K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2020

cac ban giup minh voi

22 tháng 6 2020

STT         Tên cây thường gọi            Nơi mọc          Môi trường sống        Đặc điểm hình thái của cây        Nhóm thực vật

1.                Tảo                                  Nước               Nước                          Chưa có rễ, thân, lá                   Bậc thấp

2.                 Rêu                                Ẩm ướt            Ẩm ướt                        Rễ giả, thân lá nhỏ                    Bậc cao

3.                 Rau bợ                          Nước               Nước                           Có rễ, thân, lá                            Bậc cao

4.                 Dương xỉ                       Cạn                  Cạn                             Sinh sản bằng bào tử                Bậc cao

5.                 Thông                            Cạn                  Cạn                             Sinh sản bằng nón                    Bậc cao

Học văn là gì?

Học văn là cảm thụ và tiếp nhận cái hay, cái đẹp cả về giá trị nội dung lẫn hình thức của một tác phẩm văn chương. Từ việc thấu hiểu mà tự xây dựng ý thức của bản thân và kiện toàn các năng lực có ở con người. Cốt lõi của việc học văn là rèn luyện con người biết yêu cái đẹp, có lối sống nhân văn, trở thành một con người có ích cho xã hội.

Ý nghĩa và lợi ích của học văn:

Không ai có thể phủ nhận được vai trò và ý nghĩa văn chương trong đời sống con người. Văn chương vừa có thế thay đổi một thế giới tàn ác,vừa làm cho lòng người trong sạch hơn. Nội dung văn chương là phản ánh hiện thực. Hiện thực ấy mang tính hình tượng cụ thể, sinh động. Đó là đời sống, tư tưởng, tình cảm của con người thông qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.

Văn chương giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn. Văn chương giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình. Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộc sống, tiếng nói của văn chương là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi. Văn chương góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc.

Tác phẩm văn chương lay động cảm xúc, đi vào nhận thức,tâm hồn người đọc bằng con đường tình cảm. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu ghét, buồn vui đợi chờ, cùng với các nhân vật và người nghệ sĩ. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi mà vào đốt lửa trong lòng khiến chúng ta phải tự bước lên đường.

Chương trình dạy và học bộ môn ngữ văn được cố kết dựa trên chức năng, vai trò và ý nghĩa lớn lao ấy. Quan trọng hơn hết, đối với việc dạy và học văn, đem lại cho người học những lợi ích vô cùng to lớn và không thể thay thế được. Đó là khả năng nâng cao phẩm chất và làm thay đổi con người theo chiều hướng tốt đẹp, hướng đến chân, thiện, mĩ.

Về năng lực:

Chương trình môn Ngữ văn mới giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức đọc, viết, nói và nghe; năng lực thẩm mỹ; năng lực tưởng tương; năng lực tư duy. Đặc biệt là năng lực lập luận, phản biện. Thong qua nội dung, kiến thức phổ thông nền tảng về văn học giao tiếp và Tiếng Việt, góp phần phát triển vốn tri thức căn bản của một người có văn hóa; hình thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các giá trị cao đẹp trong văn học và cuộc sống.

Chương trình môn Ngữ văn còn góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực khác như năng lực tự chủ và tự học; năng lực hợp tác, năng lực giả quyết vấn đề và sáng tạo. Chẳng hạn, năng lực thẩm mỹ được phát triển nhò những xúc cảm lành mạnh, cao cả từ vẻ đẹp của các hình thức ngôn từ, vẻ đẹp của con người, thiên nhiên và sự việc trong tác phẩm văn học.

Qua những văn bản chọn lọc đặc sắc, học sinh có được những trải nghiệm thú vị trong đọc, viết, nói, nghe và rút ra được nhưng bài học cụ thể, sau sắc; có khả năng làm chủ dược cảm xúc, hành vi cũng như khả năng ứng xử phù hợp trước các tình huống phức tap đặt ra trong cuộc sống; khả năng phản hồi một cách tích cực và hiệu quả nhưng nội dung đã đọc.

Qua yêu cầu viết các kiểu văn bản, chương trình có khả năng giúp học sinh suy nghĩ đọc lập, sáng tạo, khả nưng tìm kiếm, lựa chọn cách giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp.

Về phẩm chất:

Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp; yêu quê hương, đất nước,con người, chăm chỉ sống trung thục và có trách nhiệm. Qua những tác phẩm văn học chọn lọc và dặc sắc, môn ngữ văn giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có lòng trác ẩn, vị tha, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn. tác phẩm văn chương bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc đẻ góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam.

Mỗi bài học sẽ giúp học sinh thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với dời sống của mỗi con người, có thói quen và niềm vui đọc sách, có tinh thần tiếp thu tinh hoa và văn hóa của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức, thái độ và tác phong của một công dân toàn cầu.

Cách học hiệu quả môn văn.

Học văn không hề khó. nếu bạn có đủ nghị lực và say mê, bạn sẽ nhận thấy môn văn là môn học thú vị, cần thiết phải học thật tốt.

Học tốt môn văn, trước hết bạn cần chuẩn bị trước khi học bài ở trên lớp. Khi ở trên lớn, bạn phải lắng nghe bài giảng của thầy cô giáo. Điều gì chưa hiểu thì trảo đối với bạn bè, thầy cô.

Ở nhà, bạn cần đọc sách. Hãy đọc những tác phẩm hay, ghi nhớ và cảm nhận sâu sắc. Đọc văn mẫu cũng là cách giúp bạn nhanh chóng thấu hiểu nội dung tác phẩm, vấn đề văn học mà bạn quan tâm.

Tích cực luyện tập bài tập ở nhà. Việc luyện tập giúp khắc sâu kiến thức và rèn luyện cho bạn kỹ năng làm bài văn.

Hãy quan tâm đến các sự kiện văn học. Không khí của các sự kiện giúp bạn càng thêm yêu văn chương và thích học văn mỗi ngày.

  • Kết bài:

Cốt lõi của giáo dục là giúp người học phát triển bản thân, bồi dưỡng ở họ những phẩm chất và năng lực tốt đẹp phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của bộ môn Ngữ văn. Trong một thế giới mới, con người không những có thể làm việc thành công mà còn phải sống đẹp. Bởi vậy, bồi dưỡng tâm hồn cao đẹp, biết trân trọng và tận hưởng các giá trị cuộc sống và biết tìm kiếm hạnh phúc là một nhiệm vụ hết sức cần thiết.

24 tháng 6 2020

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.

Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.

Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

                          Em có nghe mùa xuân về tiếng gõ cửa                           Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang                           Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn                           Từng nhành lá mướt non màu áo mới.                             Em có nghe xuân về vui phơi phới                            Bao nụ cười tươi mới dạng trên môi                            Khắp không gian dộn dã như gọi...
Đọc tiếp

                          Em có nghe mùa xuân về tiếng gõ cửa 

                          Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang 

                          Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn 

                          Từng nhành lá mướt non màu áo mới. 

 

                           Em có nghe xuân về vui phơi phới 

                           Bao nụ cười tươi mới dạng trên môi 

                           Khắp không gian dộn dã như gọi mời

                           Phố náo nức dòng người như chảy hội.

dựa vào ý bài thơ trên kết hợp với trí tưởng tượng của mk , hãy viết thành 1 bài văn miêu tả : buổi sáng mùa xuân

1

    Sau một đêm cuối đông giá rét, đã nhường chỗ cho những tia nắng xuân ở khu phố em.

    Buổi sáng hôm ấy bầu trời se se lạnh lan tỏa khắp  khu phố một cảm giác êm đềm ấm áp như đang lay động mọi cảnh vật ở khu phố em. Những án mây trắng, nhè nhẹ bay bồng bềnh tạo ra những hình thù kì lạ. Những nàng gió nô đùa trong từng kẽ lá vòm cây. Cảnh vật khu phố em càng thêm ồn ào náo nhiệt với những đàn chim én bay lượn trên không trung tạo nên một khung cảnh kì lạ, thanh bình.

    Xa xa những giọt sương ban mai còn đọng trên lá hòa với những tia nắng xuân đầu tiên tạo nên những viên pha lê tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Càng lúc, mặt trời càng lên cao khu phố em dần hiện rõ ra. Những tia nắng xuân vươn dài những sải chân đến từng góc ngách, con hẻm, từng khe cửa,…

    Trong ánh sáng dìu dịu của mùa xuân đã lam cho cảnh vật khu phố em như bừng tỉnh giấc sau một mùa đông dài. Những cành cây đang thay áo mới, đâm chồi nảy lộc như muốn ôm nắng xuân vào lòng. Những nụ mai như e thẹn hé nở, những cánh hoa đầu tiên như dang tay đón chào bà chúa xuân. Không những như thế những cánh hoa ly ly, đào, mào gà,… cũng thi đua khoe áo mới làm cho khu phố em càng them lộng lẫy, yêu kiều, diễm lệ. Hòa trong niềm vui của vạn vật, mọi nhà, mọi vật cũng trang hoàng câu đối đỏ, cờ đỏ sao vàng được treo khắp nơi bay phấp phới trong gó như reo mừng đón chào một buổi sáng mùa xuân. Người lớn náo nức trung bày bánh trái, còn những đứa con nít thì xúng xính trong bộ quần áo mới đang vui cười, nô đùa. Xe cộ trên đường rất thưa thớt không tấp nập như mọi ngày thỉnh thoảng chỉ có vài chiếc xe mọi người chở nhau đi chúc tết, đi lễ chùa,… mặt ai ai cũn hớn hở vui vẻ. Tất cả mọi vật, mọi người đã tạo ra một khung cảnh mùa xuân ơ nơi khu phố em.

    Buổi sáng mùa xuân ở khu phố em là thế đó. Nó để lại trong em những kỉ niệm khó quên,khó phai nhòa trong tâm trí của em.

21 tháng 6 2020

chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm
  do cánh chuồn chuồn mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa độ ẩm của không khí tăng cao, trong khhong khí có nhiều hơi nước đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng khiến chúng bay là là sắt mặt đất. Khi trời nắng độ ảm thấp nên cánh chuồn chuồn khô ráo và nhẹ hơn nên sẽ bay cao
mik chỉ giúp được 1 câu thui, thông cảm nha!:))


    

24 tháng 6 2020

-Tác giả đã sử dụng rất nhiều từ láy trong  việc miêu tả và thể  hiện được tính cách, ngoại hình của cậu.

-TD: các từ láy ấy đã thể hiện được hình ảnh Lượm - một em bé liên lạc nhỏ nhắn với tính cách vui tươi, đáng mến , đáng yêu, hồn nhiên , yêu đời và đặc biệt nhất là chú bé ấy không sợ hiểm nguy, quyết tâm góp sức mình vào cuộc kháng chiến .

21 tháng 6 2020

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Qua đó, tác giả đã thể hiện những khát vọng đẹp đẽ,trong sáng của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận,hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mìnDế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Qua đó, tác giả đã thể hiện những khát vọng đẹp đẽ,trong sáng của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận,hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. !!! NHỚ cho MÌNH NHA!!

21 tháng 6 2020

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đầu tiên, chúng ta phải kể đến ngoại hình ấn tượng của Dế Mèn. Nhân vật này được tác giả Tô Hoài xây dựng và khắc họa là có hình thể đẹp, cơ thể cường tráng khỏe mạnh vô cùng. Đôi càng thì mẫm bóng, những cái vuốt ở chân thì cứng dần và nhọn hoắt. Không những vậy, đôi râu của Dế Mèn thì lúc nào cũng rung rinh đầy tự hào, dáng đi thì lúc nào cũng oai vệ và trịnh trọng. Chính vì vậy, Dế Mèn đã cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hung hăng hống hách và vô cùng tự phụ. Điều này thể hiện qua việc Dế Mèn thường xuyên đi trêu chọc những người xung quanh và còn vô cùng khinh thường người bạn Dế Choắt xấu xí, và yếu đuối hơn mình. Hơn nữa, chính Dế Mèn là người gây ra cái chết của Dế Choắt khi để Choắt lĩnh hậu quả việc mình làm. Tóm lại, Dế Mèn là người có thân hình đẹp nhưng tính cách thì hung hăng, hống hách coi trời bằng vung và phải nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình.

"đã": Phó từ

21 tháng 6 2020

                                                                      Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp

                                                                      Con thuyền xuôi mái nước song song”

Những lời thơ “ Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận gợi nhắc hình ảnh dòng sông Hồng với điệu chảy chầm chậm. Con sông đã gắn liền với đời sống người dân Việt Nam.

Thượng lưu dòng sông bắt nguồn từ miền đất Trung Hoa xa xôi, tự lâu nó đã song hành với nền văn hóa lúa nước của dân tộc. Tên con sông do màu nước luôn đỏ nặng phù sa mà được gọi là sông Hồng. Lòng sông rộng và sâu, ngày ngày thuyền bè đi lại tấp nập trên dòng nước để trao đổi mua bán. Cả con sông lúc nào cũng nhộn nhịp. Con sông nhẫn nại ngày ngày đem nguồn nước phì nhiêu, màu mỡ tưới tắm vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn. Nhìn từ xa, dòng sông uốn lượn mềm mại như tấm lụa điều quý giá, khẽ vắt qua những cánh đồng lúa, ôm ấp nhũng lũy tre, xóm làng. Từ bao đời, sông phản chiếu chiều sâu văn hóa của từng vùng đất mà nó đi qua. Từng con sóng gợn lăn tăn xô nhau tới tận chân trời. Sông Hồng vào mỗi buổi chiều trầm ngâm ngắm nhìn bầu trời sâu vời vợi với những cánh chim nhỏ xinh chao liệng trên bầu trời. Dọc đôi bờ con sông, bao bãi mía nương dâu cứ xanh tốt một màu tới ngút ngàn, lúc nào cây lá cũng xanh mượt mà bởi nguồn nước tưới tiêu dồi dào. Mỗi sớm mai, khi làn sương còn lảng vảng trên mặt sông, nghe như vang vọng tiếng mái chèo gõ vào mạn thuyền của người dân chài. Dưới dòng nước mát lành này, có biết bao loài cá nước ngọt đang tung tăng bơi lội tạo nên nhịp sống sinh động không bao giờ ngơi nghỉ của con sông. Sông Hồng bao dung nuôi dưỡng, ấp ủ những ước mơ tuổi thơ.

Dòng sông như một con người vậy. Đôi khi trầm lặng ánh chiếu sự bình yên của xóm làng với nhịp nước lặng lờ trôi. Có khi vào mùa nước lũ, sông gồng mình lên với những sóng nước cuồn cuộn. Nước đục ngầu như da mặt ai lúc cáu gắt, bẳn tính. Con đê lúc này cũng phải chống lưng ngăn những cuộn nước dữ dội. Sông Hồng thay đổi tính cách đến khó lường nhưng đi đâu xa người dân quê em vẫn nhớ về người cố hương hay trái gió trở giời ấy. Nhớ những lúc sông hiền hòa, chảy êm đềm, nhớ những trưa hè, sông dang rộng vòng tay ôm những đứa con bé bỏng vào lòng. Dòng nước vẫn nhẹ trôi mang màu vĩnh cửu của thời gian, nguồn nước ngọt ngào nuôi lớn mảnh kí ức tuổi thơ em.

Sông Hồng mang vẻ đẹp bình dị như chính người nông dân Việt Nam. Dù đi đâu về đâu, hình ảnh dòng sông thân thương còn sống mãi trong tâm trí em.