K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2024

Sơn mới chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo. Sơn động lòng thương, lại gần chị Lan thì thầm. Rồi chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy cái áo bông em Duyên đem cho cái Hiên
 

7 tháng 5 2024

nhanh nha]

7 tháng 5 2024

Tham khảo
Đồng tình,vì truyện cổ tích Cây tre trăm đốt đã để lại bài học cho chúng ta rằng phải biết phân biệt đúng sai, kẻ xấu, người tốt trong cuộc sống. Chúng ta phải có lý tưởng cho riêng mình, phải biết đấu tranh cho sự công bằng, lẽ phải, đứng về phía người tốt, bênh vực kẻ yếu là việc làm đúng đắn nhất.

6 tháng 5 2024

 D bạn nhé

6 tháng 5 2024

Con người Việt Nam vốn được biết đến với truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ với những lời răn dạy sâu sắc. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” câu tục ngữ muốn nhắc nhở thế hệ sau – những người được hưởng thành quả cần phải có lòng biết ơn và trân trọng đối với những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn. Truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hay “Uống nước nhớ nguồn” là lối sống vô cùng tốt đẹp của con người Việt Nam.

Trong quá khứ, ông cha ta đã có biết thờ cúng thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, thiên nhiên thuận hòa. Đặc biệt là phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất:

“Nhớ ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

 

Tk ạ : 

Câu ca dao là lời nhắc nhở con cháu nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng – người đã có công xây dựng nên nguồn cội của dân tộc Việt Nam ngày nay.

Trong một năm, chúng ta cũng có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những con người có đóng góp cho xã hội. Ngày 27 tháng 7 – ngày Thương binh liệt sĩ lễ tri ân tới những người đã hy sinh sức khỏe, tính mạng của bản thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…

Đơn giản hơn cả, mỗi con người được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành đều nhờ có công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì vậy, cần phải có tấm lòng biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ. Đến trường, ta được tiếp cận với những nền tri thức mới, được mở mang hiểu biết, đó đều là nhờ công sức của những thầy cô giáo, những người chèo đò chở chúng ta cập bến bờ tri thức…

Như vậy, học cách biết ơn sẽ giúp con người trở thành một biết quý trọng mọi giá trị. Không có điều gì là tự nhiên có được, chính vì vậy biết trân trọng công sức lao động của người khác thì bản thân mới có thể đạt được những thành công, được mọi người quý mến. Con người cần tránh xa thói vô ơn, bội bạc mà phải chịu sự khinh ghét, coi thường từ những người xung quanh.

Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Câu tục ngữ đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người để sống trở thành người có ích cho xã hội.

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: “Thiếp là phận gái,...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:

“Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù.”

     

Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

(Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, truyền thuyết)​

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1.0 điểm). Theo em, nhân vật có liên quan đến lịch sử được nhắc đến trong đoạn trên là nhân vật nào? Nhân vật đó được kể trong hoàn cảnh đặc biệt gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Em hãy tìm những chi tiết kì ảo trong đoạn trên, nêu tác dụng của những chi tiết kì ảo đó.

Câu 3 (1.0 điểm). Mị Châu rắc lông ngỗng để Trọng Thủy (là chồng, là con trai của giặc) đuổi theo, vậy nên khi Rùa Vàng kết tội, vua An Dương Vương đã chém đầu con gái Mị Châu. Chi tiết này thể hiện nhà vua là người như thế nào?

Câu 4 (1.0 điểm). Em hãy so sánh hình ảnh Thánh Gióng bay về trời trong truyện "Thánh Gióng" và hình ảnh vua An Dương Vương đi xuống biển trong truyện "An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy".

Câu 5 (1.0 điểm). Xác định nghĩa của từ "đường cùng" trong đoạn trên. Em hãy tìm một từ (cụm từ) khác có nghĩa tương tự?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy viết một bài văn trình bày về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống thông qua văn bản Hai loại khác biệt.

 
0
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: “Thiếp là phận gái,...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:

“Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù.”

     

Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

(Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, truyền thuyết)​

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1.0 điểm). Theo em, nhân vật có liên quan đến lịch sử được nhắc đến trong đoạn trên là nhân vật nào? Nhân vật đó được kể trong hoàn cảnh đặc biệt gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Em hãy tìm những chi tiết kì ảo trong đoạn trên, nêu tác dụng của những chi tiết kì ảo đó.

Câu 3 (1.0 điểm). Mị Châu rắc lông ngỗng để Trọng Thủy (là chồng, là con trai của giặc) đuổi theo, vậy nên khi Rùa Vàng kết tội, vua An Dương Vương đã chém đầu con gái Mị Châu. Chi tiết này thể hiện nhà vua là người như thế nào?

Câu 4 (1.0 điểm). Em hãy so sánh hình ảnh Thánh Gióng bay về trời trong truyện "Thánh Gióng" và hình ảnh vua An Dương Vương đi xuống biển trong truyện "An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy".

Câu 5 (1.0 điểm). Xác định nghĩa của từ "đường cùng" trong đoạn trên. Em hãy tìm một từ (cụm từ) khác có nghĩa tương tự?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy viết một bài văn trình bày về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống thông qua văn bản Hai loại khác biệt.

 
0
4
456
CTVHS
6 tháng 5 2024

TK:

Dân tộc Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến đã trải qua biết bao biến cố của lịch sử, nhưng những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát triển qua thời gian. Trong đó, truyền thống ân nghĩa với cội nguồn dân tộc luôn được coi trọng và thể hiện qua nhiều hoạt động lễ hội và trong văn học dân gian. Câu tục ngữ 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây' là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của truyền thống này, là đạo lý sống mà mỗi người Việt đều nên tuân thủ và gìn giữ trong cuộc sống hàng ngày.

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'. Mỗi khi nhắc đến 'quả', ta thường nghĩ đến sản phẩm ngọt ngào và là kết quả của sự chăm sóc từ người trồng cây. Đây là lời nhắc nhở về lòng biết ơn đối với những người đã vất vả tạo ra những thành quả mà chúng ta đang tận hưởng. Câu tục ngữ này không chỉ đơn giản là một khuyến nghị mà còn là sự gợi nhớ về những nỗ lực và công bằng trong xã hội.

Đầu tiên, chúng ta phải biết ơn cha mẹ, những người đã hy sinh và dạy dỗ ta từ nhỏ. Họ đã trao cho ta cuộc sống đầy yêu thương và hạnh phúc.

Cũng cần biết ơn những người thầy cô, người đã dành cả đời để truyền dạy kiến thức cho chúng ta, giúp ta trưởng thành và thành công trong cuộc sống.

Không thể quên những anh hùng dân tộc đã hy sinh để xây dựng đất nước hòa bình và tự do. Chúng ta phải trân trọng và ghi nhớ công ơn của họ.

Ngoài ra, cũng cần biết ơn những người nông dân, nhà sáng tạo, và những người đã đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hãy luôn nhớ và trân trọng những người xung quanh ta.

Sống với lòng biết ơn sâu sắc là chìa khóa giúp con người trở nên hòa nhã, ấm áp và tinh thần trở nên sáng sủa hơn. Sự hiểu biết và lòng tôn trọng này khiến cho mọi người xung quanh tin yêu và tôn trọng bạn hơn. Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi được làm đẹp bởi những giá trị truyền thống mà ông bà để lại. Chúng ta cũng sẽ trở thành gương mẫu cho thế hệ sau, truyền dạy những giá trị văn hóa cho con cháu.

'Ăn quả nhớ người trồng cây' là truyền thống quý báu mà mỗi người cần thấu hiểu và áp dụng. Chúng ta cần không ngừng rèn luyện, sáng tạo để đền đáp những giá trị mà thế hệ trước đã dành cho chúng ta. Đồng thời, hãy cùng nhau xây dựng đất nước, để lại di sản tốt đẹp cho thế hệ sau.

6 tháng 5 2024

Một trong những cách sống tốt đẹp của con người Việt Nam đó là lòng biết ơn. Điều đó đã được ông cha ta khuyên nhủ qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc.

 

Những lời khuyên của thế hệ đi trước luôn giàu ý nghĩa sâu sắc. Câu tục ngữ mang nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở con người khi được thưởng thức một loại quả nào đó cần nhớ đến những người nông dân đã vất vả vun trồng, chăm bón cây cối để tạo ra được những hoa thơm trái ngọt đó. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

TK 

Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ cùng quan điểm với câu tục ngữ trên. Đó có thể là bài ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hay câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”… đều là lời khuyên về sự biết ơn trong cuộc sống.

 

Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Ngay cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, cố gắng học tập tốt… cũng thể hiện được sự biết ơn.

Nhờ có sự biết ơn mà mỗi người sẽ biết trân trọng cuộc sống của mình hơn. Họ sẽ cố gắng trở thành những người sống có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án những người có thái độ sống vô ơn. Những con người như vậy sẽ chỉ ngày càng sống xa rời với cộng đồng, rơi vào sự cô đơn. Dù họ có thành công nhưng cũng sẽ không được mọi người công nhận, yêu thương.

Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã đem đến cho chúng ta một lời răn dạy sâu sắc. Con người cần có lòng biết ơn để có thể hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.