Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 )Tình yêu, niềm tự hào về làng của ông Hai
- Trước Cách mạng: ông yêu làng, tự hào về làng, hay khoe làng.
- Sau Cách mạng:
+ Ông tin tưởng vào thắng lợi cuộc kháng chiến do Chính phủ và Cụ Hồ lãnh đạo.
+ Ở nơi tản cư thì nhớ làng da diết - muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến.
+ Mong nắng cho Tây chết.
=> Yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng.
- Ở phòng thông tin, khi nghe được nhiều tin hay, tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên -> Quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến.
=> Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng chiến.
2) Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
- Từ chỗ đang vui vẻ, phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta thắng giặc thì ông Hai lại hay tin làng của ông theo giặc “Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.
-Ông rơi vào trạng thái đau đớn, tủi hổ ngày càng nặng nề, cố ra vẻ bình thản để che giấu tâm trạng, nỗi tủi hổ
+ “cúi gằm mặt xuống mà đi”, tai còn nghe văng vẳng tiếng chửi theo “…giống Việt gian bán nước”.
+ Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ
- Về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn đàn con mà tủi, “…nước mắt ông lão cứ giàn ra.
+ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.
+ Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai. Ông căm giận lũ người theo giặc, phản bội quê hương, đất nước.
- Cái tin làng theo giặc cứ ám ảnh bám riết, khiến tâm tư ông nặng nề, day dứt, đau khổ. Suốt mấy ngày, ông chẳng dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà. Ông mặc cảm, thu mình trong nỗi đau xót, tủi hổ, trằn trọc không ngủ được, không muốn nói năng gì.
- Ông Hai có một cuộc xung đột nội tâm dữ dội: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
+ Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ
+ Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác.
- Ông Hai tâm sự cùng với đứa con nhỏ thể hiện tấm lòng bền chặt, sâu sắc gắn bó giữa ông với quê hương, đất nước, với kháng chiến và cụ Hồ. Nói với con, nhưng thực chất ông nói với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan. Lời tâm sự như một lời thề, khẳng định sắt đá tình yêu làng, yêu nước sâu nặng, bền vững của ông Hai.
3) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính
- Khi có tin đính chính làng ông không theo giặc, niềm vui trở lại trên gương mặt ông:
+ “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”
+ khăn áo lại chỉnh tề, mặt tươi rạng rỡ, miệng lẻm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy, nói bô bô, khao con ăn bánh rán đường,…
- Ông hoan hỉ chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác và tất cả mọi người tin vui “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”. => Đó là minh chứng hùng hồn cho việc làng ông không theo giặc, trung thành với kháng chiến, với cách mạng.
+ Ông nhắc đi nhắc lại “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”
=> Ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông.
- Ông Hai là nhân vật điển hình cho người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp: yêu làng, yêu nước, hết lòng với kháng chiến.
+ Khoe làng
+ Khi sống xa làng luôn nghĩ về làng
+ Hồ hởi khi nghe tin tức chiến thắng của quân ta.
+ Đau khổ, nhục nhã lúc nghe tin làng mình theo giặc
+ Sung sướng, tự hào khi nghe tin cải chính
=> Tình yêu sâu nặng của ông Hai đối với làng chợ Dầu, sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Tình cảm ấy vô cùng bền vững, sâu nặng mà không gì có thể lay chuyển được.
-Tóm tắt văn bản Làng : Truyện ngắn Làng kể về làng chợ Dầu một ngôi làng nghèo trong thời gian thực dân Pháp xâm lược. Ông Hai là nhân vật chính trong truyện, sinh ra và lớn lên từ làng nhưng di tản đi nơi khác. Ông hay khoe về làng của mình, kể với mọi người với tất cả mọi thứ với niềm tự hào to lớn. Tin đồn làng của ông bán nước theo giặc đã khiến ông thất vọng và tủi nhục. Từ xấu hổ với những người xung quanh ông đi đến quyết định làng theo giặc thì cũng là kẻ thù, ông khẳng định tinh thần yêu nước vượt lên những tình cảm cá nhân. Khi tin làng cải chính ông rất vui mừng, khoe với mọi người về ngôi nhà và cả việc làng bị Tây đốt sạch.
Ông Hai đột ngột nghe tin làng ông theo giặc. Từ lúc ấy, "cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân", mang nỗi ám ảnh nặng nề, thậm chí "cúi gằm mặt mà đi". Suốt mấy ngày, ông luôn chột dạ, đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông rất yêu làng, yêu nước. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người đã chết đi được sống lại.
– Kim Lân tên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920-2007), quê Từ Sơn – Bắc Ninh, là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.
2. Tác phẩm:– Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.
– Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến: “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”: Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “cũng vợi được đi đôi phần”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính.
* Tác giả :
- Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài.
- Quê quán: Tân Hồng-Từ Sơn-Bắc Ninh.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.
- Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc.
- Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
- Phong cách sáng tác
+Là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân.
+ Có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.
* Tác phẩm : Làng
- Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác gắn với hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Tác phẩm được trích từ tập thơ Người chiến sĩ (1956). Tuy đây chỉ là một bài thơ ngắn (khoảng 49 dòng) nhưng lại được sáng tác trong một thời gian dài từ năm 1948 đến năm 1955. Tác phẩm này là sự hòa quyện giữa hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).
- Bố cục: Bài thơ chia làm 3 phần
+ Phần 1 (7 câu) : Tâm trạng đầy bâng khuâng luư luyến khi nhớ về mùa thu ở Hà Nội.
+ Phần 2 (8 câu tiếp -> câu 21) Cảm xúc về mùa thu, suy nghĩ về đất nước, con người VN.
+ Phần 3 (còn lại) Nhận thức tình yêu quê hương – đất nước. Ý thức căm thù và quật khởi quật cường.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
- Nghệ thuật
+ Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
+ Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.
+ Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Nghệ thuật
- Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.
- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
+ Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc:
''Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
+ Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình:
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát''
- Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con:
+ Mong con chung thủy với quê hương, chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin vững chắc:
''Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc ''
+ Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
''Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương''
- Người đồng mình là những người biết lo toan và giàu mơ ước. Cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan nhưng họ sống rất giàu nghị lực và ý chí:
Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chi lớn.
- Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn, với quê hương, cội nguồn.
Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
- Họ sống một cuộc sống đầy niềm vui và lòng lạc quan:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
- Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
Qua đó, người cha muốn nhắc nhở con rằng: Là một thành viên của quê hương, con cần phải biết tự hào và kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống ấy.
Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
- Tác phẩm : Nói với con
+ HCST : Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.
+ Thể thơ : Tự do
+ Mạch cảm xúc :
+ Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.
+ Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộ lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
+ Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc:
''Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
+ Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình:
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát''
- Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con:
+ Mong con chung thủy với quê hương, chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin vững chắc:
''Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc ''
+ Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
''Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương''
-Tác giả : Y Phương
+ Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng
+ Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng
+ Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…
- Phong cách sáng tác:
+ Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
Y Phương (24 tháng 12 năm 1948 –) là một nhà văn Việt Nam, người dân tộc Tày, có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ.
Thể thơ: tự do
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
1. Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
* Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”
b. Bố cục
3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “kìa anh ta kìa”): giới thiệu với độc giả về cuộc gặp gỡ tình cờ.
- Phần 2 (tiếp đến… “Không có vật gì như thế”): Diễn biến của cuộc gặp gỡ.
- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa anh thanh niên và đoàn khách.
*Tác giả:
-Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.
*Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”
-Văn bản chia 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “kìa anh ta kìa”): giới thiệu với độc giả về cuộc gặp gỡ tình cờ.
- Phần 2 (tiếp đến… “Không có vật gì như thế”): Diễn biến của cuộc gặp gỡ.
- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa anh thanh niên và đoàn khách.