K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

Năm 1429, Lê Lợi đã xuống chiếu yêu cầu “những người văn võ hào kiệt hoặc bị bỏ sót trầm trệ, không có chức tước, không ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén che giấu thì đến ngay chỗ thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến cử, xét ra thực có tài đức thì tấu trình để cất dùng, không kể là ngụy quan hay là sĩ thứ, lấy tài đức là hơn”(1). Vua mở ra khoa thi minh kinh bác học để chọn người tài giỏi, thông thạo kinh sử, đồng thời bắt các quan văn võ từ tứ phẩm trở xuống phải thi kinh sử. Đến năm 1431, vua lại cho mở khoa thi hoành từ để chọn những người văn hay, học rộng bổ làm quan. 

Bằng những chiếu dụ đó, mặc dù Lê Lợi chưa mở được các khoa thi tiến sĩ nhưng ông đã tập hợp được một tầng lớp nho sĩ trí thức tiến bộ giúp triều đình dựng nước, an dân, ổn định xã hội sau nhiều năm binh lửa chiến tranh. 
Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, Lê Thái Tông (1434-1442) đã không ngừng củng cố nhà nước phong kiến mới được hình thành bằng cách tăng cường đào tạo con cháu các quan văn võ từ lục phẩm trở lên, các quan phù đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn thông qua hình thức ưu tiên lập danh sách, cho đến Quốc Tử giám đọc sách chờ tuyển dụng. Cùng với việc sử dụng con em trong gia đình quan lại, quý tộc, vua cũng tổ chức ngay cuộc thi học sinh trong nước, lấy đỗ hơn 1.000 người và chia làm 3 hạng: hạng nhất, nhì được vào Quốc Tử giám tiếp tục học tập, hạng ba cho về học ở các nhà học địa phương, tất cả đều được miễn lao dịch để toàn tâm, toàn ý học tập. Những nho sinh ở các nhà lộ học từ 25 tuổi trở lên mà thi không đỗ phải về quê làm dân thường và chịu mọi lao dịch. Năm 1437, vua cho khảo sát thi viết và tính lấy đỗ 690 người bổ làm thuộc lại các nha môn. Nối theo chí hướng một lòng cầu hiền và hết mực sùng nho, trọng đạo của tiền nhân, Lê Thái Tông vẫn ngày đêm tìm kẻ anh tài, dùng người tuấn kiệt và ông nhấn mạnh muốn có người giỏi trước hết phải chọn người văn học, trong đó lấy khoa mục, thi tuyển làm đầu. 
Sau 10 năm hòa bình, ổn định, vua Lê Thái Tông quyết tâm thúc đẩy việc học hành thi cử vì chỉ có thông qua thi tuyển mới chọn được người thực tài, đó là một nhân tố rất quan trọng giúp nhà vua dựng xây đất nước. Năm 1438, vua cho tổ chức thi hương ở các đạo, năm 1439, thi hội tại sảnh đường kinh đô, ai trúng kỳ thi hội được gọi là tiến sĩ xuất thân (đỗ tiến sĩ được ra làm quan). Vua cũng định lệ 3 năm mở 1 khoa thi. 
Năm 1442, vua mở khoa thi đình tại kinh đô Thăng Long cho những người thi hội đã đỗ 4 trường. Đề thi do nhà vua đích thân ra, ai đỗ kỳ thi này được gọi là tiến sĩ và chia ra 3 bậc. Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ gồm 3 người xuất sắc nhất được vinh danh tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân được gọi là hoàng giáp và cuối cùng là đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân được gọi là tiến sĩ. Cách phân cấp này gần giống như dưới thời vua Trần Duệ Tông (1374) nhưng cụ thể, tỉ mỉ hơn, đánh giá trình độ tiến sĩ xác đáng hơn. 
Ở buổi đầu thời Lê sơ, vua tôi chăm lo việc nước, chú trọng việc học hành thi cử, nhiều nhân tài được thể hiện và trọng dụng, tạo ra nền tảng vững vàng cho đất nước phát triển. Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi (1460-1497), việc học hành khoa cử càng được đề cao, nhà nước phong kiến Đại Việt bước vào giai đoạn cực thịnh. 
Nhằm kiểm soát chặt chẽ đạo đức của nho sinh và củng cố lòng trung thành của quan lại với nhà nước phong kiến, năm 1462, vua Lê Thánh Tông đặt ra lệ “bảo kết hương thí” và “cung khai tam đại”. Quy định này yêu cầu các sĩ tử muốn tham dự các kỳ thi phải có sự đảm bảo và cam kết của quan lại địa phương về tư cách của thí sinh, đồng thời mỗi thí sinh phải có một bản khai lý lịch 3 đời. Nếu ai xuất thân trong những gia đình làm nghề cầm ca hát xướng thì không được dự thi. 
Quy chế tuyển chọn từ địa phương này đã chặt chẽ hơn trước và góp phần ổn định trật tự xã hội bởi vì nó đã loại bỏ được những người yếu kém về nhân cách và bắt buộc các gia đình muốn cho con cháu được học hành tấn tới thì phải tự giác chấp hành những quy định của nhà nước và của hương thôn, làng xã. Người nào bị xếp vào loại bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa thì tuy có học vấn, giỏi văn bài cũng không được tham dự các kỳ thi. Tiếc rằng, quy định mang tính tích cực đó của Lê Thánh Tông sau này đã bị các quan lại địa phương lợi dụng để nhũng nhiễu người dân, mặt khác quy định đó cũng thể hiện những hạn chế vì nó đã phân biệt đẳng cấp quá khắt khe, coi thường những người làm nghề ca hát và có nhiều trường hợp ông, cha làm sai mà con con cháu phải gánh tội nên có nhiều nhân tài lỡ mất cơ hội cống hiến cho dân, cho nước.

13 tháng 3 2018

Giáo dục thời Lê Sơ phát triển, vì:

-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.

-Thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người tài. Tuy nhiên hạn chế những quy định khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

-Khi nghiên cứu luôn đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

-Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.

-Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật.

-Có những chính sách đãi ngộ học tập.

-Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt giáo dục đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

13 tháng 3 2018

1. Tả về gia đình em

Mỗi người sinh ra đều có gia đình của mình. Đó là nơi là chúng ta cất tiếng khóc chào đời, nơi có cha mẹ, anh chị em luôn đồng hành cùng chúng ta trên mỗi bước đường đời. Gia đình chính là nơi niềm tin và tình yêu thương được đặt trọn vẹn.

Gia đình em có 6 người gồm ba mẹ và 4 chị em em. Em có hai chị và một anh trai. Chị cả em đã ra trường và đi làm. Chị hai của em đang học đại học Ngoại thương năm thứ 2. Anh ba của em học lớp 10. Và em năm nay học lớp 2. Gia đình đông anh chị em rất vui và hạnh phúc. Em là con út nên được ba mẹ và anh chị yêu chiều.

Ba em làm kỹ sư điện trong một công ty nên phải đi lên miền núi thường xuyên. Mẹ em làm giáo viên nên đi dạy suốt, nhưng em rất vui vì là học trò của mẹ, được mẹ chỉ bảo rất nhiều.

Mỗi lần mẹ em đi chợ về, anh ba bao giờ cũng phần quà bánh cho em nhiều hơn. Chị cả thì một năm về được có một lần vào dịp Tết. Bởi vậy em rất nhớ và mong chị về thường xuyên. Chị hai thì vài tháng mới về một lần. Ở nhà chơi với em chỉ còn anh ba. Nhưng anh cũng đi học suốt nên em chới với mấy bạn hàng xóm.

Ba em thường xuyên đi công tác xa nhà, cũng ít về thăm nhà. Gia đình bao giờ cũng chỉ có 3 mẹ con quây quần bên mâm cơm. Mỗi lần có ba về là không khí gia đình rộn ràng, vui tươi hơn hẳn. Đặc biệt khi gia đình em có đủ 6 người thì lúc đó mới thực sự hạnh phúc và vui vẻ đến vô cùng. Tiếng cười của gia đình em dường như lan sang cả nhà hàng xóm bên cạnh. Nhưng cả nhà em đều không quan tâm vì ai cũng thấy niềm vui được sum vầy là điều thực sự nên trân trọng.

Mặc dù gia đình em ít khi mới được đông đủ nhưng tình yêu mọi người giành cho nhau vẫn luôn đong đầy và thật hạnh phúc. Ai cũng ý thức được điều này và trân trọng tình cảm này hơn.

2. Tả hoa hồng

Bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng vẻ đẹp riêng, mùa hè đến với những hàng cây xanh rộn vang tiếng ve cùng những đóa hoa phượng rực lửa, mùa xuân về với cành đào, cành mai xinh đẹp bắt mắt. Mỗi loài hoa đều mang một phong thái một màu sắc một hương thơm riêng nhưng có lẽ loài hoa em yêu thích nhất lại là hoa hồng.

Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng. Hoa hồng có nhiều loại: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch, hoa hồng tỷ - muội, hoa hồng đen,… nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao quý, xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.

Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, nhẹ như lông vũ. Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng. Bông hồng khi chưa nở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy, còn khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình. Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều. Hoa hồng đẹp là vậy nhưng ai không biết và không cẩn thận khi chạm vào sẽ bị những chiếc gai nhọn tấn công và gây thương tích.

Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau, nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết. Hoa hồng bắt nguồn từ Ả - Rập Xê - Út xa xôi, sau đó lan ra các nước trong đó có châu, châu Á và rất nhiều nước trên thế giới.

Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp cùng mùi hương nồng nàn, cũng bởi hoa hồng có rất nhiều tác dụng. Ví như hoa hồng bạch được coi là một loại dược liệu rất tốt, nó có thể giảm ho và giúp cho chúng ta dễ ngủ, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của hoa hồng mà chúng ta có thể sử dụng. Tết đến xuân về ngoài những cành hoa đào, hoa mai - biểu tượng của ngày tết, vẫn có rất nhiều người muốn mua một bông hồng để chơi Tết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại càng ưa chuộng những nàng công chúa kiêu kì ấy. Hè về, hoa hồng lại càng thêm kiều diễm dưới ánh nắng mặt trời và sau mỗi trận mưa rào trắng xóa chợt đến rồi chợt đi, bộ cánh hồng thắm của các nàng lại được dát thêm một lớp pha lê tinh xảo. Nàng tiên mùa hạ tinh nghịch rời đi là lúc nàng tiên mùa thu dịu dàng hiền thục bước đến mang theo ánh nắng vàng ngọt ngào như mật ong cùng bầu trời xanh trong, cao vời vợi. Những nàng tiểu thư hoa hồng đã không còn được xinh đẹp như khi mùa hạ đến hay khi mùa xuân về nữa mà những chiếc lá từ từ chuyển sang màu vàng úa, rồi khi những cơn gió bấc tràn về với cái lạnh cắt da cắt thịt thì các bông hoa hồng cũng chẳng thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt mà héo tàn.

Ở những nước châu có một loại hoa hồng có thể chịu được những trận bão tuyết vùi dập mà vẫn có thể kiêu hãnh nở hoa, hay ở những sa mạc nóng bỏng cũng có loại hoa chịu được cái nóng khắc nghiệt. Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà, có thể cắm vào bình thủy tinh cùng những loại hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòng khách đều tôn lên vẻ kiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng. Nhưng cũng có thể cắm hoa hồng vào các giỏ nhỏ treo trên tường trông cũng rất thanh lịch và tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái khi bước vào. Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.

Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp ấy nở đỏ thắm.

3.Tả cây ăn quả

Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích. Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.

Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.

Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa.

Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ. Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu.

Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.

>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 4: Tả cây chuối vườn nhà em

Bài tham khảo 8

Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.

Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.

Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.

Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.

4.Tả về cây bóng mát

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

13 tháng 3 2018

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

13 tháng 3 2018

Đầu năm học mới, mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập, trong đó em thích nhất là cây thước nhựa màu trắng thật đẹp.

Cây thước dài gần hai gang tay của em, còn bề rộng khoảng ba phân, thước được làm bằng nhựa trắng trong rất cứng cáp. Nổi bật trên cây thước là dòng chữ ghi hiệu thước: Kim Nguyên màu xanh càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho cây thước. Thước còn được chia từng xen – ti -mét rất chính xác giúp em đo độ dài dễ dàng. Có thước tiện lợi biết bao! Cùng với cây bút chì thân quen thước giúp em gạch hàng ngay ngắn, vẽ mĩ thuật, đóng khung,…Nhờ có thước nên các bài làm, bài tập của em trông rất ngay hàng thẳng lối và thường được cô giáo khen. Vì thế mỗi khi sử dụng xong em đều cẩn thận cất thước vào trong cặp ở ngăn đựng dụng cụ học tập và em không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn hay làm thước bị trầy xước. Thỉnh thoảng nhìn lại thước vẫn mới như ngày nào em cảm thấy tự hào vì tính cẩn thận của mình.

Em rất thích cây thước này , hằng ngày thước cùng em đến lớp nghe cô giáo giảng bài, cùng em học tập. Em tự nhủ sẽ giữ gìn thước cẩn thận để có thể dùng vào năm học sau.

Bài làm 2

Vào đầu năm học mới mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập mới. Sách, vở, cặp, bút…và nhiều đồ dùng quý giá, em rất thích chúng , trong đó có em thích nhất là chiếc thước kẻ mẹ tặng.

Chiếc thước kẻ dài 30cm, được làm nguyên liệu từ nhựa mi-ca . Nó có màu trong suốt còn rất mới và long lanh. Chiếc thước kẻ này giúp đỡ em rất nhiều trong môn toán . Được nhà sản xuất in phun khoảng cách đo rất rõ nét màu đen đậm và hằn không bị mờ theo năm tháng. Đó là điều mà em rất thích và yêu quý chiếc thước kẻ này.

Mặc dù trông nó rất giản dị không lòe loẹt như những chiếc thước của các bạn nhưng ai cầm vào cũng đều khen đẹp và cũng thích mượn nó khi học toán. Đó là điều em cảm thấy vui và phấn khởi khi moi người mượn nó. Lúc đó em luôn thầm cảm ơn mẹ thật tuyệt vời khi đã tìm được cho em một người bạn đồng hành hữu ích trong học tập.

Em rất yêu quý nó. Và sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc thước kẻ xinh xăn mà mẹ tặng cho.

13 tháng 3 2018

Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to.

Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!

Trải qua đã gần bốn năm rồi, bàn và ghế - người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.

13 tháng 3 2018

- Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập.

-   Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức:

  • Đối với trẻ khuyết tật: có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn... Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.
  • Đối với trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
    • Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.
    • Học ở trung tâm vừa học vừa làm.
    • Tự học qua sách báo, bạn bè...
    • Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy.
13 tháng 3 2018

-   Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập.

-   Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức:

+ Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn... Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.

+ Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:

  • Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.
  • Học ở trung tâm vừa học vừa làm.
  • Tự học qua sách báo, bạn bè...
  • Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy.
13 tháng 3 2018

mk cx bt nhiều bn trên nx mk nghĩ như vy dúng là ko dc 

13 tháng 3 2018

Việt Best Murad 

Miyuki Misaki 

Cô nàng cự giải

Hoả Long Natsu

Phùng Minh Quân 

Miku 

13 tháng 3 2018

Nguyễn Trãi thân yêu

Bao năm xa cách

Vẫn không đổi thay

Vẫn hàng ghế đá

Vẫn cây bàng già

Sẽ mãi khắc ghi 

Ngôi trường dấu yêu

Bn thấy sao

19 tháng 9

Chẳng muốn làm thơ/Vì chẳng có mực/không nghĩ ra gì/Nên không làm luôn.

13 tháng 3 2018

ó lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.

Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày,bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.

Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.

Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây". Ông ơi! Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.

13 tháng 3 2018

Trong khu vườn nhà em có nhiều loài cây ăn quả, trong đó cây cam do chính tay ông nội em trồng, mỗi mùa ra quả cây cam trĩu quả và cho những quả cam ngọt, bổ dưỡng.

Cây cam được ông nội em trồng trong vườn là giống cam sành, cây trưởng thành cao tầm hai mét và cành lá sum suê xanh ngát. Lá cam dày khi còn non có màu xanh nhạt, khi lá già có màu xanh đậm, mùi lá non đặc trưng thơm thơm, nồng nàn. Lá cam vẫn được dùng làm dầu gội đầu rất tốt.

Cây cam được chăm sóc, tưới phân đầy đủ nên cây nào cũng sai quả, với những cây có quá nhiều quả ông em phải chống thêm cây để không bị đổ ngã. Khi đến mùa ra hoa, hoa cam trắng xóa cả vườn, mùi hương của hoa lan tỏa thơm ngát cả khu vườn, thu hút rất nhiều côn trùng đến. Khi dưới gốc gây đã rụng nhiều cánh hoa là lúc cam bắt đầu kết trái, thời gian đầu cam chỉ nhỏ bằng viên bi, dần dần bằng quả cà chua. Càng lớn quả càng bóng mượt và xanh đậm. Một cây hàng năm cho ra hàng trăm quả cam có năng suất rất cao.

Khi chín quả cam sẽ ngả sang màu vàng, vỏ ngoài mọng nước, ăn chua ngọt và có nhiều nước. Những ngày hè giải nhiệt bằng cam rất ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe, cam còn cung cấp vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể thích hợp với những người ốm mới dậy và cần bồi bổ sức khỏe. Cam còn giúp có làn da tươi trẻ và tràn đầy sức sống.

Những quả cam không chỉ được dùng để ăn mà còn làm quà biếu đến người thân bạn bè, mỗi khi bạn bè đến thăm em đều biếu làm quà, ai cũng thích và vui vẻ vì được thưởng thức cam ngon, sạch tự nhiên từ khu vườn nhà em trồng.

13 tháng 3 2018

chắc chắn là cá voi xanh rồi. trò này khá nguy hiểm. dùng vật sắc nhọn (dao, banh xa lam,....) cứa vào tay để trở thành sẹo trông cho lố lăng. lớp mình có vài đứa nhắc về trò này nhưng chưa ai dám thử. tốt nhất là không nên chơi

13 tháng 3 2018

lá thư thách cá voi xanh , mik viết nhanh quá nên nhầm

13 tháng 3 2018

Trước tiên, nghĩa chính của câu tục ngữ trên là muốn khuyên nhủ chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, làm nên quả ngọt với bao nhiêu vất vả, mồ hôi, mưa nấng. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muôn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả. “Ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống no ấm, tốt đẹp ngày hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ. Vậy người làm ra thành quả là ai? Trước hết, đó là cha mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng từ khi ta còn bé con đến lúc ta lớn khôn. Bố mẹ luôn là người dõi theo bước chân chúng ta, an ủi, dìu dắt chúng ta để trở thành những con người tốt xây dựng đất nước mai này. Đó là thầy, cô giáo luôn quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn ta nên người và trao cho ta ánh sáng tri thức để mai sau chúng ta có thể hiên ngang sánh vai cùng các bạn học sinh trên toàn thế giới. Đó là những anh bộ đội, những cô gái thanh niên xung phong hi sinh tuổi thanh xuân của mình với bao xương máu để xây dựng đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, để cho chúng ta tung tăng cắp sách tới trường. Đó còn là những nhà khoa học đã hết sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm nên cuộc sống tốt đẹp mà ngày nay chúng ta được hưởng thụ. Những con người đó dù ở vị trí nào, công việc nào vẫn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước mà những người đã làm nên thành quả đó...

13 tháng 3 2018

 -nghia den: nhac nho chung ta khi an qua, qua ngon, ngot,... ta phai nho den nguoi da trong, cham soc cay do. 
- nghia bong: nhac nho chung ta: khi huong thu bat cu mot thanh qua nao cua gia dinh, xa hoi can phai nho den nhung nguoi da bo cong suc de lam ra no. 
tuong tu nhu cau tuc ngu: Uong nuoc nho nguon! 
Cau tuc ngu nay mang tinh giao duc sau sac!

Chúc học tốt nha!

13 tháng 3 2018

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước. Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

13 tháng 3 2018

Vào một buổi sáng ấm áp, trong trẻo, ven rừng vẳng lên tiếng chim hót thánh thót khi gần khi xa, người dân Pháp bàng hoàng trước lệnh từ Béc-lin truyền xuống: các trường học vùng An-dát và Lo-ren của Pháp buộc phải chuyển sang học tiếng Đức (do nước Pháp bị thất thủ trong trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ). Thầy Ha-men - một giáo viên dạy Pháp văn, gần như cả đời gắn bó với miền quê An-dát đã dạy buổi học cuối cùng cho học sinh thân yêu trước lúc rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

Có rất nhiều người làng đến dự buổi học ấy, trong đó có cả những cụ già cao tuổi như cụ Hô-de. Bằng sự thành kính, họ muốn tạ ơn người thầy đã bốn mươi năm tận tụy đem ánh sáng tri thức đến cho con em mình.

Hôm ấy, thầy vận chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và cái mũ lụa đen thêu. (Thầy chỉ mặc bộ lễ phục này vào những dịp long trọng như khi đón quan thanh tra hay phát phần thưởng cho học sinh). Mặc nó vào giờ phút ấy, thầy đã bộc lộ sự tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp một cách cảm động.

Thái độ của thầy với học sinh cũng khác với mọi ngày. Bình thường, thầy nổi tiếng nghiêm khắc. Không bao giờ thầy nhân nhượng với những học trò biếng lười, thích trốn học câu cá, bắn chim. Do đó, với cậu học sinh cá biệt như Phrăng, cây thước sắt khủng khiếp mà thầy kẹp dưới nách đã thành nỗi ám ảnh. Đi học muộn, Phrăng đã sợ hãi nghĩ đến lúc bị thầy quở mắng, bị kiểm tra bài cũ và bị vụt bằng thước kẻ. Nhưng, hôm nay, thay vì giận dữ, thầy lại dịu dàng giục cậu vào lớp. Nhìn mọi người bằng đôi mắt xanh buồn sâu thẳm, thầy xúc động nói:

-    Đây là lần cuối cùng thầy dạy các con... Kẻ thù xâm lược buộc chúng ta phải học bằng thứ tiếng của chúng. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

Phrăng choáng váng khi nghe thầy nói vậy. Cậu giận mình đã ham chơi hơn ham học để đến nỗi mới biết viết tập toạng. Đáng trách hơn nữa là trong buổi học này, cậu còn không đọc được trót lọt các quy tắc về phân từ. Thầy Ha-men đã không quở mắng cậu như mọi lần. Thầy chỉ ra những lầm lỗi của tất cả mọi người trong việc lần nữa, không tích cực học tiếng Pháp nên bây giờ vẫn không nắm vững ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thầy đau đớn thốt lên:

Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, kẻ thù của dân tộc có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!”...

Trước lúc ra đi, thầy đã truyền tất cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào bài học cuối cùng, kiên nhẫn giảng giải cho mọi người hiểu được điều kì diệu của ngôn ngữ dân tộc. Thầy khẳng định: Tiếng Pháp là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Mọi người phải bảo vệ nó, đừng bao giờ được phép quên lãng. Bởi, khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù!

Hôm ấy, Phrăng bỗng thấy bài giảng của thầy sao mà giản dị và dễ hiểu đến thế. Với tất cả nhiệt tình sôi sục, thầy Ha-men muốn truyền thụ ngay một lúc, toàn bộ tri thức của mình vào đầu óc non nớt của học trò, bởi đây là cơ hội cuôì cùng thầy dạy cho chúng những tri thức ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc.

Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lí: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.

Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.

Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê.