K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn...
Đọc tiếp

Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống

đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]

Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

Câu 4: Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên.

0
Môn sinh học bao giờ cũng là tiết học được lớp em hào hứng chờ đợi nhất, bởi lẽ đây là bộ môn nghiên cứu về thế giới sinh vật (có cả con người). Trong giờ học, thầy cô giảng dạy thường tổ chức các hoạt động cho chúng em học nhóm, quan sát thực tiễn. Giờ học không bị áp đặt về kiến thức và luôn vui vẻ, sôi nổi, chính vì vậy cứ tới tiết sinh học chúng em lại chăm chú...
Đọc tiếp

Môn sinh học bao giờ cũng là tiết học được lớp em hào hứng chờ đợi nhất, bởi lẽ đây là bộ môn nghiên cứu về thế giới sinh vật (có cả con người). Trong giờ học, thầy cô giảng dạy thường tổ chức các hoạt động cho chúng em học nhóm, quan sát thực tiễn. Giờ học không bị áp đặt về kiến thức và luôn vui vẻ, sôi nổi, chính vì vậy cứ tới tiết sinh học chúng em lại chăm chú nghe và sôi nổi khi làm bài tập.

   Thầy giáo vừa bước vào lớp cả lớp đứng ngay ngắn chào thầy và không quên mỉm cười vui vẻ, thầy cũng chào cả lớp và cười với chúng em. Sau đó thầy kiểm tra bài cũ, và bắt đầu dẫn dắt vào bài mới. Chúng em được chuẩn bị trước bài ở nhà nên hầu như ai cũng rất tự tin để tiếp nhận bài học của thầy.Nếu các buổi học trước chúng em đã được thầy dạy để hiểu biết về tảo, rêu, quyết rồi các khái niệm sơ lược về phân loại thực vật, cũng như nguồn gốc và sự phát triển của thực vật thì tới bài học hôm nay, thầy dạy về vai trò của thực vật. Thầy viết từng chữ rõ ràng, ngay ngắn tên bài học trên chiếc bảng xanh “Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu” . Cả lớp ở dưới chăm chú nghe và viết bài vào vở hệt như bầy sẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ góp nhặt những điều tốt lành. Lớp học im phăng phắc chỉ nghe thấy tiếng bút ghi sột soạt trên giấy. Thầy nói rằng thực vật ngoài việc quang hợp tạo ra chất hữu cơ làm thức ăn cho nhiều loại sinh vật khác thì thực vật còn có chức năng điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường đó cũng chính là lý do chúng ta cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối chính là bảo vệ môi trường sống trong lành của chính mình. Màn hình trình chiếu bài giảng được thầy sử dụng hiển thị bài giảng của mình, trên màn hình chúng em nhìn thấy sơ đồ trao đổi khí. Cây qua quá trình quang hợp sẽ hấp thụ khí Cacbonic và tạo ra khí oxy-khí vô cùng quan trọng cho sự sống- nhằm giữ cân bằng các khí này trong không khí. Thỉnh thoảng trong lời giảng thầy lại ân cần hỏi cả lớp “các em có hiểu không nào?”, đáp lại thầy là những màn đáp đồng thanh “có ạ!”. Tiếp đó, thầy chia chúng em thành bốn nhóm lớn, và nhiệm vụ của chúng em là hoàn thành vào phiếu lợi ích của cây đối với việc cản trở lượng mưa lớn, gió lớn, điều hòa được nhiệt độ trong không khí cũng như đối chiếu với việc nếu không có cây, không có rừng thì điều gì sẽ xảy ra. Các nhóm thi đua để được nhận cờ điểm tốt nên bạn nào bạn nấy đều hang say làm việc, thảo luận nhóm. Giờ học của chúng em có tính gắn kết đồng đội hơn bao giờ hết. Sau đó kết quả của các nhóm được trình bày, cuối cùng, nhóm em đã giành được chiến thắng và nhận được ba lá cờ điểm tốt, cả đội vui mừng, hớn hở như vừa lập được chiến công. Trên màn hình trình chiếu của thầy, hiện lên những hình ảnh của việc ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán… xảy ra do việc chặt rừng bừa bãi. Từ đó chúng em hiểu thêm về tầm quan trọng to lớn của thực vật đối với việc điều hòa khí hậu. Tổng kết lại, thầy nhắc tới thực vật, tới rừng như lá phổi xanh của con người, mang cho con người nhiều giá trị to lớn. Từ đó chúng em đúc kết ra hành động cần phải làm để bảo vệ môi trường. Lời dạy của thầy cứ nhẹ nhàng như thế, đi vào vun đắp hiểu biết của chúng em.

   Tiết học sinh học bao giờ cũng là tiết học vô cùng thú vị không những bởi cách dạy hấp dẫn, phong phú của thầy mà còn bởi môn học này vô cùng gần gũi và có tính thực tế cao. Chúng em vô cùng biết ơn thầy và sẽ luôn nuôi dưỡng niềm yêu thích môn học này cũng như những môn khoa học khác, bởi kiến thức là vô tận, và con đường khám phá, chinh phục kiến thức luôn thú vị, rộng mở.

   
0
  Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò      Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm      Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao      Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua      Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa      Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa...
Đọc tiếp
 

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

     Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

     Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

     Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

     Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

     Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

     Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

     Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

     Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

 

Em nhận xét gì về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ trên? ( giúp em với ạ!!!!!)

0