uống nước nhớ nguồn là j vậy các bn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án :
Tình làng nghĩa xóm .
Vì tình làng nghĩa xóm chỉ nói về sự yêu mến làng xóm của mình thôi .
~ Chúc bạn học giỏi ! ~
^^
• Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
• Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
• Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
Những ai đã từng đi học chắc hẳn không thể nào quên ngôi trường của mình. Từng tán lá hàng cây sẽ luôn nằm trong kí ức của người đó. Bàn ghế, bảng đen, lớp học,.. những cảnh sắc khuôn viên sân trường không phải là những gì đó quá xa lạ đối với bất cứ ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường. Và hình ảnh cây bàng sừng sững xòe tán lá cũng như vậy.
Cây bàng được trồng nhiều ở khuôn viên trường học. Bởi những đặc điểm của nó phù hợp với khuôn viên trường. Cây bàng lớn rất nhanh, phát triển cực kỳ tốt. Vẫn còn nhớ từ khi tôi bắt đầu đi học, cây bàng đã to lớn lắm rồi. Nó cao vượt cả nóc trường tôi. Thân cây bàng xù xì cong queo chứ không thẳng đứng như cây bạch đàn. Thân cây bàng cũng to mấy vòng người ôm. Cây bàng ít cành tán, lên đến gần ngọn, cành mới bắt đầu đâm ra như những cánh tay vươn ra để đón nắng mặt trời. Chính vì lẽ đó mà cây bàng che phủ cả một góc sân giữa ngày hè oi ả, để chúng tôi có thể ngồi nghỉ chân dưới tán lá bàng rộng.
Lá bàng xòe rộng như cái quạt mo của bà. Lá bàng mọc thành từng cụm, từng cụm với nhau. Lớp lá này chồng lớp lá khác không để lọt bất kỳ tia nắng nào xuống mặt sân. Lá bàng cứ xanh rờn trong nắng hạ mặc cho cái nắng ngoài kia có oi ả thế nào. Mùa hè là mùa lá bàng phát triển nhanh nhất, xanh nhất. Vào mùa đông, cây bàng rụng lá trơ trọi chỉ còn lại những cành khô đen sừng sững giữa trời đông. Nhưng chỉ cần chớm xuân, những búp lá non đã đâm ra tua tủa đỏ chót. Lúc còn nằm trong búp non, chưa ào ra đón lấp khí trời xuân sang, lá bàng non cứ nhọn hoát màu đỏ gạch mơn mởn sức sống. Chừng như chỉ cần một cơn mưa xuân chúng sẽ túa ra, phát triển, như nhựa sống đang tràn về.
Lại bắt đầu một chu trình sống mới, xuân rồi sang hạ lại sang thu. Mùa thu đến là mùa cây bàng đơm hoa kết quả. Hoa bàng mọc thành từng chùm nhỏ li ti giống như hoa xoài. Chúng mọc ra từ những búp, ngọn cây, chùm lá xanh rờn xòe ra xung quanh lại thêm hoa bàng nở, hoa bàng có màu vàng càng làm cho cây bàng thêm rực rỡ. Hoa bàng rất dễ rụng. Chỉ cần một đợt gió nhỏ, làn gió nhẹ lướt qua, hoa cũng có thể rụng. Những bông hoa li ti rụng xuống vàng cả một góc sân.
Hoa tàn là lúc quả đâm ra. Quả bàng có hình bầu dục. Lúc mới thành quả, quả bàng nhìn rất cứng, có thể cảm nhận được điều đó khi nhìn thấy những quả bàng xanh rì. Đợi chúng to hơn một chút, chúng tôi sẽ lấy xuống đập ra để ăn cái nhân của quả bàng. Quả thực nếu ai đã trải qua một thời gian như thế mới thấy thèm cái hương vị ấy một lần nữa. Hoặc là chúng tôi sẽ hai xuống để cốc đầu nhau. Lúc quả bàng còn xanh non, nhân của nó rất cứng, cốc đầu nhau rất đau, đau điếng người sưng u trán. Nhiều hôm không tránh được bị bạn cốc nhiều về sưng u một cục tròn thế lại bị mẹ mắng cho một trận, nhưng hôm sau vẫn trêu đùa nhau.
Quả bàng khi chín dần chuyển sang màu vàng. Quả chín rồi, lớp màu vàng ấy lại có vị ngọt ngọt thơm thơm. Lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi lại hái xuống ăn. Lá bàng chúng tôi hái xuống làm quạt khi trời nóng, quả bàng chúng tôi nghịch ngơm, thân bàng chúng tôi chơi trốn tìm. Cây bàng đã gắn liền với những trò chơi của tuổi thơ tôi. Làm sao có thể quên được hình ảnh loài cây gắn liền với những năm tháng học sinh thơ ngây, tinh nghịch.
Cây bàng, một loài cây được trồng phổ biến trong khuôn viên trường học. Đâu chỉ làm đẹp cho khuôn viên trường, cây bàng còn là trò chơi, là bóng mát, là thức quả ngon lành của chúng tôi mỗi dịp tựu trường. Cái không khí nô đùa dưới bóng cây cùng bạn bè, những lần bị cốc sưng u đầu rồi cả khi thưởng thức cái hương vị quả bàng… Tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí tôi.
Gửi Mark Zuckerberg - ông chủ của mạng xã hội tỉ người dùng,
Tôi cũng như hàng tỉ con người khác đang sử dụng thứ mà ông tạo ra. Thực sự, tôi chẳng cần ca ngợi thêm nữa vì báo đài, truyền thông hay chính những người đang hằng ngày sử dụng Facebook vẫn đang tung hê ông như một vị thần trong thời đại công nghệ số. Nhưng đó là câu chuyện của những năm 2010 – 2018, còn tới đây, xin ông hãy ngồi xuống, làm một tách Americano hoặc Cappucino cũng được, để nghe câu chuyện tôi sắp kể tới đây.
Xin đừng ngạc nhiên nếu tôi nói tôi đã đến năm 2030. Phải, tôi đã đi xuyên thời gian. Chính tôi cũng thấy kì là thay cho sự việc này. Chuyện kể ra cũng dài nên tôi xin phép chẳng kể ra nữa, e rằng sẽ làm mất thời gian vàng ngọc của ông. Chuyện du hành thời gian cũng tình cờ khiến tôi biết rằng, chính Facebook và smartphone đã làm thay đổi thế giới vào những năm 2028-2030. Ông đoán xem, điều gì đã xảy ra?
Khi tôi đặt chân đến năm 2030, mọi thứ xung quanh gần như không có gì thay đổi nhiều. Ngoại trừ việc xe máy, ô tô hay các phương tiện di chuyển trên mặt đất được tự động hóa hoàn toàn. Quả là một thành công lớn của thời đại công nghệ 4.0. Taxi được chạy không người lái và được trả tiền bằng các ứng dụng trả tiền qua smartphone thay vì bằng tiền mặt hay thẻ như trước kia.
Thậm chí những người dùng Facebook hoàn toàn có thể đặt bàn ăn, mua vé xem phim qua những quảng cáo chạy trên bảng tin. Và chỉ vài thao tác đơn giản, người dùng còn có thể đặt xe với lộ trình từ địa điểm định vị bạn đang đứng tới nơi bạn đặt bàn ăn hay rạp chiếu phim.
Kì lạ hơn là, tới địa điểm cần tới, không hề có người phục vụ hay nhân viên bán vé. Tất cả mọi thao tác đều được duyệt qua việc đặt trước qua Facebook. Nghe thực sự tuyệt vời phải không ông Mark?
Chưa hết đâu, Facebook còn được nâng cấp trở thành ứng dụng đầu tiên có màn không gian đa chiều, không cần màn chiếu cũng có thể hiển thị. Và người dùng có thể sử dụng video call khi điện thoại đang bận bằng một chiếc camera quang học được gắn ngay trên smartphone. Mọi thao tác không hề chạm tới điện thoại cũng hoàn toàn có thể thao tác được.
Năm 2018, Facebook đã tuyệt vời. Năm 2030, Facebook còn hữu ích và tuyệt vời với những tính năng ưu việt mới. Chắc khi ông tưởng tượng ra viễn cảnh đó, ông cũng sẽ thấy hạnh phúc đúng không?
Nhưng nghe này, nếu chỉ là để ca tụng Facebook thì tôi chẳng cố gắng viết thư cho ông và mong nó có thể đến được tận tay ông. Phải không Ngài Tỷ Phú?
Chuyện đáng nói ở đây là, Facebook đã thay thế con người làm tất cả. Thậm chí đến một điều nằm ở bản năng của con người là giao tiếp, Facebook cũng “làm hộ”. Sếp giao việc và họp với nhân viên qua Facebook; anh chị em, họ hàng không đến thăm nhau nhân ngày lễ mà chỉ chúc nhau bằng vài cái emotion trên Facebook; bạn bè ới nhau tụ tập thì nói chuyện với nhau qua group chat; công việc giấy tờ thỏa thuận cũng được giải quyết trên Facebook;…..
Mọi thứ trên Facebook hay smartphone đang giết chết bản năng của con người. Trên dòng người tấp nập tại một thủ đô đông dân như Hanoi, ngoài tiếng gió và tiếng lá, thì chẳng còn tiếng nói cười của lũ trẻ con, tiếng tám phét của vài ba bà nội chợ lúc rỗi việc hay thậm chí tiếng cãi nhau của mấy bà hàng chợ. Hanoi của tôi nhộn nhịp là thế, mà giờ im bặt chẳng tiếng ai nói dù là thì thầm. Con người cách xa nhau hơn, mất đi cái gọi là bản năng ngỡ chẳng thể nào biến mất. Điều đó mới thực sự đáng lo ngại.
Tất nhiên nếu nói lỗi của ông là tạo ra Facebook thì là sai rồi. Nhưng ông có nghĩ việc cải tiến nó trở thành một loại ứng dụng thay thế mọi thứ từ việc đọc báo, xem ti vi, bán hàng, thậm chí giờ còn thay cả việc giao tiếp thông thường của con người; nó có thực sự kinh khủng không?
Facebook tốt, hữu ích, điều đó là không thể bàn cãi. Nhưng Facebook có đang là một “con người” với trí tuệ nhân tạo và cấu trúc công nghệ ưu việt? Không chỉ biết người dùng muốn gì, cần gì, mà nó còn như một cầu nối cung cấp những điều người dùng cần, thậm chí là việc nói chuyện, trao đổi thông tin?
Mark này, ông hãy nghĩ đến một ngày, con trai ông cũng dùng Facebook, rồi nó sẽ học cách dùng điện thoại trước cả cách nói, thì hẳn ông sẽ hiểu cảm giác của tôi khi thấy thành phố của mình, đất ước của mình chẳng còn tiếng nói tiếng cười như trước. Tôi biết ông sẽ biết cách giải quyết!
Chào ông và chúc ông một sáng tốt lành!
Kí tên
Henry Vũ
Gửi cho em của những năm 20 tuổi!
Tôi viết lá thư là vào những tháng ngày cận kề năm mới, giữa một không khí đang chuyển mình mạnh mẽ để bước vào tết nguyên đán. Cuối năm nhiều thứ phải lo quá, công việc bộn bề mà nhiều lúc thời gian và sức lực chẳng kịp chạy đua, chuyện gia đình, kinh tế cũng có những vấn đề trở thành gánh nặng đè lên đôi vai của mình.
Thời gian thấm thoắt, ở cái độ tứ tuần rằng đã quá xa so với tuổi trẻ, tôi chợt nhớ đến thời 20 của chính bản thân mình nên tôi viết lá thư này gửi cho “em” – thanh xuân của tôi hoặc có thể hiểu là, tôi viết cho bản thân tôi hơn 20 năm về trước khi đang còn đôi mươi.
Hiện tại tôi biết em đang nghĩ gì.
Em đang nghĩ về hình thức “không chuẩn” của em? Tính cách nhút nhát của em? Khả năng hạn chế của em so với những bạn khác? Rằng em nghĩ người ta không thích những thứ này đâu!”
Em đừng nên quá quan tâm xem người khác nghĩ gì về mình! Tôi biết đây là điều rất khó vì ở tuổi 20, ngay chính tôi vẫn chưa toàn toàn vượt qua được điều này.
Nhưng nghiêm túc nhé, giữa chúng ta thôi, hãy hứa với tôi: Từ ngày mai em sẽ ngừng ngay việc quan tâm thái quá đến ý kiến của người khác! Khi trưởng thành hơn, em sẽ nhận ra rằng mỗi người đều có một xuất phát điểm, một phông nền văn hoá, một hoàn cảnh trưởng thành riêng, dẫn đến việc họ có những quan điểm khác nhau về con người.
Em sẽ không bao giờ, tin tôi đi, không bao giờ làm hài lòng được tất cả mọi người! Vì thế, hãy cứ là chính mình, và nỗ lực cố gắng (vì em chứ không vì ai khác) để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Em đang nghĩ về công việc sau này của em. Em lo lắng liệu ra trường có xin được việc làm hay có một công việc tốt hay không mà vùi đầu học ở trường, học ở đời, lặn lội xin đi thực tập chỗ này chỗ kia, chịu đựng những cái mà tôi biết là quá sức với em.
Cô gái à, em đừng quên mất rằng em còn cả một tuổi thanh xuân để tận hưởng những gì đẹp đẽ ngoài kia. Đôi lúc em thử thong dong một chút xem nào, đã bao lâu rồi em không đọc sách ? Đã bao lâu rồi em chưa xem một bộ phim hay? Đã bao lâu rồi em chưa nói chuyện thật lâu với bố mẹ hay bạn bè? Nghĩ ngơi chút đi nào cô gái.
Tôi cũng còn biết bây giờ đã là 2h sáng nhưng em vẫn chưa chịu đi ngủ, em còn đang bận với “facebook” cơ mà. Em ơi, cất điện thoại và đi ngủ đi, đừng phí hoài thời gian tuổi trẻ và sức lực của mình, đừng quên mất em đang còn rất nhiều việc phải làm, còn nhiều thứ phải học.
À, em cũng đừng quá chìm đắm những mối quan hệ ảo trên đấy nhé, rồi em sẽ hối hận và nhận ra nó sớm thôi. Nhớ rằng, em còn gia đình và những người bạn đích thực để em quan tâm hơn là những giá trị không thực đó đấy.
Tôi biết em đang nghĩ tôi giỏi đúng không, sao tôi biết hay thế, à bởi là vì tôi là em của những 20 năm sau. Em gái à, mọi chuyện đều có cách giải quyết của nó, đừng quá lo lắng hay bi quan, đừng quá sợ hãi mà nhụt ý chí, đương đầu với nó mới có thể chinh phục được.
Và cũng nhớ rằng, cái ảo chung quanh ta quá nhiều, tìm được cái nào là thật thì rất khó, nhưng đã nhận ra được cái thật rồi thì em nên nắm giữ nó thật chặt em nhé.
Tôi biết nhiều bạn trẻ như em cũng đang gặp vấn đề tương tự và em thật may mắn khi được nghe chính em của những năm tương lai nói về những điều em đang trải qua đấy.
Chào em, chúc may mắn cô gái 20!
Mở bài: Giới thiệu cây bàng:
– Sân trường rộng, rợp mát bóng cây,... thế nhưng, gắn bó nhất vẫn là cây bàng ở góc sân.
– Cây bàng không biết trồng tự bao giờ mà đã cao ngang tầng 4 khu nhà tầng.
Thân bài:
1. Tả cây bàng mùa thu:
– Cây um tùm lá, đủ màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng, có cái lá đỏ như màu đồng.
– Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp giữa vòm lá; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.
– Mới sau khai giảng, bài vở chưa nhiều, lũ học trò túm tụm dưới gốc cây.
2. Tả cây bàng mùa đông:
– Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra.
– Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.
– Vài cái lá đỏ còn sót lại vẫy vẫy trong gió.
– Học trò tránh rét, đến trường vào ngay lớp học, cây bàng buồn.
3. Tả cây bàng mùa xuân:
– Gió đông ấm dần, xuân về.
– Một sáng, trên cây lấm tấm những chồi non hồng như ngọn lửa.
– Bỗng một hai hôm sau, cả cây xoè nở những cái lá non tí xíu, mơn mởn
– Rồi cả cây xanh mượt màu lá. Lũ học trò ngỡ ngàng.
4. Tả cây bàng mùa hè:
– Cây như cái ô khổng lồ, xanh um.
– Lá bàng xanh thẫm, dày; hoa bàng trắng li ti.
- Bàng ra quả.
– Học trò về nghỉ hè.
Kết bài:
– Cây bàng là bạn của học sinh.
– Sân trường và cây bàng là hình ảnh đẹp của tuổi thơ.
Bài tham khảo 1
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Bài tham khảo 2
Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.
Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.
Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.
Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.
Câu Giải: Bát đĩa
Câu Giải: Cái mặt
Câu Giải: Cây bút
Câu Giải: Lá trầu
Câu Giải: Con Tôm
Câu Giải: Con Chó đang sủa
Câu Giải: Con Gà Trống
Câu Giải: Cây cau
Câu Giải: Quả bóng
Đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 đúng không bạn?
Tác giả Đỗ Trung Lai
K.i.c.k mình nhé
Tác giả nào đã viết những câu thơ sau : "Qua tấm lòng các em Cả thế giới quàng khăng quàng đỏ Các anh hùng là những–đứa – trẻ - lớn – hơn."?
Đỗ Trung LaiTố HữuNguyễn Khoa ĐiềmTrần Đăng Khoa
Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Từ cần điền: thì nên
Nói chín thì ..phải... làm mười
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê,
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.
Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
nghĩa là hãy luôn nhớ về những thứ mk đã được cho nhận , nên biết ơn nó . hay nghĩ là uốc nước thi hãy nhớ đến cội nguồn của nó