K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

tôi là *** nha ahihi cục ****

8 tháng 3 2018

là bức tranh biết bay

8 tháng 3 2018

Em thường ao ước có một cây viết máy như các bạn. Như đọc được ý nghĩ của em, hôm đi công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh về, bố mua cho em một cây viết hiệu Hero cực đẹp.

Cây viết dài độ mười lăm phân. Thân viết tròn như ngón tay giữa của mẹ, được làm bằng nhựa tổng hợp, nhẵn bóng. Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như viên phấn màu. Nắp viết bằng sắt mạ vàng óng ánh gắn thêm một que cài cũng mạ vàng dùng để cài vào túi áo hay vào chỗ để viết ở trong cặp sách.

Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng và dai dùng để đựng mực. Mỗi khi lấy mực em chỉ cần bóp dẹt cái ống sắt bọc ruột gà lại, nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả tay ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, dùng suốt cả ngày không hết.

Có thể nói rằng, từ khi có chiếc bút chữ viết của em đẹp hơn, mềm mại hơn. Những trang viết cũng sạch sẽ sáng sủa hơn hồi viết chiếc bút lá tre.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như hồi mới mua về: xinh xắn và còn rất mới. Mỗi lần viết xong bao giờ em cũng đậy nắp lại cẩn thận bỏ vào hộp viết, đặt lên vị trí các đồ dùng học tập ở giá sách.

8 tháng 3 2018

Chiếc bút máy của em mang nhãn hiệu "Hoa sen". Trên thân bút còn có hình hai bé thơ, tóc cài nơ và dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm". Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon, dài khoảng 13cm. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh cánh trả lấp lánh. Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại, nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực.

Chị gái em mua cây bút này tại siêu thị với giá 25.000 đổng để tặng em nhân ngày sinh nhật em tròn tám tuổi. Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của nhà máy Vãn phòng phẩm Hổng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp, được cô giáo khen. Các bạn ở lớp em, nhiều bạn có chiếc bút máy đẹp, mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm" như chiếc bút của em.

Em giữ gìn rất cẩn thận cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: "Bạn thân yêu ơi! Chúng mình cùng nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!".

8 tháng 3 2018

Một người không thể thiếu  trong mỗi gia đình , sự ấm cúng , sự thịnh vượng .Người cho tôi hình hài là mẹ , một người vợ đảm đang .

Mẹ có khuôn mặt thanh tú nổi trên đó là một làn da trắng trên khuon mất  mẹ.Cái mũi dọc dừa . Mỗi khi mẹ cười là một lần họ ra một hàm răng trắng như muối , đẹp như suối biển . Bàn tay mẹ đun đưa từng nét quạt gió , cho tôi ngủ bình yên từ thuở nhỏ . Ngoài ra , bàn tay mẹ cho tôi ăn , học , bé khi tôi khóc ( khi còn nhỏ nhé bạn ) , Mẹ còn có một mái tóc ngắn , xoăn ngang vai và thường buộc gọn sau gáy . 

Mẹ ơi ! còn không biết nói gì để cảm ơn mẹ nữa . Mẹ như một vì sao thắp sáng cho con  , mẹ là người mở cánh cổng dẫn đường con đi . Mẹ là ngọn gió của con suốt đời . Dù sau này con khôn lớn , trường thành , mẹ sẽ mãi là niềm hi vọng để con sống . Con sẽ học giỏi để không phụ sự kì vọng của mẹ

Mình là gái nhé , k cho mình , cậu có thể dựa vào đó mặc dù nó hơi ngắn

8 tháng 3 2018

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

HOK TỐT

8 tháng 3 2018

Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.

Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.

Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền với đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.

Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.

Tuổi thơ của em gắn liền với những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp.

8 tháng 3 2018

    Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.

Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.

Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền với đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.

Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.

Tuổi thơ của em gắn liền với những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp.

8 tháng 3 2018

                                                                                                    Bai lam

 Vao dau nam hoc ki hai.Me mua cho em mot quyen sach Tieng Viet 5 tap 2 rat dep.

 Bia cua quyen sach rat tuyet.Co hinh mot dong bang xanh tuoi,phia xa la mot vung bien bat ngat voi nhung con tau va dan chim hai au dang bay luon tren bau troi xanh biec.Tren ruong lua,la nhung co,bac nong dan dang lam viec cham chi.Nhung em be ngoi tren bai co rong dang khoac len minh chiec ao mau xanh ngat dang nhin ngam que huong cua minh.

 Lat sach ra, em thay co biet bao nhieu la bai tho,bai van hay.Kem theo do la nhung hinh anh sinh dong,giup em de hieu hon.Em doc di doc lai,doc mai ma khong thay chan.Tu nhung bai hoc bo ich cho den nhung bai van hay.Trong quyen sach nay co biet bao nhieu la dieu thu vi.Nhung ban chu nho tren nhung bai hoc giup en hoc bai.Nhung anh chang cau hoi trong moi bai hoc day em rat nhieu dieu moi la.Mot vai ban chu nho hoi kho tinh muon thu suc hieu biet cua em.Nhung khong phai lo lang vi da co chi chu thich thong minh giup do cho em roi.Nhung bai tho va bai van em rat thich co trong nhung quyen sach Tieng Viet 5 tap 2 nay.

 Em rat yeu quy quyen sach Tieng Viet nay.No da day cho em tieng me de cua minh.Doi khi em noi voi no rang:"Cam on sach nhe."

LUU Y:Bai van nay la minh tu nghi loi oc chu ko co chep mang dau nha.MInh la con gai nho k minh do.Cam on

8 tháng 3 2018

Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

   Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

   Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

   Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-quyen-sach-tieng-viet-5-tap-hai-cua-em-c117a17029.html#ixzz599tnCAj9

8 tháng 3 2018

Tả chiếc đồng hồ báo thức. Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.

Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.

Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.

Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.

mk là nữ nè 

8 tháng 3 2018

minh la nu nhe

8 tháng 3 2018

Bài 1:1. địa hình 
* Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
* Khác nhau : 
- Bắc mĩ : 
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. 
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. 
- Nam Mĩ : 
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi 
2. Sự phân bố dân cư : 
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển. 
* Khác: 
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt. 
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
3. Quá trình đô thị hóa : Qúa trình đô thị hóa ở trung Mĩ và Nam Mĩ xảy ra khi kinh tế chưa phát triển, Còn ở Bắc Mĩ thì quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa

8 tháng 3 2018

bÀI 2:so sánh thảm thực vật sườn tây, đông dãy An- đét ở độ cao 0- 1000m - Phía tây An-đét : Thực vật nửa hoang mạc. Vì phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven bờ xua khối nước nóng trên mặt xa bờ, do đó làm khí hậu khô, mưa ít -> hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc ở ngay độ cao 0 – 1000m. - Phía đông An-đét: Rùng nhiệt đới Vì phía đông do ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc mang hơi ẩm của dòng biển nóng Guy-a-na chảy ven bờ đông bắc đại lục Nam Mĩ, làm khí hậu nóng ẩm -> tạo điều kiện cho rừng rậm nhiệt đới phát triển từ độ cao 0 – 1000m. -> Phía tây An-đét, ít mưa. khí hậu khô hơn phía đông

8 tháng 3 2018

Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.

Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.

Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.

Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.

8 tháng 3 2018

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.

8 tháng 3 2018

Xin chào các bạn của thế kỷ 21!

Tôi là lá thứ đến từ tương lai của thần Demeter, một vị nữ thần thiên nhiên tôi có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Tôi đến với các bác bằng cỗ máy siêu thời gian. Vũ trụ tôi đang sống là so với các bạn là 1000 năm. Nhưng hiện hữu, vũ trụ nơi tôi sống vẫn còn đó những gánh nặng không thể trút bỏ được đó là nạn đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi cuộc sống của nhân loại chúng ta.

Nơi tôi đang sống, bệnh tật, chết chóc và hình ảnh những em bé vẫn đang hiện hữu ra hàng ngày.

Các bạn của thế kỷ 21 ạ, nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi lo lắng chúng ta có thể góp phần đẩy nhân loại vào tuyệt chủng trong tương lai. Môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu và tất cả chỉ là sa mạc toàn cát, thiếu nước, thiếu mọi thứ.

Cách đây không lâu, ông Philip Alston – đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề cực nghèo và nhân quyền – đang có chuyến đi khảo sát tại Mỹ, với các chặng dừng chân tại 4 bang, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico.

Theo báo Guardian (Anh), hành trình bắt đầu từ ngày 1/12 và tập trung vào những rào cản xã hội và kinh tế khiến giấc mơ Mỹ khó thành hiện thực đối với hàng triệu người dân nước này. Ông Alston cũng sẽ tìm hiểu nỗ lực chống nạn vô gia cư tại những nơi đặt chân đến.

Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có đến 41 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh đói nghèo. Sứ mệnh của LHQ nhằm chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, dù giàu đến đâu, cũng không tránh khỏi những tác động do tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng gây ra. “Nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tồn tại ở Mỹ dù đây là nước giàu” – ông Alston nhận định.

Không chỉ riêng với nước mỹ, mà nạn đói đang đe dọa các nơi. So với tất cả các khu vực khác trên thế giới thì châu Phi là lục địa chịu nhiều thiệt thòi nhất. Lý do là bởi trong khoảng thời gian quá dài người dân phải sống trong chế độ nô lệ và thực dân. Như vậy, nguyên nhân lịch sử có thể được kể đến cho những vấn đề về sau này.

Vậy người dân ở châu lục này đang phải hứng chịu những gì?

Theo số liệu được công bố cách đây 2 năm, con số nạn nhân chết vì đói ở 3 nước châu Phi là Somalia, Ethiopia và Kenya đã lên tới khoảng 11 triệu người. Những trẻ em ở các khu vực này đến các trại tị nạn của Liên Hợp Quốc ở phía Đông Bắc Kenya yêu cầu cứu trợ nhân đạo như lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm…

Không dừng lại ở dó, các quan chức quốc tế đã cảnh báo, 800.000 đứa trẻ có thể chết vì suy dinh dưỡng trên khắp các quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Eritrea, và Kenya.

Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng.

Có thể nói, chưa một khu vực nào trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đại dịch như ở châu Phi. Vào giữa năm nay, dịch bệnh Ebola bùng phát ở 5 nước Tây Phi và số người thiệt mạng đã vượt ngưỡng 5.000. Bệnh dịch có xu hướng lay lan nhanh đồng thời để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các nước Tây phi đã đối mặt với bệnh dịch này từ rất lâu, nhưng đến năm nay, dịch bệnh bùng phát mới khiến người dân cực kỳ hoang mang và lo sợ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi thế giới dành nhiều nguồn lực mới để thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu phát triển y tế, đặc biệt nhằm vào các bệnh hiện tác động nguy hại ở các nước đang phát triển. Bởi theo WHO, các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, sẽ phải trả cái giá rất đắt bằng sự hoành hành của những loại bệnh tật nguy hại với sức khỏe con người.

Trước khi WHO lên tiếng kêu gọi gia tăng nguồn lực y tế cho các nước đang phát triển thì cả thế giới đã biết tới khái niệm gọi là các bệnh dịch do nghèo đói. Đó là các bệnh dịch thường xuất hiện hơn ở những nước nghèo và người nghèo mà trong nhiều trường hợp nghèo đói là nguy cơ hàng đầu dẫn tới các bệnh dịch này, hay nói cách khác là bệnh dịch sinh ra từ nghèo đói.

Hiện có 3 loại bệnh dịch chủ yếu của sự nghèo đói, thiếu điều kiện chăm sóc y tế là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Các quốc gia đang phát triển chiếm 95% bệnh nhân AIDS toàn cầu, 98% trường hợp lây nhiễm lao chủ động và 90% trường hợp tử vong vì sốt rét xảy ra tại châu Phi hạ Sahara. Tổng cộng, 3 bệnh dịch này chiếm tới 10% trường hợp tử vong trên toàn cầu.

Những loại bệnh dịch khác như sởi, viêm phổi, tiêu chảy… cũng liên quan tới nghèo đói. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ tại các nước đang phát triển chiếm tới 98%. Tính ra, các bệnh dịch vì sự nghèo đói giết hại xấp xỉ 14 triệu người mỗi năm trên thế giới.

WHO cũng ước tính rằng, hiện có khoảng 1 tỷ người nghèo nhất thế giới đang chịu đựng các bệnh mà tổ chức này gọi là “Bệnh nhiệt đới bị lãng quên” như sốt xuất huyết, bệnh dại, giun chỉ, bệnh phong… Điều đáng nói là mặc dù chi phí dự phòng chỉ có 0,5 USD/người nhưng do những người mắc bệnh là người nghèo ở nước nghèo nên không có điều kiện ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh mà lẽ ra hoàn toàn có thể khống chế được.

Trong lúc này, tôi cho rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của xã hội là một việc làm dũng cảm và đúng đắn. Mỗi một cá nhân không nên sống tách biệt với xã hội loài người mà ngay từ hôm nay chúng ta hãy bắt tay hòa mình với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giảm bệnh tật từ chính trong nơi chúng ta đang sống.

Mỗi bạn nên học cách tiết kiệm không lãng phí, không xả rác ra môi trường, nói không với những hành vi hủy hoại môi trường. Ở tuổi của các bạn làm được điều đó chúng ta đã góp phần nhỏ bé làm giàu cho nhân loại của chúng ta, giảm bệnh tật, đói nghèo.

Chào thân ái!

Ký tên: Demeter

8 tháng 3 2018

Xin chào!

Mình xin tự giới thiệu, mình tên là: iMail - một bức thư điện tử thông minh từ thế kỷ 31 trên hành tinh Namêk, một hành tinh trong truyền thuyết. Mình đã đi một quãng đường khá xa để đến được Thái dương hệ này bằng bước nhảy Bpha của cỗ máy thời gian Gôcu.

Đừng ngạc nhiên về khả năng nói chuyện của mình vì thư điện tử thông minh đều như thế ở thế kỷ 31.

Hôm nay mình đến đây để thông báo với bạn rằng: có một căn bệnh thế kỷ mới sắp hình thành. Nó làm cho loài người trên hành tinh này hoàn toàn tuyệt chủng.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, con người nhìn thấy rằng: chiến tranh sẽ làm cho nhân loại bị hủy diệt, ô nhiễm môi trường sẽ làm phát sinh nhiều loại bệnh tật, làm tuổi thọ của con người giảm đi.

Do đó, họ ký với nhau một hiệp ước “không vũ khí hủy diệt, không làm ô nhiễm môi trường”, nước nào vi phạm thì người đứng đầu bị cách chức và chịu hình phạt thích đáng. Vì thế, 8 hành tinh trong những thế kỷ tới rất phồn vinh và thịnh vượng.

Tuy nhiên, sự phồn thịnh không đem lại nhiều lợi nhuận cho những kẻ muốn làm bá chủ, nên họ đã bắt ép các nhà khoa học, ra lệnh cho họ âm thầm phát triển một loại siêu virus có khả năng làm tê liệt đối thủ. Đặc điểm của loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể người nó sẽ làm não bộ tạm thời ngừng hoạt động, mặc dù tim vẫn đập bình thường.

Trải qua, 60 năm tiến hóa và trưởng thành theo đúng quy trình, cuối cùng nó cũng phá được siêu kháng sinh và xâm chiếm lại các chức năng trước đây nó từng ngự trị. Không những thế, thời gian làm tê liệt con mồi cũng nhanh hơn, chỉ cần trong 24 giờ là tê liệt vĩnh cửu. Tốc độ lây lan cũng tăng lên đáng kể, làm cho loài người và các loài động vật máu nóng rơi vào trạng thái nằm im chờ chết, không có thuốc chữa.

Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi nạn tuyệt chủng thì ngay từ bây giờ bạn hãy giúp tôi kích hoạt lại thông điệp "đừng làm giàu trên nỗi đau nhân loại" đến tất cả mọi người trên thế giới. Trong quá trình đến đây tôi đã bị vô hiệu chức năng tự gửi thông điệp rộng rãi.

Đừng bao giờ tạo ra một bệnh dịch để rồi bán vắc xin, hoặc tạo ra căn bệnh mới rồi bán thuốc trị. Đó là một sự độc ác không thể tha thứ. Hành tinh này vẫn còn các căn bệnh chưa có thuốc trị như: ung thư, tham nhũng, chiến tranh,… vì vậy đừng gieo thêm cái ác vào thế giới này nữa. Đừng, đừng bao giờ nhé!

8 tháng 3 2018

A) TRỌNG TÀI ( VỀ THỨ NHẤT ) , VẬN ĐỘNG VIÊN ( VẾ THỨ HAI)

CHÚC BN HỌC TỐT!!!!!!

Cảm ơn bạn nhiều