bình Dương (Bắc Mỹ) dân số và một cực kỳ nguy cấp dân Tây Bắc Thái Bình Dương (châu Á). Số lượng ở Bắc Đại Tây Dương đã bị tuyệt diệt (có thể do nạn săn bắt cá voi) trên bờ biển châu Âu trước năm 500 và bờ biển Mỹ khoảng cuối những năm 17 đến thế kỷ đầu tiên 18[6]. Tuy nhiên, ngày 08 tháng 5 năm 2010, việc xuất hiện một con cá voi xám đã được xác nhận ngoài khơi bờ biển Israel ở biển Địa Trung Hải[7], dẫn một số nhà khoa học nghĩ rằng họ có thể phục hồi số lượng ở khu vực sinh sản cũ mà không được sử dụng trong nhiều thế kỷ[7].
Mục lục
[ẩn]
- 1Phân loại học
- 2Số cá thể
- 3Chú thích
- 4Tham khảo
Phân loại học[sửa | sửa mã nguồn]
Skeleton
Theo cách hiểu thông thường, cá voi xám được xem là loài duy nhất còn sinh tồn trong chi và họ của nó.[8] Phân tích DNA gần đây chỉ ra các loài trong họ Balaenopteridae, như cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae và cá voi vây (Balaenoptera physalus), có quan hệ gần gũi hơn với cá voi xám hơn là các loài khác trong họ Balaenopteridae như cá voi Minke.[9][10] John Edward Gray đã xếp nó vào chi Eschrichtius năm 1865, và đặt tên chi này theo tên của nhà động vật học Daniel Eschricht.[11] Tên gọi phổ biến của nó xuất phát từ màu xám của nó. Các mẫu bán hóa thạch của loài cá voi xám đã tuyệt chủng được Gray thu thập từ các bờ biển Đại Tây Dương thuộc Anh và Thụy Điển, theo đó ông Gray đã miêu tả khoa học loài này đầu tiên mà sau này chỉ tìm thấy được loài còn sinh tồn sống trong các vùng nước thuộc Thái Bình Dương.[12] Các loài đang sinh sống trong Thái Bình Dương đã được Cope miêu tả và đặt tên là Rhachianectes glaucus năm 1869.[13] So sánh khung xương cho thấy các loài ở Thái Bình Dương giống hệt các hóa thạch ở Đại Tây Dương trong thập niên 1930, và cách đặt tên của Gray sau đó đã được công nhận.[14][15] Mặc dù sự giống nhau giữa các cá thể trong Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không thể được chứng minh bằng các dữ liệu giải phẫu, khung xương của nó có nét đặc trưng và dễ dàng phân biệt với tất cả các cá thể cá voi còn sống khác.[16]
Có nhiều tên gọi đã được sử dụng để chỉ cá voi xám, bao gồm cá voi sa mạc,[17] cá voi lưng xám, devil fish, mussel digger và rip sack.[18] Tên khoa học Eschrichtius gibbosus đôi khi cũng có một số tài liệu sử dụng; tên gọi này đã được chấp nhận theo miêu tả của Erxleben năm 1777.[19]
Trong cuộc sống của chúng ta, khi cho đi càng nhiều thì những giá trị tài sản sở hữu của mình sẽ càng giảm thấp. Vì thế, chúng ta luôn phải cân nhắc, đắn đo trước khi cho ai một món gì. Và chính sự cân nhắc đó làm cho giá trị của sự cho khôngcòn ý nghĩa đích thực của tình thương. Nhân gian thường nói “bánh ít đổi đi, bánh quy đổi lại”. khi chúng ta cho đi một vật gì là biết chắc mình sẽ nhận lại được một vật khác, từ cho ở đây thật ra có nghĩa là trao đổi. Có đôi lúc, chúng ta cho đi một vật gì vì muốn đáp lại lòng tốt của người khác nên từ cho ở đây có nghĩa là trả nợ.
Trong những trường hợp tế nhị hơn, chúng ta cho đi những giá trị vật chất vì mong muốn có được sự ngợi khen, kính phục từ người khác; hoặc chúng ta cho đi những giá trị vật chất theo lời khuyên của người khác; và trong những trường hợp này thì ý nghĩa của từ cho cũng không hoàn toàn đúng nghĩa là cho một cách bình đẳng.
Những giá trị vật chất hay tài sản sở hữu của chúng ta không phải tự nhiên mà có được. Chúng là thành quả của sự siêng năng làm việc và cố gắng của mọi người. Thường thì thói quen tham lam, bỏn sẻn trong đời sống vật chất cũng khiến cho ta hạn chế sự ban phát tình thương đến với mọi người khi cần thiết.
Nhưng chúng ta thật ra đâu có phải mất gì khi mở rộng lòng thương yêu người khác. Khi trong lòng ta có sự hiện hữu của tình thương thì tự nhiên điều đó mang đến cho ta một niềm vui không gì có thể so sánhđược. Phần lớn những ai trong quá khứ và hiện tại ít mở lòng thương yêu người khác hay bị tổn thươngtình cảm từ rất sớm.
Những em bé mồ côi cha mẹ hoặc lớn lên trong những gia đình đổ vỡ, thiếu hạnh phúc thường rất dễ trở thành tệ nạn xã hội. Do không được nếm trải hạnh phúc của sự yêu thương, những người ấy không thể hình dung được những gì mà lòng yêu thương sẽ mang đến cho họ. Sự mất mát lớn lao trong đờisống tình cảm đã sớm hình thành trong tâm hồn họ sự thù hằn, ghét bỏ mà tự đánh mất chính mình. Từ đó, họ cảm thấy thù hận mọi người, thậm chí là đánh mất lòng yêu thương. Vì thế, nó khiến họ chẳng bao giờ có được niềm vui sống mà san sẻ, giúp đỡ người khác.
Trong cuộc sống này, những gì ta cho đi bằng tình người mới thật sự đúng nghĩa là cho mà không phải là sự trao đổi hay mua bán dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, nếu ta biết cho đi những giá trị vật chất để giúp đỡ hoặc chia sẻ khó khăn cho người khác thì đây chính là cách giúp ta có thể nhận lại được niềm vui và hạnh phúc bởi trong ta không có sự toan tính. Khi cho đi mà chúng ta không kèm theo bất cứ một điều kiện hay sự mong cầu nào thì chính ngay khi ấy chúng ta đã nuôi dưỡng được lòng từ bi vô hạn. Khi ta cho mà không có sự tính toán thì sự cho ấy mới là cao thượng nên ta sẽ nhận được sự an lạc, hạnh phúc.
Chúng ta đừng nên chạy trốn khổ đau mà hãy đối diện với nó để tìm ra giải pháp nhằm thay đổi quan niệm sống như thế nào cho đúng. Trong cuộc sống này, tất cả chúng ta đều cần đến nhau như việc ăn uống không thể nào thiếu được. Sự tác hại lớn lao khi giận quá sẽ mất khôn làm cho chúng ta đánh mất chính mình mà làm khổ người khác. Xóa đi những vết thương lòng là điều khó nhất với loài người vì nó đã ăn sâu vào tàng thức của chúng ta. Quá khứ một thời đã qua làm cho chúng ta tiếc nuối, hối hận, ta hãy chia tay với những quá khứ đau buồn vì như thế chúng sẽ giết mình trong từng giây từng phút.
Khi mạnh khỏe và tinh thần minh mẫn, sáng suốt, chúng ta mới đủ sức để giúp đỡ người khác vượt quacơn hoạn nạn. Muốn giúp đỡ người khác thì chúng ta phải có thiện chí trước và sau đó phải có phương tiện vật chất thì mới có thể san sẻ cùng người khác. Trước khi cứu người thì đầu tiên chúng ta phải có sức mạnh tinh thần và phải có tình yêu thương nhân loại.
Chúng ta đừng mong ai hiểu được mình mà chúng ta cần phải tự hiểu mình trước vì chính ta là chủ nhân của bao điều tốt xấu. Ta phải tự nghiêm khắc với bản thân và rộng lượng với mọi người. Chúng tasống tốt cho mình để không trở thành gánh nặng cho người khác. Đời người rất ngắn ngủi, bởi thế ta hãy nên sống tốt hơn để có cơ hội giúp đỡ tha nhân và hoàn thiện chính mình.
Thế gian này mọi thứ đến rồi đi theo quy luật nhân duyên, nó chỉ đến để cho ta cảm nghiệm sự sống luôn vô thường, biến đổi. Những cái không phải của mình mà ta cứ bám víu mãi, đến khi mất nó ta sẽ vô cùng khổ đau vì tiếc nuối. Những người làm việc nhọc nhằn, vất vả bằng tay chân so với những người làm việc bằng trí óc có khác nhau về hình thức. Tuy nhiên, sự khổ tâm nhiều hay ít là do ta chấp trướcvà dính mắc.
Chúng ta ai cũng biết tham lam là điều không tốt có thể làm tổn hại đến người khác, nhưng đã làm người khó ai vượt qua khỏi chỗ này vì đó là thói quen do huân tập nhiều đời của con người.
Cuộc sống không dạy cho chúng ta con đường nhanh nhất để đạt được sự thành công viên mãn. Cuộc sống dạy cho ta biết cách hoàn thiện chính mình bằng sự dấn thân đóng góp và buông xả. Tùy theo suy nghĩ và nhận định của mỗi người mà chúng ta sẽ có những sự đóng góp khác nhau. Người kia đóng góp khía cạnh này, người nọ đóng góp khía cạnh khác để làm thành cho nhau.
Tuy nhiên, trong cuộc sống ai cũng cần phải biết sự cho và nhận là mối quan hệ tương quan mật thiếtvới nhau. Đa số chúng ta chỉ tham lam, ích kỷ để được nhận từ tay của người khác mà không biết cho đi. Chúng ta hãy biết giúp đỡ, sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống khi có nhân duyên.
Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn, mênh mông. Sau nhiều ngày cầm cự khi phần lương thực thực phẩm đã hết, ông mệt lả và đói khát vì không còn nước để uống. Trong suốt thời giantìm kiếm nguồn nước, ông đã thấy một căn lều và thấy trong đó một máy bơm nước đã cũ và rỉ sét. Mừng quá, ông vội vã bước tới vịn chặt vào tay cầm và ra sức bơm nhưng không một giọt nước nào chảy ra.
Thất vọng quá, người đàn ông tìm kiếm chung quanh căn lều thì phát giác ra một cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc dòng chữ được khắc vào bình: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi chỗ khác, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”. Người đàn ông mở nắp bình ra và thấy bên trong đầy nước. Ông đang rơi vào thế lưỡng lự vì nếu uống ngay phần nước trong bình thì chắc chắn ông có thể sống sót, nhưng nếu đổ hết nước vào cái máy để nó có thể bơm được nhiều nước thì ông sẽ cứu được rất nhiều người.
Người đàn ông sau khi đổ nước vào máy và bắt đầu nhấn mạnh cái cần với hy vọng sẽ bơm được nhiều nước một lần, hai lần, rồi ba lần nhưng chẳng thấy dấu hiệu nào là có nước. Tuy hơi nản lòng vì quá mệt lã nhưng ông vẫn kiên trì bơm lên, bơm xuống đều đặn và bỗng nhiên nguồn nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ chiếc máy bơm cũ kỹ. Ông mừng quá liền vội vã hứng nước vào bình và uống một cách ngon lành.
Sự cho hay còn gọi là bố thí được chia làm ba phần là bố thí tiền bạc-của cải-vật chất, bố thí những lời dạy vàng ngọc của đức Phật và bố thí vô úy, tức bố thí sự không sợ hãi. Ba phần bố thí này đều xuất phát từ lòng từ bi thương xót tất cả chúng sinh một cách bình đẳng.
Hiện giờ, chúng ta thường bố thí phần tài sản vật chất, nhưng nếu không có tiền thì làm sao bố thí. Phật dạy bố thí tài có hai, một là nội tài, hai là ngoại tài. Chúng ta cần phải hiểu cho tường tận thì việc bố thígiúp đỡ, sẻ chia ai cũng có thể làm được.
Người có tiền của thấy kẻ nghèo đói liền ra tay giúp đỡ, chia sớt tiền bạc hoặc lương thực, thực phẩmcho họ thì đó là bố thí ngoại tài, tức là sự cho bằng vật chất.
Nếu chúng ta nghèo khó, không có tiền của mà thấy người gặp khổ nạn liền lấy công sức ra giúp đỡ họ qua cơn hoạn nạn thì đó là bố thí nội tài, tức là cho bằng sự ra công. Một ví dụ khác. Khi quý Phật tử đi đường thấy một miếng thủy tinh bể, chúng ta lượm đem bỏ vào thùng rác để người khác không bị giẫm lên; hoặc gặp các cụ lớn tuổi đi qua đường khó khăn, chúng ta dẫn họ qua đường yên ổn thì đó là bố thínội tài, tức là đem thân mình ra giúp đỡ người khác.
Như vậy, ai cũng có khả năng làm việc bố thí qua việc biết giúp đỡ người khác. Chúng ta vì tham lam, ích kỷ nên mới không dám giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên. Trên bước đường tu học, chúng ta cần phải khởi tâm từ bi rộng lớn. “Từ” là ban vui, “bi” là cứu khổ. Đem niềm vui nhờ tu học Phật pháp cứu khổ cho người và cho tài vật là ta đang phát khởi tâm từ bi. Hành động bố thí bằng nội tài, ngoại tài là những hình ảnh cụ thể làm cho mọi người tạm thời bớt khổ được vui.
Bố thí Pháp là sao? Giảng pháp như quí thầy để quý Phật tử hiểu và ứng dụng tu hành là bố thí Phápphải không? Cũng phải, cũng đúng, nhưng không hẳn chỉ có quí thầy cô mới làm việc bố thí Pháp được.
Quí thầy giảng dạy cho Phật tử nghe hiểu Phật pháp để ứng dụng tu hành làm giảm bớt những phiền muộn, đau khổ thì đó là bố thí Pháp, tức là sự cho có hiểu biết. Khi Phật tử thấm nhuần đạo lý rồi gặp bạn bè hoặc người thân đang phiền muộn, đau khổ, chúng ta đem sự hiểu biết của mình chia sẻ với họ. Khi họ nghe hiểu rồi thấm nhuần lời Phật dạy, không buồn khổ nữa thì đó là bố thí Pháp. Dù người xuất gia hay tại gia thì ai siêng năng học hỏi và tu hành đều có thể bố thí Pháp được.
Nhưng chư Tăng Ni có trách nhiệm lớn lao và quan trọng hơn vì đang đi trên con đường Phật đã đi để hướng dẫn lại cho quý Phật tử, do đó quý thầy nói dễ tin, dễ hiểu hơn. Quí Phật tử tại gia với bộn bề công việc và bị nhiều áp lực của cuộc sống nên thời gian nghiên cứu Phật pháp không nhiều, do đó khi nói người khác ít tin hơn.
Như vậy, bố thí Pháp là đem lời Phật dạy nói cho Phật tử hiểu để rồi từ đó tin sâu nhân quả mà tránh dữ làm lành. Khi quý Phật tử có niềm tin với Phật pháp rồi thì quý vị sẽ bớt phiền muộn, khổ đau.
Như quý Phật tử đang gặp hoàn cảnh buồn phiền, đau khổ mà vô tình có một vị thầy đến giải thích cho gia đình hiểu nguyên nhân dẫn đến khổ đau không ngoài lý nhân quả… ngay khi đó quý vị nghe hiểu phần nào cũng sẽ giảm bớt buồn khổ trong lòng. Đó là chúng ta biết cách bố thí Pháp để cứu khổ chúng sinh.
Kế đến là bố thí vô úy, tức là sự cho không sợ hãi. Làm sao để chúng ta bố thí không sợ hãi? Ai làm người dù ít hay nhiều cũng đều có nỗi sợ hãi trong lòng như quý Phật tử sợ chuột, sợ rắn rít, sợ người chết nên tối không dám ngủ một mình. Với người sợ rắn rít chúng ta giải thích với họ rằng chúng không bao giờ dám làm hại ta, ngoại trừ khi ta đạp chúng nên vì bản năng tự vệ chúng phải cắn lại. Với người sợ ma ta phải dẫn kinh giải thích cho họ hiểu, Phật dạy trong lục đạo luân hồi thì ma là loài vô hình phước kém hơn người nên khó bao giờ làm hại được ta. Chúng ta là người, tức ta có phước hơn ma quỉ, chắc chắn chúng sẽ không dám làm gì mình.
Con người ta sợ hãi là do sự tưởng tượng quá mạnh, nếu ta dừng tưởng tượng bằng cách niệm Phật-Bồ tát thì ngay khi đó không còn sợ hãi nữa. Đó là một sự thật ít ai ngờ tới. Quỉ ma đói khát, dật dờ, khổ đau nhờ loài người cúng vái cho ăn nên nó bớt khổ. Ngược lại, con người đi sợ ma quỉ thì thật là chuyện vô lý. Chúng ta nói cho họ hiểu như thế rồi họ sẽ bớt sợ hãi, khổ đau. Đó là bố thí vô úy, tức là sự cho vượt qua mọi sự chướng ngại của sợ hãi.
Thế cho nên, bố thí cúng dường hay giúp đỡ người khác cũng là cách giúp cho ta giải trừ căn bệnh tham lam, ích kỷ và bỏn sẻn. Khi chúng ta đã từng nếm trải những vị cay đắng của cuộc đời, ta hãy đón nhận nó và tìm cách giải quyết chứ không nên trốn chạy hay bỏ mặc vì sau những khó khăn chính là những cơ hội tốt để cho ta rèn luyện bản thân. Nhân quả sẽ rất công bằng và kết thúc có hậu với những ai sống có tấm lòng yêu thương chân thật bằng tình người trong cuộc sống.
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quảvà biết sống theo lời Phật dạy. Chúng ta cho đi hay giúp đỡ một ai với tấm lòng rộng mở thì sự cho đó như chúng ta gửi tiền vào ngân hàng, tuy thấy dường như không có tiền nhưng khi nào cần thì rút ra xài thoải mái.
Chúng ta cho và nhận là để được sống yêu thương với nhau bằng tình người trong cuộc sống. Câu chuyện trên giúp cho ta có cách nhìn toàn diện hơn bởi thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên nương nhờ lẫn nhau theo nguyên lý tương tức.
Trước khi chúng ta muốn nhận được điều gì, chúng ta hãy cho trước đi! Rõ ràng, sự cho này bất kể là thành phần nào trong xã hội cũng đều có khả năng làm được. Vậy chúng ta còn chần chờ gì nữa, hãy cho đi để được nhận lại!
Hoa ly có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng, màu cam, màu trắng,…mỗi màu sắc mang một thông điệp khác nhau, màu trắng tượng trưng cho sự sang trọng, tráng lệ còn màu vàng thể hiện sự biết ơn. Tùy theo ý nghĩa mà cách chọn hoa ly bày trí trong nhà cũng khác nhau.
Chúc bạn học tốt ~
Mẹ em dùng kéo cắt bông hoa ấy đi, chừa chỗ cho một nụ hoa mới, mũm mĩm như một trái sim chín, chỉ vài hôm nữa là nở. Sân nhà em không rộng, mẹ em không có nhiều tiền để mua được nhiều hoa. Tuy chỉ có mấy cây hoa ly bé nhỏ, ngôi nhà mẹ hình như cũng nhờ thế mà đẹp ra, vui hơn.
Thủ đô của Đức là Berlin
Thủ đô của Bỉ là Bruxelles
Thủ đô của Hà Lan là Amsterdam
Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh
Thủ đô của Hy Lạp là Athens
Bài làm
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu:”Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87, con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Ngân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác. Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến.
Cả lớp em đứng nghiêm chào cô. “Cô chào cả lớp, hôm nay chúng ta học bài nhé !. Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng. Đôi mắt cô đen và sâu nhìn chúng em trìu mến. Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Đôi guốc cao gót màu hồng có vẻ như làm cô cao thêm nhiều.
“Tiết học bắt đầu. Hôm nay chúng em học bài” Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.” Cả lớp em còn đang không biết Mĩ Lai ở đâu nên rất tò mò. Cô cầm viên phấn trắng viết lên bảng. Chữ của cô mới đẹp làm sao. Từ tay cô, dòng chữ nắn nót Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai hiện ra trước mắt em . Cô bắt đầu kể , cả lớp em yên lặng nghe cô kể. Giọng cô thật trầm ấm , lúc trầm lúc bổng. Theo lời cô, chúng em như được đang tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng và tàn bạo, vô nhân tính của những người lính Mĩ tàn ác kia. Khi cô kể đến đoạn lính Mĩ xả súng vào đoàn người dân vô tội, giọng cô như nghẹn lại, cô quay mặt đi. Em chợt nhìn thấy cô quay ra cửa, cô đưa tay vội quệt giọt nước mắt lăn trên má. Không gian như chìm xuống. Gió như ngừng thổi để nghe cô kể. Cả lớp em ai cũng rưng. Rồi cô kể đến đoạn người cựu chiến binh Mĩ đến Mĩ Lai kéo những khúc nhạc vĩ cầm như một lời tạ tội với linh hồn những người đã khuất. Giọng cô vui hẳn lên. Nghe nó sao trong trẻo và thánh thiện quá vậy. Lòng em cũng vui sướng biết nhường nào.
Bây giờ đến phần tập kể chuyện. Cô đi xuống dưới lớp ân cần chỉ bảo tận tình chúng em. Bạn Hoa lúng túng, chưa nhớ rõ được nội dung câu chuyện, cô đã gợi ý bằng những lời nhẹ nhàng. Thế là bạn ấy nhớ lại và kể được cả đoạn của mình. Bạn Hùng học giỏi văn lên đã kể trôi chảy và cô rất vui, cho bạn điểm 10. Cả lớp em ai cũng muốn được cô gọi kể trước lớp. Cô khen cả lớp và thưởng cho cả lớp một tràng vỗ tay giòn giã. Cô cười rất tươi. Em ngắm nhìn cô, thấy cô lúc đó thật đẹp. Em biết cô rất hài lòng về những điều cô đã dạy cho chúng em.
Cô Ngân ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Ngân ạ. Nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.
Nếu cha mẹ là những người cho em nhìn thấy ánh mặt trời, cho em được khôn lớn thành người thì cô giáo chính là ngọn đuốc sáng đưa em đến bến bờ tri thức. Cô đã dạy em từng nét chữ, từng phép toán, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người. Hình ảnh về cô giáo Ngọc Anh đã dạy em từ lớp 1 đến nay luôn khắc sâu trong tâm trí em.
Hàng ngày, sau khi tiếng trống trường ròn rã vang lên, cô giáo bước vào lớp mang theo nụ cười hiền dịu như cơn gió mát lành đưa chúng em vào những giờ học đầy say mê và hứng thú. Cô giáo của em cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng. Cô thường mặc váy đến lớp hàng ngày, những chiếc váy với màu sắc dịu nhẹ càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của cô.
Cô Ngọc Anh rất tận tụy dạy chúng em, cô giảng bài rất hay. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô đều ân cần giảng dạy, chỉ bảo từng li, từng tí. Em thích nhất là những giờ học Tiếng việt của cô dạy. Ngày hôm nay chúng em được cô giảng bài Tập đọc: Sắc màu em yêu. Cô yêu cầu chúng em nhắm mắt và tưởng ra một màu sắc mà mình yêu thích nhất, màu sắc ấy gắn với những đồ vật, những cảnh vật nào mà chúng em nhìn thấy. Tất cả các bạn trong lớp đều hào hứng tham gia trò chơi của cô. Sau đó, từng nét chữ mềm mại, tròn trịa được cô giáo nhẹ nhàng viết lên bảng. Bàn tay cô lướt nhanh như một người họa sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Vào bài giảng, giọng nói truyền cảm, ấm áp của cô đã dẫn dắt chúng em vào bài học. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng bài. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Thỉnh thoảng cô đưa bàn tay với những ngón tay thon nhỏ lên vuốt vuốt mái tóc dài, điềm tĩnh chờ chúng em trình bày câu trả lời. Có những câu hỏi khó chúng em chưa biết trả lời, cô nhẹ nhàng gợi ý để chúng em khám phá kiến thức. Đôi mắt cô nhìn chúng em hiền dịu, luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Chính vì vậy, chúng em dần dần hiểu hơn ý nghĩa của bài học. Vừa say sưa giảng bài, cô vừa viết lên bảng những kiến thức quan trọng cần nhớ, khuôn mặt cô lấm tấm giọt mồ hôi mà cô không để ý. Có những bụi phấn thoáng bay trên bục giảng và vương trên mái tóc của cô. Chúng em cảm nhận được sự vất vả của cô nên đều cố gắng lắng nghe cô giảng và hiểu bài. Ngoài khung cửa sổ lớp học, có những chú chim nhỏ cũng như lặng tiếng hót, nán lại thêm một lát để lắng nghe tiếng cô giảng bài.
Có những lúc các bạn phạm lỗi hay không làm bài tập cô giao về nhà. Cô không bao giờ đánh hay mắng chúng em mà ôn tồn giảng giải và phân tích để chúng em hiểu những lỗi sai của mình. Cô luôn có những cách giảng bài hay hoặc cô tổ chức những trò chơi, hoạt động sôi nổi trong bài học để chúng em tham gia tích cực. Vì vậy, cả lớp ngày càng đoàn kết và thêm gắn bó. Chúng em ngày càng yêu quý cô và cô chính là người mẹ thứ hai đã giúp chúng em khám phá bầu trời tri thức rộng mở của nhân loại.
Dù sau này sẽ không được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi được cô giảng bài. Có những lúc chúng em nghịch ngợm hay không nghe lời cô khiến cô phải buồn, thực lòng chúng em muốn nói lời xin lỗi và mong cô tha thứ. Mong rằng cô sẽ luôn khỏe mạnh để có những bài giảng thật hay cho chúng em và những thế hệ học sinh được cô dạy dỗ. Với em, ước mơ sau này lớn lên sẽ được làm cô giáo và ước mơ ấy được ấp ủ, nuôi dưỡng từ những bài giảng của cô hôm nay.