Câu 1. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên.
Câu 2. Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?
A. Bộ xương ngoài. B. Lớp vỏ.
C. Xương cột sống. D. Vỏ calcium.
|
Câu 3. Quan sát hình bên về cấu tạo nấm độc và cho biết thành phần
cấu tạo nào sau đây thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được?
A. (1), (2).
B. (5), (6).
C. (3), (6).
D. (3), (4).
Câu 4. Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?
A. Rêu. B. Hạt trần. C. Dương xỉ. D. Hạt kín.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng: Lực là nguyên nhân làm cho
A. vật chuyển động. B. thay đổi hướng chuyển động.
C. vật thay đổi tốc độ chuyển động. D. vật bị biến dạng.
Câu 6. Trọng lượng của vật
A. là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. có đơn vị là kg.
C. là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. tỉ lệ với thể tích của vật.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn An đóng đinh vào tường.
Câu 8. Lực kế là dụng cụ để đo
A. khối lượng. B. trọng lượng. C. trọng lượng và khối lượng. D. lực.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
Câu 10. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có
A. trọng lực. B. lực hấp dẫn. C. lực búng của tay. D. lực ma sát.
Câu 11. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng.
Câu 12. Trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy bằng pin dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng?
A. Cơ năng. B. Hoá năng. C. Nhiệt năng. D. Quang năng.
Câu 13. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
A. quả bóng bị Trái Đất hút. C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
B. quả bóng đã bị biến dạng. D. một phần cơ năng chuyển đã hoá thành nhiệt năng.
Câu 14. Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là
A. nhiệt năng. B. quang năng. C. hoá năng. D. cơ năng.
Câu 15. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do
A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
Câu 16. Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh.
D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thuỷ tinh.
Câu 17: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:
A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng về Trái Đất quá yếu.
D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
Câu 18: Ngân Hà là:
A. thiên hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời
B. một tập hợp nhiều thiên hà trong vũ trụ
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời
D. dải sáng trong vũ trụ.
Câu 19: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?
A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.
C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.
D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất.
Câu 20: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
A. tốc độ lớn hơn
B. tốc độ nhỏ hơn
C. cùng tốc độ
D. tốc độ không thay đổi
II. Tự luận
Câu 1. Hai bạn tranh cãi nhau về san hô. Một bạn nói san hô thuộc giới Thực vật vì nó có thể nảy mầm tạo nên rất nhiều nhánh mà ta nhìn thấy như một vườn san hô. Bạn kia lại cho rằng san hô thuộc giới Động vật. Ý kiến của em là gì?
Câu 2. Hãy xây dựng khóa lưỡng phân cho các động vật ở hình ảnh sau:
Chim vành khuyên Cóc thạch sùng Giun đất |
Câu 3. Biểu diễn các lực sau với tỉ xích 1cm ứng với 2N.
a) Lực F1 có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 8 N.
b) Lực F2 có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 6N.
c) Lực F3 có phương hợp với phương ngang một góc 45°, chiều từ trái sang phải, hướng lên trên, độ lớn 5 N.
Câu 4.
a) "Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó, nếu khối lượng của vật không đổi thì trọng lượng của vật không đổi''. Theo em điều này có đúng không?
b) Giải thích ý nghĩa của câu nói "Nước chảy đá mòn" và chỉ ra bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá.
Câu 5. Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 150km/h. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?
Câu 6. Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng.
Câu 7 : Nguyệt thực là gì ? Hãy vẽ hình minh họa giải thích hiện tượng đó ?