K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2019

Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…

Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.

Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.

Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.

Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.

Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”.

Trả lời :

Nhan đề sống chết mặc bay bắt nguồn từ ý nghĩa của câu tục ngữ: '' Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi ". câu tục ngữ thể hiện sự thờ ơ, lạnh nhạt của một số ng trc những vấn đề của xã hội. Nhan đề tác phẩm có dụng ý phê phán sự vô tâm, vô trách nhiệm của tên quan phủ. Đồng thời, Phạm Duy Tốn còn lên án mạnh mẽ sự thối nát trong chế độ thực dân nửa phong kiến, đặc biệt là những tên " quan phụ mẫu " - " cha mẹ " của dân phong kiến trc cảnh đê bị vỡ, ng dân lâm vào cảnh " nghìn sầu muôn thảm " .

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

11 tháng 5 2019

Mở bài: 

- Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.

Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc. - Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm. - Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản. 

    Bài làm

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác?  Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.   Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.    Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay" 

 

11 tháng 5 2019

#)Giải :

       Vai trò của vành đai mặt trời :

          - Vành đai Mặt trời (Sun Belt) là khu vực băng ngang miền Tây và Tây Nam nước Mỹ. Trong vài thập kỷ qua, khu vực Vành đai Mặt trời chứng kiến sự phát triển về ... cử của Hoa Kỳ đều xuất thân từ các tiểu bang thuộc Vành đai Mặt trời (ngoại trừ Gerald Ford )

        #~Will~be~Pens~#

11 tháng 5 2019

Vành đai Mặt Trời” là vùng công nghiệp mới của Hoa Kì tập trung ở phía Nam, Tây Nam và Đông Bắc. 
Tác động của cuộc cách mạng KH-KT và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã làm xuất hiện ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp và nghiên cứu khoa học ở phía nam và tây Hoa Kỳ làm xuất hiện “Vành đai Mặt Trời”

~ Học tốt ~ K cho mk nhé! Thank you

11 tháng 5 2019

Ông cha từ xưa đến nay luôn sống theo những đạo lí tốt đẹp. Một trong những đạo lý tốt đẹp đó là tinh thần tương thân tương ái. Điều đó đc đút kết qua câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách" 
'Lá lành' là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá.'Lá rách 'là chiếc lá bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên ko còn nguyên vẹn như lúc trước.Ta thử nhìn lên một thân cây với nhìu cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài , bao trùm che lấp 1 vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng,bánh ú dc gói = nhìu lớp lá :Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong la những lớp lá nhỏ , xấu xí,ko nguyên vẹn. Chính nhờ nhìu lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nen nhìn vào ta ko thấy dc những chiếc lá xấu ở trong.Nhờ những chiếc lá tốt áy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người ko may mắn, có cuộc sống thíu thốn...Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rach ko may mắn,co cuộc sống thíu thốn thì lễ nào ta là con người mà ko biết giúp đỡ ,yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội,ai cũng mún có cuộc sống sung sướng đầy dủ nhưng mấy ai dc như ý mún của mình,có người gặp những điều ko may này nối típ những đìu ko may khác.Trước hoàn cảnh đó, cũng là anh em sống trong 1 đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn.Đùm bọc,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người.Sống trên 1 lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng 1 tổ tiên ,1 lịch sử,như vậy là anh em trong 1 nhà.Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu,sang hay hèn đều là con người,thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lý làm người.Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao gian nan khổ sở mà vẫn đứng vững,vẫn trường tồn..Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.
Những trận thiên tai, lũ lụt giáng xuống các miền đồng = Nam bộ cũng như các vùng cao nguyên gây biết bao thiệt hại về tài sản sinh mạng của con người. Thế nhưng nhờ 'Lá lành đùm lá rách','Của ít lòng nhiều' của bà con,của nhân dân đóng góp nên cũng an ủi và giải quyết được phần nào những mất mát đau thương ấy.Tình yêu đồng bào,đồng loại đã làm ấm lại, làm lành lại những nổi đau, những vết thương vì hoàn cảnh.Sự đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình nhân ái trong nhân dân và nó lá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: 
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 
Lấy trí nhân để thay cường bạo” 
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế 
Người với người sống để yêu nhau".

11 tháng 5 2019

Một trong những đạo lý truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay đó chính là tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia trong cuộc sống. Đó là thứ tinh thần cao quý, có thể giúp con người ta vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Điều này đã được ông cha ta đúc rút qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta muốn gửi gắn đến con cháu muôn đời bức thông điệp gì? “Lá” ở đây là hình ảnh mang tính biểu tượng. “Lá lành” là tượng trưng cho những cuộc sống đầy đủ, ấm no,hạnh phúc, trong khi đó, “lá rách” lại tượng trưng cho những mảnh đời bất hạnh, thiếu thốn, đau khổ trong cuộc sống . “Đùm” là động từ mang nghĩa đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ. Như vậy, với câu tục ngữ ngắn gọn và sâu sắc, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu muôn đời bài học về cách chia sẻ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc đời.
Đây là một quan niệm hoàn toàn hợp lý và có ý nghĩa. Thật vậy, con người sinh ra trong cuộc đời không phải ai cũng có cho mình một cuộc sống như mình mong muốn. Có những người khi sinh ra đã bị tật nguyền, mặc những căn bệnh bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, mất mát,..Cũng trong khi đó, có những người sinh ra đã có một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc. Mà một xã hội có ý nghĩa, để phát triển được, thì xã hội ấy cần có sự sẻ chia, sẻ chia giữa những người giàu và nghèo, đầy đủ và khó khăn, Một sự giúp đỡ lúc hoạn nạn, nghịch cảnh cũng giống như một ngọn lửa ấm áp sưởi ấm tâm hồn lạnh giá, tan vỡ của một trái tim đang chứa đầy khổ đau. Dù chỉ nhỏ hay là lớn, nhưng nó cũng đáng quý và đáng trân trọng vô cùng. Bác Hồ trong nạn đói năm 1945 đã kêu gọi nhân dân góp gạo cứu đồng bào với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, người dân trên khắp mọi miền đất nước góp gạo nuôi chiến sĩ, bộ đội. Ngày nay, sự sẻ chia, tương thân tương ái cũng được thể hiện rất rõ, ngày càng nhiều những tổ chức từ thiện, những tấm lòng hảo tâm đứng lên kêu gọi quyên góp để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống. Ngọn lửa của trái tim nhân ái như được lan ra với toàn dân tộc.
“Lá lành đùm lá rách” là một đạo lý truyền thống của dân tộc, nó giúp xã hội ngày một gắn kết, tình yêu thương giữa con người ngày càng đi lên, đời sống ngày càng phát triển, xóa đói giảm nghèo. Và vì cho đi là nhận lại. Khi ta biết sẻ chia, đùm bọc, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, ta cũng sẽ nhận lại cho mình được sự thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn, sự yêu mến, cảm kích của những người xung quanh, để rồi đổi lại khi chính bản thân cần sự giúp đỡ, họ cũng luôn sẵn sàng trợ giúp ta. Có những người cả đời làm từ thiện nhưng họ không mong nhận lại được cái gì cao cả mà chỉ đơn thuần là trái tim hô rung cảm, yêu thương với người khác, họ cho đi với ước nguyện hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một xã hội phát triển là một xã hội mà ở đó những cá nhân luôn yêu thương, đùm bọc, cùng hướng về mục tiêu chung, mà căn cốt của điều đó, con người cần phải biết sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, có như thể cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp, giàu tình yêu thương, vị tha.

11 tháng 5 2019

lak sao chưa rõ câu hỏi

11 tháng 5 2019

k mik nhà

10 tháng 5 2019

Trả lời :
  Câu tục ngữ có 8 chữ chia thành 2 vế đối nhau, chữ “hay” vần với chữ “cày”: “Có học mới hay // có cày mới biết”. Vế 1 nói về việc học chữ, học văn hóa: vế 2 nói về học trong lao động, học cày, học làm ruộng. Nghề nông là nghề chính rất lâu đời của nhân dân ta. Câu tục ngữ này còn nêu lên bài học: học đi đôi với hành, học văn hóa kết hợp với học trong lao động sản xuất.

~ Thiên mã ~
 

10 tháng 5 2019

 Câu tục ngữ này có 8 chữ chia thành 2 vế đối nhau, chữ “hay” vần với chữ “cày”: “Có học mới hay // có cày mới biết”. Vế 1 nói về việc học chữ, học văn hóa: vế 2 nói về học trong lao động, học cày, học làm ruộng. Nghề nông là nghề chính rất lâu đời của nhân dân ta. Câu tục ngữ này còn nêu lên bài học: học đi đôi với hành, học văn hóa kết hợp với học trong lao động sản xuất.

10 tháng 5 2019

xl, lp mk là thầy chủ nhiệm chứ ko phải là cô

10 tháng 5 2019

rất là vui tính luôn

hết lòng vì học trò

thường hay cho đi chơi nữa

10 tháng 5 2019

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. 
Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. 
Mặt trời lên, màn sương tan dần. ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ. 
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ớt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

10 tháng 5 2019

Bạn tham khảo nhé:

Nếu như xuân đến mang theo những làn mưa bụi giăng giăng êm đềm , thu sang mang theo hương nồng ổi chín và cái gió lạnh dịu ngọt và đông đến mang theo cái se lạnh cắt thịt thì hè về lại khoác lên cho vạn vật tấm áo mới rực rỡ, óng ánh hơn. Chính vì thế nên mùa hè luôn tỏa nắng trong tâm hồn em.

Mùa hè là mùa của nắng. Nắng hè không yên ả, dịu dàng mà gay gắt, rực rỡ như đang căng hết sức lực để làm bừng sáng và ấm nóng không gian sau những tháng ngày lạnh giá mà nàng đông ghé qua. Vạn vật như thêm luồng sinh khí mới, tươi tắn và rạng ngời hơn. Những cành cây bàng, cây phượng hay những đầm sen đang rung rinh theo gió, đùa nghịch với nắng hồng. Mọi vật như đang khoác lên mình chiếc áo mới, óng ánh, tươi trẻ, sặc sỡ để cùng hòa mình vào bữa tiệc khổng lồ của trần gian. Những cây phượng vĩ in trên nền tròi mâm xôi gấc khổng lồ để cùng giao duyên với vạn vật. Và ông mặt trời như đang reo vui trên đỉnh non cao. Có lẽ một âm thanh không thể thiếu là tiếng ve rộn ràng như những bản nhạc giao hưởng đầy mời gọi và quyến rũ, góp phần hoàn thiện không khí rộn ràng, náo nức khi hè về. Để ý mới thấy, trong vườn nhà em những cây rau nhỏ lá xanh mướt mỡ màng, béo mũm hơn hẳn. Cảm giác không gian ngập tràn lời ca tiếng hát reo vui của chim muông, của hương sắc tinh khôi, của lòng người say đắm.

Mùa hè đến cũng là lúc làng quê đang vào vụ gặt. Những cánh đồng với đợt sóng lúa nối đuôi nhau chạy dài tít tận chân trời. Thỉnh thoảng, nghe đâu đây như có tiếng thì thầm của những bông lúa uốn câu đang ghé sát nhau. Khắp không gian tràn ngập hương lúa đồn nội, ngào ngạt sánh quyện cùng với công sức mồ hôi của các bác nông dân. Từng đoàn xe kéo nhịp nhàng chở lúa đổ về sân. Chà! Cảnh tượng ấy mới đẹp và thịnh vượng làm sao. Trên cánh đồng, nhấp nhô hình ảnh các bà các mẹ, các chị gặt lúa. Một dáng vẻ cần mẫn, rất truyền thống, rất Việt Nam đã đổ bóng vào trang, văn trang thơ bao đời nay của dân tộc. m thanh tiếng cười nói, tiếng cắt lúa huyên náo đâu đây, cuộc sống của làng quê trông mới êm đềm, no ấm biết mấy. Xa xa, những đàn trâu, đàn bò thung thăng gặp cỏ. Còn đây là những chú bé chăn trâu thả diều đang vắt vẻo trên cây cầu. Mùa hè đã phủ lên làng bản, núi sông một màu vàng óng ả, tươi tắn khiến khắp nơi như một bức trang vàng rực sáng, ấm êm.

Mỗi lần hè về, tôi thường hay cùng lũ bạn đi câu cá, bắt cua. Vi vu cùng tiếng sáo diều du dương. Những âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức, vào giấc ngủ êm đềm mỗi tối. Một tuổi thơ đầy ngọt ngào, rất quê mùa, một cái quê mùa rất đẹp, rất duyên, rất trong sáng, nên thơ. Hè cũng là lúc tôi được ầu ơ trong tiếng ru của bà vào mỗi buổi chiều êm, gió mát rượi và tôi ngả đầu vào lòng bà. Hơi ấm của tình thương yêu đã vỗ về cho tôi vào giấc ngủ say.

Thế đấy, màu hè đã nuôi dưỡng trong tôi một tâm hồn sôi nổi, tinh nghịch và tươi trẻ. Đó là mùa của nằng, của gió mát, trăng thanh và những kỉ niệm êm đềm luôn sống mãi trong lòng tôi.

Vì vậy, có câu nói rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Trước hết cần phải khẳng định đây  một câu nói đúng, nó đã khẳng định vai trò của sách trong đời sống con người.Sách chính  chìa khóa mở ra khoa tàng tri thứccủa nhân loại. ... Đọc sách là một thói quen tốt và lành mạnh.

Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người".

Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.

Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con người mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại. Tại sao mọi người lại gọi "Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người". Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. "Ngọn đèn' vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của từng người.

Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.

Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phương pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.

Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.

Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn. Đúng vậy "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người", sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.

Vao team mik

                                                                      Bài làm

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội chúng ta. Có thể nói rằng, trong thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàng đã diễn ra như “Thảm họa kép” động đất sóng thần ở Nhật Bản hôm 11-3và gần đây là siêu bão Namadol gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Philippin và Đài Loan, đã gióng lên một hồi chuông về những tác hại khôn lường mà ô nhiễm môi trường gây ra đối với cuộc sống của con người. Do đó để cứu lấy cuộc sống thì việc bảo vệ môi trường là một vấn đề vô cùng cần thiết.

Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,…

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng.Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế… Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.

Chúng ta không thể làm ngơ mà cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nghiêm minh, thật nặng đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động…Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và các hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường là phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển…

Tình trạng môi trường ở nước ta tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn được nếu mỗi người dân chúng ta biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Chính vì vậy , chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính mình,  cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.