K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2

văn bản đây ạ

14 tháng 2

văn bản đâu rồi bạn ơi. Không có văn bản sao tụi mình làm được

14 tháng 2

C1: thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

C2: Bài thơ "Bánh trôi nước" được viết theo luật trắc vì nó có nhiều thanh trắc và mang phong cách mạnh mẽ, dứt khoát, phù hợp với nội dung thể hiện thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

(B; Bằng: dấu huyền và không có dấu, T: Trắc: Các dấu còn lại)

C3: Bài thơ "Bánh trôi nước" gieo vần chân, vần liền ở câu 2 và 4, giúp tạo nhịp điệu hài hòa và nhấn mạnh ý nghĩa của bài thơ.(non-son)

C4:

  • Câu 1 (B - B - T - B - T - B - B) niêm với câu 3 (T - T - B - B - T - T - T) (B – T, T – B, B – B → đúng luật)
  • Câu 2 (T - T - B - B - T - B - B) niêm với câu 4 (B - B - T - B - T - B - B) (T – B, B – T, B – B → đúng luật.

C5:

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều bất công, số phận lênh đênh, phụ thuộc vào lễ giáo hà khắc. Họ không có quyền tự quyết định cuộc đời mình, cam chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân và cuộc sống. Tuy nhiên, dù chịu nhiều đau khổ, họ vẫn giữ được phẩm chất thủy chung, giàu yêu thương và kiên cường. Dù xã hội đã đổi thay, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ vẫn luôn đáng trân trọng.

C6:1.Dù bị vùi dập, chìm nổi theo số phận, người phụ nữ trong Bánh trôi nước vẫn kiên cường giữ trọn phẩm giá, như ngọn lửa nhỏ bền bỉ cháy trong giông bão cuộc đời.

2.Số phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước thật nhỏ bé và mong manh, lênh đênh giữa dòng đời đầy bấp bênh, nhưng vẫn tỏa sáng với tấm lòng son sắc, thủy chung đáng trân trọng.

một trong hai câu đó tùy bạn



14 tháng 2

Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 40 km/ giờ, đến B nghỉ 30 phút. Lúc về, đi với vận tốc 25 km/ giờ. Biết thời gian cả đi lẫn về và nghỉ là 5 giờ 40 phút. Tính quãng đường AB?

14 tháng 2

Ok

ĐỀ SỐ 9Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:      "(1) Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó.Thế...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 9

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

      "(1) Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó.

Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có một dinh thự lỗng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng...Không chịu được sự "bất công" đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai...

(2) Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

(3) Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ".

(Trích: Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

*Câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn (1).

Câu 2. Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng "mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó"?

Câu 3: Trong đoạn văn (1) người đàn ông ước những gì? Kết quả ra sao? Em có suy nghĩ gì về ước mơ cuối cùng của người đàn ông trong câu chuyện?

Câu 4: Theo em, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục?

Câu 5: Việc trích dẫn đoạn văn (1) có tác dụng gì trong lập luận của ngữ liệu trên?

Câu 6. Em rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao?

CỨU TOIII PLSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSS


0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?- Cháu tên là Ngoan.- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!Mặt cậu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

 Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm, cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

Câu 1) Em hãy viết bài văn phân tích tác phẩm truyện

Câu 2) Từ văn bản và thực tế đời sống em hãy viết đoạn văn 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của em về cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống

0
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá tính thuyết phục của văn bản Cái đẹp trong truyện ngắn “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp. Bài đọc: CÁI ĐẸP TRONG TRUYỆN NGẮN MUỐI CỦA RỪNG CỦA NGUYỄN HUY THIỆP        […] Trước hết là sự thức tỉnh của nhân vật trước vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên.        Truyện mở đầu bằng khung cảnh thiên nhiên “vừa...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá tính thuyết phục của văn bản Cái đẹp trong truyện ngắn “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp.

Bài đọc:

CÁI ĐẸP TRONG TRUYỆN NGẮN MUỐI CỦA RỪNG CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

       […] Trước hết là sự thức tỉnh của nhân vật trước vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên.

       Truyện mở đầu bằng khung cảnh thiên nhiên “vừa trang trọng, vừa tình cảm”: “Cây cối nhú lộc non.”, “Rừng xanh ngắt và ẩm ướt.”. Và cái nhã thú của người kể chuyện “được đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần”. Chỉ cần ba câu văn ngắn gọn, người kể chuyện đã gợi cho người đọc một không gian rất gần gũi, thân thuộc với con người. Thế nhưng không gian ấy dường như đối lập với suy nghĩ của ông Diểu, nhân vật chính trong truyện.

       Đọc truyện, người đọc không khỏi ám ảnh cảnh đi săn của ông Diểu. Khi thiên nhiên căng tràn sức sống, xanh tươi, mưa xuân ấm áp, rừng ẩm ướt cũng là thời điểm ông Diểu chọn đi săn và xem đó là cái thú đáng sống. […] Xưa nay, con người luôn có khát vọng chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, khẳng định sức mạnh và lòng quả cảm của con người. Thế nhưng tàn sát, hủy hoại thiên nhiên ấy lại là tội lỗi. Tiếng gọi buồn thảm, đau đớn của khỉ đực, tiếng rú thê thảm của khỉ con dưới vực sâu xoáy vào lòng người đọc tiếng gọi của rừng sâu, ám ảnh người đi săn. Điều đáng quý, nhà văn đã để cho nhân vật tự nhận thức vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên qua dòng tâm trạng của nhân vật. […] Sự đa dạng của các loài muông thú: chim xanh, gà rừng, khỉ, sự hùng vĩ của núi non, hang động, sự tĩnh lặng của rừng xanh, sự quấn quít của ba con khỉ đối lập với tiếng súng săn dữ dội, tiếng kêu buồn thảm của khỉ đực, tiếng rú kinh hoàng của khỉ con đã đánh thức ông: “Ông Diểu sợ hãi run lên.”, “Chân tay ông rủn ra, giống cảm giác như người vừa mới làm xong việc nặng.”. Nhận ra thiên nhiên giản dị và đẹp cũng là lúc ông ý thức được hành động vừa làm điều ác của chính mình. Rõ ràng cái đẹp của thiên nhiên không chỉ đánh thức mĩ quan mà còn khơi dậy nhận thức, suy nghĩ tích cực của ông Diểu về vẻ đẹp của chính nó.

       Vẻ đẹp của sự hướng thiện

       Đi săn vào một ngày xuân đối với ông Diểu là điều đáng sống, là cơ hội để ông Diểu “khoe” cái sự dẻo dai, nhanh nhẹn và lòng dũng cảm của mình ở tuổi sáu mươi. Thế nhưng khi hạ gục được con mồi, ông Diểu lại hoảng sợ nghĩ mình đang làm điều ác. Chứng kiến sự hoảng loạn của đàn khỉ, khỉ cái liều mạng quay lại cứu khỉ đực ông Diểu day dứt: “Ông sẽ chết trước hai năm nếu bắn khỉ cái.”. Ông Diểu đã tha cho khỉ cái vì sự cuồng nhiệt hi sinh, bởi lòng cao thượng của nó. Gặp lại con khỉ đực ông vừa mới bắn đang nằm trên ngọn đá phẳng lì và khá chông chênh, nhìn khỉ đực bị thương giương ánh mắt cầu khẩn về phía mình, ông Diểu thương hại vơ nắm cỏ Lào vò nát, nhai kĩ đắp vết thương, cởi quần lót bó vết thương cho khỉ đực. Ông Diểu vừa bế khỉ đực vừa tìm đường xuống núi với ý nghĩ sẽ bắt con khỉ đực về, mặc cho ông phải bỏ lại quần áo. Nhưng khi thấy khỉ cái lẽo đẽo đằng sau, lầm lũi xuyên rừng, ông Diểu thấy lòng buồn tê tái, sống mũi cay cay. Ông đã quyết định phóng sinh khỉ đực, rẽ sang lối đi khác. Điều gì đã khiến nhân vật hướng thiện nếu không phải là tình yêu? Cái đẹp của thiên nhiên có khả năng gợi cho nhân vật thấy được bản chất của chính mình nơi thiên nhiên, gợi cho nhân vật những rung cảm trước tạo vật và ý thức trách nhiệm của mình trước thiên nhiên. Hành động tha cho khỉ cái, phóng sinh khỉ đực của ông Diểu là minh chứng cho sự hướng thiện, tình yêu đối với thiên nhiên và tình yêu cuộc sống của nhân vật.

       Cái đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người

       Truyện kết thúc bằng hình ảnh ông Diểu trở về nhà qua lối đi khác: “Lối đi đầy bụi gai, nhưng loài hoa tử huyền nhiều không kể xiết.”, “Hoa tử huyền màu trắng, vị mặn, nhỏ như đầu tăm ba chục năm kết muối một lần, điềm báo may mắn, đất nước thanh bình.”. Lối đi khác mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thay đổi nhận thức và hành động của nhân vật. Loài hoa tử huyền mang ý nghĩa biểu tượng cho những điều tốt đẹp. Một người như ông Diểu khao khát chinh phục tự nhiên, ý thức được vẻ đẹp của thiên nhiên, có tấm lòng hướng thiện sẽ đón nhận những điều tốt lành trong cuộc đời.

       Khép lại trang truyện “Muối của rừng” (Nguyễn Huy Thiệp) người đọc không còn ám ảnh bởi cảnh đi săn của ông Diểu mà chỉ thấy quá trình thay đổi nhận thức và vẻ đẹp trong tâm hồn của của nhân vật yêu thiên nhiên, hướng thiện, có niềm tin vào những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp trong tâm hồn ông Diểu xét cho cùng cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn người kể chuyện. Đó cũng là ý nghĩa vẻ đẹp trong truyện ngắn “Muối của rừng”.

(Chu Thị Hảo, đăng trên taodan.com.vn, bài đăng ngày 18/9/2024)

0
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá nội dung hai đoạn trích sau. Bài đọc: * Đoạn trích 1: Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự Tôi đều nhận thấy trên môi em Làn môi mong mỏng tươi như máu Đã khiến môi tôi mấp máy thèm *** Từ lúc tóc em bỏ trái đào Tôi chừng cặp má đỏ au au Tôi đều nhận thấy trong con mắt Một vẻ ngây thơ và ước ao *** Lớn lên, em đã biết làm duyên Mỗi...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá nội dung hai đoạn trích sau.

Bài đọc:

* Đoạn trích 1:

Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự
Tôi đều nhận thấy trên môi em
Làn môi mong mỏng tươi như máu
Đã khiến môi tôi mấp máy thèm

***
Từ lúc tóc em bỏ trái đào
Tôi chừng cặp má đỏ au au
Tôi đều nhận thấy trong con mắt
Một vẻ ngây thơ và ước ao
***
Lớn lên, em đã biết làm duyên
Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng
Nghe nói ba em chưa chịu nhận
Cau trầu của khách láng giềng bên.

(Hàn Mặc Tử, Gái quê, NXB Hội nhà văn, 1995)

* Đoạn trích 2:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn.
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có giậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
***
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng…
Có con bướm trắng thường sang bên này.
Bướm ơi, bướm hãy vào đây!
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi…
Chả bao giờ thấy nàng cười,
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.
Mắt nàng đăm đắm trông lên…
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi!

(Nguyễn Bính, Người hàng xóm, 90 bài thơ tình chọn lọc, NXB Văn học)

0