Viết đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thư viện rộng quá!
Bạn Thư hát hay quá!
Dòng sông thơ mộng lắm!
thư viện rộng quá !
Bạn Thư hát hay quá!
dòng sông thơ mộng quá !
Trong "Chiếc Lá Cuối Cùng", nhân vật mà em rất thích là Julia, người luôn tỏ ra mạnh mẽ và quyết đoán . Không chỉ là một nhân vật nữ thông minh, Julia còn là nguồn động viên lớn cho nhóm khi mọi thách thức đến. Bằng sự kiên nhẫn và tận tâm , cô ấy đã vượt qua mọi khó khăn, tạo nên một hình ảnh mạnh mẽ và đầy ấn tượng trong tâm trí em. Sự nhạy bén và tình cảm của Julia giúp em cảm nhận được tình thương và sự hy sinh là những yếu tố quan trọng để xây dựng nhân vật tuyệt vời này.
Ngày 19/5, tại khuôn viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã diễn ra Ngày hội STEM 2019 với chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” nhằm hưởng ứng Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Giữa cái nắng 40 độ của Hà Nội, các hoạt động Hội và Học vẫn diễn ra hết sức hào hứng, thu hút khoảng 1.000 lượt học sinh, phụ huynh và các thầy cô tham gia.
Nét nổi bật của Ngày hội năm nay là sự thể hiện vai trò của các em học sinh, sinh viên trong nhiều hoạt động như trình diễn khoa học, tổ chức các thí nghiệm tại các gian trưng bày, đứng lớp dưới sự hỗ trợ của thầy cô và thuyết trình tại hội thảo. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các “trường làng” tại Ngày hội cũng tạo một dấu ấn đặc biệt.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, đây là lần thứ 4 ông tham gia sự kiện này và cảm nhận “Ngày hội ngày càng đông vui”.
Chia sẻ về chủ đề của Ngày hội năm nay, Thứ trưởng nói, trong Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể tìm thấy những cái tên gắn với tên quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium…; và ông bày tỏ hy vọng, từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sẽ có ngày xuất hiện một nhà khoa học khám phá ra nguyên tố mới gắn với tên Việt Nam.
Không dự lễ khai mạc nhưng ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo - với tư cách cá nhân, đã đến thăm một số lớp học mẫu theo tiếp cận STEM trong khuôn khổ Ngày hội và trò chuyện cùng những người đứng lớp, ông Đỗ Hoàng Sơn, thành viên Ban tổ chức, cho biết.
Theo Ban tổ chức, thu hút đông học sinh nhất là những lớp học lập trình robot. Đặc biệt, 3 trong số 4 lớp học lập trình robot tại Ngày hội là do các trường làng, trường huyện của Nam Định, Lào Cai, và Điện Biên tổ chức.
“Mô hình của chúng tôi tái hiện trận Điện Biên Phủ với các xe robot điều khiển từ xa,” cô Đào Thị Loan, Bí thư chi đoàn trường tiểu học Bế Văn Đàn, TP. Điện Biên, giới thiệu. Đây là kết quả mà các thầy cô ở trường tạo ra sau 2 ngày được Liên minh STEM tập huấn và dạy lại cho học sinh. “Các em rất hào hứng, em nào cũng muốn sờ vào robot và nhiều em muốn lập trình cho chúng nữa.”
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thoa, giáo viên tin học trường tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thì cho biết, tại trường của cô cũng có rất nhiều em muốn học lập trình robot nhưng chỉ có 40 em được chọn vào CLB STEM vì chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu. Nguyện vọng của trường là tìm được nguồn tài trợ ổn định hơn để các em ai cũng có cơ hội tham gia CLB STEM.
Đăng ký lớp lập trình cảm biến ánh sáng của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, em Nguyễn Đặng Trường Giang, lớp 6, trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết, "Đây là lần đầu tiên em được lập trình 'cool' như thế này. Hồi cấp 1 bọn em cũng học lập trình nhưng chỉ di chuyển hình vẽ trên máy thôi, còn ở đây có cả đèn bật/tắt khi em che ánh sáng đi".
Một hoạt động khác cũng thu hút nhiều học sinh, đặc biệt học sinh cấp 3, là tham quan các phòng thí nghiệm trong khuôn viên ĐH Khoa học tự nhiên. Tại đây, các em được nghe các nghiên cứu viên giới thiệu từng loại máy móc phục vụ những công việc gì; và được tự tay sờ thử, soi thử các mẫu vật.
Ở phần bài giảng đại chúng PGS. TS. Nguyễn Thị Hà - Giảng viên cao cấp hạng 1 trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giải thưởng Kovalevskaia 2018 - đã trình bày về chủ đề kiểm soát và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các giải pháp dựa trên cộng đồng. Bài giảng của cô không chỉ cung cấp hiểu biết về tình trạng ô nhiễm nước, không khí và rác thải nhựa ở Việt Nam mà còn chỉ ra mỗi cá nhân có thể góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm như thế nào nhờ 3 chữ T: tiết giảm, tái chế và tái sử dụng.
Tiếp theo đó, trong bài giảng “Hố đen”, TS. Phạm Tuấn Anh - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - trình bày về quá trình khám phá những bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Nhà khoa học trẻ cho biết, chỉ cách đây vài chục năm, không ai tin vào sự tồn tại của hố đen nhưng ngày nay, người ta đã có cơ sở để tin rằng tồn tại ít nhất một hố đen ở tâm của mỗi thiên hà. "Đáng tiếc là, có rất ít trường đại học ở Việt Nam dạy môn thiên văn và nếu có dạy, chủ yếu dạy thiên văn cổ điển chứ không phải thiên văn vật lý với những vấn đề rất nóng hiện nay," anh nói. Bài giảng của anh đã đã khiến cử tọa, phần đông là sinh viên, vô cùng thích thú và đặt nhiều câu hỏi trở lại cho diễn giả.
Kéo dài nhất - gần 4 tiếng đồng hồ - cũng là hoạt động kết thúc Ngày hội, Hội thảo "STEM tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo" được nghe báo cáo của gần một chục thầy cô đến từ những ngôi trường đang chủ động triển khai giáo dục STEM trong điều kiện chưa có ngân sách chính thức của nhà nước ở Hà Nội, Nam Định, Lào Cai, Hạ Long, Hải Phòng, Nghệ An. Hội thảo cũng thử lý giải vì sao việc triển khai giáo dục STEM ở địa phương dường như thuận lợi hơn so với ở thành phố. Một số ý kiến cho rằng, có thể do ở thành phố, học sinh và cha mẹ học sinh vẫn coi trọng việc học để lấy điểm và đi thi hơn vì vậy hoạt động giáo dục STEM, vốn còn mang nặng tính ngoại khóa, chưa trở thành ưu tiên. Hiếm có hội thảo nào về giáo dục STEM thu hút được nhiều báo cáo từ các trường ở địa phương như vậy và những báo cáo đó "giúp chúng ta nhận thấy không cần phải sợ STEM vì đó không phải cái gì khó và đắt tiền," hội thảo kết luận.
Bài làm
Sáng nay, em dậy sớm cùng mẹ theo mọi người ra nhà văn hóa thôn để tham gia ngày hội mùa xuân. Hằng năm cứ đến ngày này, người dân khắp thôn sẽ nô nức tham gia ngày hội với hoạt động chính là cuộc thi gói bánh chưng. Từ tối hôm trước, các đội thi đã đến sân để chuẩn bị sẵn các nguyên liệu như rửa lá dong, ngâm đỗ và nếp. Để sáng nay, sau khi làm lễ khai mạc rộn ràng thì cuộc thi chính thức bắt đầu. Mỗi đội thi gồm ba thành viên ở ba độ tuổi khác nhau, điều đó góp phần thể hiện tinh thần tiếp nối truyền thống dân tộc - một ý nghĩa cao cả của hội thi. Sau tiếng còi của trọng tài, các thành viên nhanh chóng bắt tay vào gói bánh. Mỗi đội cần gói ba chiếc bánh với ba kích cỡ khác nhau, nhờ đó thể hiện được kĩ năng gói bánh điêu luyện của mình. Khán giả xung quanh trầm trồ và thích thú lắm. Ai cũng ra sức cổ vũ cho đội của xóm mình, nhanh chóng gói bánh. Bởi thời gian thi đấu cũng có hạn. Khi thời gian kết thúc, các đội đánh dấu bánh của đội mình, sau đó đem đi luộc. Trong lúc chờ bánh chín, cả thôn cùng nhau ca hát, nhảy múa quanh bếp lửa. Đó là những ca khúc về mùa xuân tuy đã cũ nhưng vui tươi rộn ràng. Tiếp đó là bầu không khí ấm cúng lúc các cụ già kể chuyện về các mùa Tết trước đây, khi đất nước còn chiến tranh. Cứ thế, thời gian nhanh chóng trôi qua đến lúc bánh chín. Thành phẩm đem chia cho các bà con cùng nhau chấm điểm. Cuối cùng có đội thắng và có đội thua nhưng tất cả đều rất vui vẻ và hào hứng. Đó chính là ngày hội mùa xuân ở quê hương em đó.