K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

chụm,chị ngã em nâng,thua keo này bày keo khác,lá lành đùm lá rách

11 tháng 12 2017

Đáp án :

chụm

em

bày

đùm

11 tháng 12 2017

vì sư tử ở đây có phải là động vật đâu mà sợ, sư tử là thầy chết mà! bước vào đám tang người khác chứ có phải nhà mình đâu!

11 tháng 12 2017

không đưa các câu hỏi linh tinh gây nhiễu diễn đàn trên online math nha bạn

cảm ơn bạn

10 tháng 12 2017

+ Cậu là ai?

+ Cái gì ngọ nguội vậy?

+ Anh đang làm gì vậy?

+ Sức khỏe của em có ổn không?

+ Bao giờ đi tham quan?

+ Anh đang ở đâu?

11 tháng 12 2017

a) Ai học giỏi nhất lớp?
b) Cái gì khiến bạn chú ý?
c) Để làm vui lòng cha mẹ em phải làm gì?
d) Tình hình học tập của con thế nào ?

e)Bao giờ ông ngoại lên thăm nhà ta ?

g) Nhà hàng ở đâu ?

10 tháng 12 2017

Ám chỉ rằng mấy người chỉ được ở trong lọ thủy tinh nên không được biết nhiều về lễ bên ngoài còn tôi thì khác tôi đã đi rất nhiều nơi và làm rất nhiều thứ nên bây giờ tôi mới được như thế này đây . 

10 tháng 12 2017

bởi vì đất nung ko thể chảy ở nươc dc

10 tháng 12 2017

Cây đa đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đa dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp, trải qua bao thế hệ, cây vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương.

Trẻ con ngày xưa không đứa nào là không biết làm trâu từ lá đa, lá mít, chỉ cần một cái lá lành lặn, 2 sợi cỏ, sợi rơm là có được một con trâu để giật giật, tắc tắc và kêu “ọ, ọ” một cách khoan khoái. Thế nhưng, để làm được con trâu lá đa khỏe, để thi đấu với nhau, chọi với nhau mà không bị gãy đầu trước thì phải tìm cho được lá nào to nhất, cái lá đẹp nhất, xanh mướt hoặc vàng óng. Bên gốc đa làng, lũ trẻ hàng ngày chơi trận giả, hò hét tưng bừng và đuổi nhau chí choé. Và hẳn cho đến giờ, kỷ niệm về những trận chiến… trâu lá đa vẫn không mờ phai trong ký ức của những đứa trẻ lớn lên bên gốc đa già.

Ukan1RHx.jpg

Trâu lá đa nhờ thế cũng đã đi vào đời sống với những vần thơ:

Rồi một ngày trở lại gốc đa xưa.Nhìn lũ trẻ nô đùa, cuộn lá đa làm trâu chọiNgắm bầy chim giành nhau chùm quả đa đỏ ốiGió reo vui, mát rượi đồng chiều...

hay câu hát:

“Lá đa rụng trên bờ ao em biến chúng thành đàn trâu. A......a......a. Trâu lá đa, bé tí tẹo, cuống sỏ sẹo sợi rơm mùa. A........a........a. Que bắc vai, trâu đủng đỉnh đầu đung đưa hai tai vểnh. Vắt..........Vắt.........Vắt”.

Trẻ con ngày nay có quá nhiều đồ chơi, quá nhiều thứ để chơi nên ít được ra ngoài chơi với thiên nhiên. Trẻ con ngày nay có nhiều đứa cũng không biết con trâu lá đa, lá mít, bởi bố mẹ chúng vẫn cứ sợ cho con nhặt lá dưới đất là bẩn. Và đôi khi, cũng nhiều bố mẹ, muốn làm cho con một con trâu bằng lá đa, lá mít thì tìm mãi không ra cái… lá.

2qvstQsj.jpg

Văn hóa truyền thống dân tộc Việt chính là lời mẹ hát ru con, là tiếng hát đồng dao hồn nhiên của trẻ thơ, là những trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị. Các trò chơi dân gian như: trồng cây chuối, bịt mắt bắt dê, giật cờ, đánh chắt đánh chuyền… cũng đang dần bị “thất truyền”. Trong vài năm gần đây, các trường học đang bắt đầu sưu tầm khôi phục đưa trò chơi dân gian vào học đường. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy có muộn nhưng còn hơn không. Và biết đâu, lại có một ngày, trâu lá đa lại được những bàn tay nhỏ xíu, đáng yêu chăm bẵm, để rồi lớn cùng tuổi thơ.

Cây đa đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đa dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp, trải qua bao thế hệ, cây vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương.

Trẻ con ngày xưa không đứa nào là không biết làm trâu từ lá đa, lá mít, chỉ cần một cái lá lành lặn, 2 sợi cỏ, sợi rơm là có được một con trâu để giật giật, tắc tắc và kêu “ọ, ọ” một cách khoan khoái. Thế nhưng, để làm được con trâu lá đa khỏe, để thi đấu với nhau, chọi với nhau mà không bị gãy đầu trước thì phải tìm cho được lá nào to nhất, cái lá đẹp nhất, xanh mướt hoặc vàng óng. Bên gốc đa làng, lũ trẻ hàng ngày chơi trận giả, hò hét tưng bừng và đuổi nhau chí choé. Và hẳn cho đến giờ, kỷ niệm về những trận chiến… trâu lá đa vẫn không mờ phai trong ký ức của những đứa trẻ lớn lên bên gốc đa già.

Ukan1RHx.jpg

Trâu lá đa nhờ thế cũng đã đi vào đời sống với những vần thơ:

Rồi một ngày trở lại gốc đa xưa.Nhìn lũ trẻ nô đùa, cuộn lá đa làm trâu chọiNgắm bầy chim giành nhau chùm quả đa đỏ ốiGió reo vui, mát rượi đồng chiều...

hay câu hát:

“Lá đa rụng trên bờ ao em biến chúng thành đàn trâu. A......a......a. Trâu lá đa, bé tí tẹo, cuống sỏ sẹo sợi rơm mùa. A........a........a. Que bắc vai, trâu đủng đỉnh đầu đung đưa hai tai vểnh. Vắt..........Vắt.........Vắt”.

Trẻ con ngày nay có quá nhiều đồ chơi, quá nhiều thứ để chơi nên ít được ra ngoài chơi với thiên nhiên. Trẻ con ngày nay có nhiều đứa cũng không biết con trâu lá đa, lá mít, bởi bố mẹ chúng vẫn cứ sợ cho con nhặt lá dưới đất là bẩn. Và đôi khi, cũng nhiều bố mẹ, muốn làm cho con một con trâu bằng lá đa, lá mít thì tìm mãi không ra cái… lá.

2qvstQsj.jpg

Văn hóa truyền thống dân tộc Việt chính là lời mẹ hát ru con, là tiếng hát đồng dao hồn nhiên của trẻ thơ, là những trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị. Các trò chơi dân gian như: trồng cây chuối, bịt mắt bắt dê, giật cờ, đánh chắt đánh chuyền… cũng đang dần bị “thất truyền”. Trong vài năm gần đây, các trường học đang bắt đầu sưu tầm khôi phục đưa trò chơi dân gian vào học đường. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy có muộn nhưng còn hơn không. Và biết đâu, lại có một ngày, trâu lá đa lại được những bàn tay nhỏ xíu, đáng yêu chăm bẵm, để rồi lớn cùng tuổi thơ.

cho cái ha ae các bn

10 tháng 12 2017

- Tôi rất thích đi du lịch

- Tôi không thích đi du lịch

k cho mk nha

10 tháng 12 2017

tôi thích ăn gà rán

tôi ko thích ăn gà rán

nhớ k nha

10 tháng 12 2017

Ngày xưa, ở một làng nọ có một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Bà đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ và chật vật. Bà chỉ có độc một bộ quần áo màu đen đã cũ sờn, hai bên vai có vài mảnh chấp. Nhìn cái thân hình còm cõi, cái lưng còng đi vì thời gian, dáng đi chậm chạp, khuôn mặt khắc khổ của bà ai cũng thương cảm. Ấy vậy mà, hàng ngày, bà vẫn phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống. Thấy bà cụ đã yếu, bà con trong làng cũng thỉnh thoảng sang đỡ đần bà vài việc nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc bà cụ được. Bởi vậy, bà thường sống lầm lũi một mình.

Một hôm, trong lúc bắt tép mò cua, bà tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên bà đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.

Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, bà cũng tưởng hàng xóm thương mình già cả, côi cút nên sang giúp. Nhưng khi biết là không phải, bà quyết định tìm cho ra ai đã lén giúp mình.

Một ngày nọ, bà giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng bà cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. nàng có khuôn mặt tròn trịa phúc hậu như Vầng trăng tròn, đôi mắt đen và sáng lấp lánh, cái miệng nhỏ nhỏ hồng hồng rất xinh. Vẻ đẹp của nàng cảng thêm rực rỡ khi nàng khoát trên mình chiếc áo màu xanh đẹp đẽ và mền mại.  Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Bà hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Bởi bà không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, bà muốn cô gái sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Trước khi cô gái hết ngạc nhiên, bà cụ đã thuyết phục cô về ở với mình. Và từ đó đến nay,  bà sống hạnh phúc với cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình. Đúng là trời thương người. Bà lão ăn ở hiền lành nhân đức nên đã được hạnh phúc.

10 tháng 12 2017

Làng tôi một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Bà đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ và chật vật. Hằng ngày, bà phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống, rất tội nghiệp. Bà con trong làng cũng thỉnh thoảng sang đỡ đần bà vài việc nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc bà cụ được. Bởi vậy, bà thường sống lầm lũi một mình.

Bẵng đi một thời gian, tôi thấy lạ khi trong gian nhà hiu quạnh của bà cụ xuất hiện một cô gái xinh đẹp như tiên, tính tình hiền dịu và rất chịu thương chịu khó. Mọi việc trong nhà cô đều làm cho bà cụ. Bà vui lắm. Thấy chuyện lạ kì, tôi bèn sang hỏi thì được bà cụ kể lại rằng:

Một hôm, bà tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên bà đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.

Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, bà cũng tưởng hàng xóm thương mình già cả, côi cút nên sang giúp. Nhưng khi biết là không phải, bà quyết định tìm cho ra ai đã lén giúp mình.

Một ngày nọ, bà giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng bà cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. Đó chính là cô gái mà ta thấy ở nhà bà cụ sau này. Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Bà hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Bởi bà không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, bà muốn cô gái sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Trước khi cô gái hết ngạc nhiên, bà cụ đã thuyết phục cô về ở với mình. Và từ đó đến nay, bà sống hạnh phúc với cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình. Đúng là trời thương người. Bà lão ăn ở hiền lành nhân đức nên đã được hạnh phúc.