K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂY BÀNG VUÔNGBàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp. Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác...
Đọc tiếp

CÂY BÀNG VUÔNG

Bàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.

Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa là bởi hoa của bàng vuông rất đẹp. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa đều là một sự kiện. Từng cánh trắng muốt bung nở ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn, nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát như thân váy của cô nàng công chúa, chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý.

Những năm trước đây, điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón tết, các chú bộ độ hải quân đã thử lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Giờ đây thì mọi thứ đã đầy đủ hơn, và lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao, sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.

Cây bàng vuông cũng được chọn làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra như một thông điệp gửi gắm về Đất Mẹ, rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đơm hoa kết trái.

Nguyễn Xuân Thủy

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 5, 6 và trả lời các câu hỏi còn lại

1. Cây bàng vuông có đặc điểm gì giống với tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong quần đảo Trường Sa ?

A. Cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn.

B. Lá to hơn bàn tay người lớn.

C. Dẻo dai, có khả năng chống chọi với phong ba bão táp

D. Được nhiều người nhắc đến khi nói về quần đảo Trường Sa.

2. Điều gì làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa?

A. Thân cây bàng vuông dẻo dai.

B. Hoa bàng vuông rất đẹp.

C. Bàng vuông không nở hoa nhiều.

D. Mỗi lần cây nở là một “sự kiện.

3. Tại sao nhiều nhà văn nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển?

A. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa là một sự kiện.

B. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát.

C. Đóa bàng vuông có chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý của mọi người.

D. Khi nở, hoa bàng vuông có hình dáng, màu sắc, mùi hương gần giống với hoa quỳnh ở đất liền.

 4. Tán cây bàng vuông đem lại lợi ích gì cho các chú bộ đội trên đảo Trường Sa?

 

5. Theo em, vì sao cây bàng trong bài được đặt tên là cây bàng vuông?

A. Dễ phân biệt với các cây bàng khác ở đất liền.

B. Vì cây có hoa đặc biệt.

C. Vì lá cây dùng để gói bánh chưng hình vuông

D. Tên của cây được đặt theo hình dáng của quả.

6. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?

A. đặc điểm, dẻo dai, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi

B. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sối

C. đặc điểm, thanh thoát, thiếu thốn, đầy đủ, gửi gắm

D. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, tồn tại, sinh sôi

Trả lời câu hỏi sau

 7. Thêm vào chỗ chấm trong các câu văn sau trạng ngữ chỉ mục đích

.........................................................................., các chú bộ đội thường chọn cây bàng vuông làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra

8. Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa nói về cây bàng vuông.

 

 

9. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu sau:

Một trong những đặc điểm của tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông, là dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.

10. Nếu được chọn một món quà từ đất liền tặng các chú bộ đội Trường Sa, em sẽ chọn quà gì? Vì sao?

1
21 tháng 2 2022

Câu 1: Câu nè tất cả đều đúng mà bạn ơi Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: Tán lá bàng đem lại lợi ích cho các chú bộ đội là các chú bộ đội thường lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Bây giờ vật dụng ở đây đã đầy đủ hơn nhưng họ vẫn lấy lá bàng vuông làm ô che nắng, giải lao, đọc sách và sinh hoạt của các chú bộ đội. Câu 5: D Câu 6: B ( dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi ko phải là sinh sối nhé bn ) Câu 7: Như một thông điệp để gửi gắm đất mẹ rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đâm hoa kết trái Câu 8: Anh bàng vuông có vóc dáng khá lớn, lá của anh to hơn cả bàn tay người lớn. Câu 9: Chủ ngữ trong câu trên là: Một trong những đặc điểm của tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông. Câu 10: Nếu được chọn món quà từ đất liền tặng các chú bộ đội Trường Sa, em sẽ chọn quà là một khẩu súng ( haha, để bảo vệ đảo tốt hơn đó ). Mình ko chắc với đáp án của mình nên sai thì giúp mình sửa nha!!! Cảm ơn nhiều!

20 tháng 2 2022

vào sinh ra tử,giặc đến nhà,đàn bà cũng đánh

20 tháng 2 2022

Lửa thử vàng gian nan thử sức.

19 tháng 2 2022

Tham khảo :

Sừng sừng sân đình làng là một cây đa cổ thụ lớn. Không biết cây đa đã ở đây từ bao giờ nhưng nó đã trở thành một phần không thể thiếu ở nơi đây.

Thân cây to và có nhưng tán dài vươn rộng, phủ rợp cả sân đình. Không biết cây đã qua bao mùa lá rụng nhưng từ khi em ra đời cây đã to lớn vô cùng. Nhìn từ xa, cây như một mái nhà xanh bao phủ hết những khoảng trống bên dưới. Thân cây to lớp vỏ nâu sần sùi, hai người vòng tay ôm không xuể. Cành cây đâm ra từ phía, có những cành đâm thẳng lên trời, vì vậy mà cây có tán lá rộng vô cùng. Lá đa to bằng lòng bàn tay, có màu xanh sẫm. Trên tán cây, tiếng chim ríu rít bởi có rất nhiều loài chim về đây làm tổ. Rễ đa dài và nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những con rắn hổ mang khổng lồ. Trên cành đa phủ xuống những nhánh rễ dài, nhìn như chiếc rèm thưa xung quanh gốc đa già cổ kính. Nhìn cây đa, em cứ ngỡ là một vị thần đang ngày đêm bảo vệ cho quê hương em, luôn mang đến cuộc sống yên bình và tràn ngập tiếng cười.

Cây đa to lớn và tạo thành bóng mát dài, hàng ngày, những bác nông dân sẽ chọn vị trí dưới gốc đa để nghỉ ngơi giữa buổi vụ mùa. Bóng đa tỏa mát cả sân đình, làm dịu đi cái oi nồng ngày hạ, bởi vậy nơi đây cũng là chốn vui đùa của trẻ thơ. Những ngày hè oi ả tưởng chừng không ai muốn đặt chân ra ngoài thì nơi đây lại vô cùng đông vui, náo nhiệt. Nơi gốc đa làng ấy cũng tổ chức biết bao sự kiện, lễ hội của làng xóm, là nhân chứng lịch sử của mảnh đất quê từ bao đời. Gốc đa ấy tự bao giờ đã trở thành hình ảnh quen thuộc và gần gũi đến thế, là biểu tượng cho làng quê, cho nông thôn Việt Nam.

Gốc đa làng cổ kính là một hình ảnh em sẽ mãi không bao giờ quên. Dù mai sau có đi xa thì em sẽ mãi không quên bóng mát của bác tre già, sẽ mãi không quên những ngày thơ ấu nô đùa dưới gốc cây và cũng mãi không quên được những kỉ niệm gắn bó với quê hương, với cây tre bến nước, với bạn bè gia đình nơi quê hương.

20 tháng 2 2022

Nơi góc sân trường mỗi mùa hè đổ lửa, nổi bật lên sắc đỏ như lửa cả một khoảng trời là sắc màu của cây phượng. Cây phượng đã có từ lâu lắm rồi. Từ ngày em vào trường, cây phượng đã đứng sừng sững ở đó, chứng kiến năm tháng học trò của em.

Thân cây khá lớn, vừa một vòng tay ôm của em. Vỏ cây màu nâu nhạt, nhẵn bóng. Khác với những cây cổ thụ khác, rễ cây phượng không nổi lên mặt đất, mà nó chìm sâu xuống đất mẹ, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây khẳng khiu, như cánh tay người, xòe ra bốn phía. Lá phượng là loại lá kép, nhỏ như lá me, mọc thành từng phiến lá, màu xanh nhạt. Nhìn từ xa, những phiến lá đó rung rinh trong gió như đuôi con chim phượng. Có lẽ vì lẽ đó, nên cây mới có tên là cây phượng. Mùa xuân, phượng xòe tán lá xanh rờn mát rượi. Hè sang, phượng trổ những nụ hoa nhỏ xinh bằng đầu ngón tay, màu xanh non. Rồi những nụ hoa ấy bật nở ra những cánh hoa đỏ thắm. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi, một cánh màu trắng có những tía đỏ. Nhị hoa vươn dài, đầu có túi phấn. Bọn em thường hay lấy những nhụy hoa ấy chơi chọi gà rồi cười vang một góc sân trường. Từng bông hoa kết lại thành chùm, khắp các cành cây chi chít những chùm hoa đỏ, nhìn từ xa, cả cây phượng như một ngọn đuốc bốc cháy rừng rực. Hết mùa hoa, phượng kết quả. Những quả phượng thon dài, dẹp như những chiếc lược giữa trời. Đông sang, lá cây rụng hết, trơ lại cành cây khẳng khiu đợi mùa xuân đâm chồi nảy lộc.

Mỗi giờ ra chơi, chúng em thường ra gốc cây phượng, nhặt những cánh hoa rơi đầy dưới gốc, đem về ép thành cánh bướm trong vở. Cánh bướm đỏ rực mang theo bao mơ ước học trò. Em rất yêu quý cây phượng. Em sẽ chăm chỉ tưới nước để cây luôn xanh tốt.

19 tháng 2 2022

Cây dừa xiêm không cao như cây dừa bung. Dừa xiêm cây nào cao nhất chỉ độ bốn mét kể cả ngọn. Từ gốc tròn mập mạp thân dừa thon đều đến ngọn. Thân cây chỉ to bằng một vòng tay ôm của em, vỏ cây màu đen xám, mốc thếch, sờ tay thấy ram ráp, khô. Thân cây có các vạch đen chia từng khoảng, càng lên cao, khoảng cách các vạch đen dài ra. Các vạch đen ây là sẹo của bẹ dừa khi lá dừa khô rụng xuống để cây lớn cao thêm. Dừa xiêm mọc thân thẳng, không cao lắm nên khi dừa có buồng cũng dễ hái quả. Thân dừa dội một tán lá xòe rộng, dài xanh mướt. Cây dừa chịu đựng nắng mưa cần mẫn chắt lọc từ đất chất bổ để nuôi lá xanh tươi, quả mát lành.

19 tháng 2 2022

Thân cây mai không quá to, chỉ chừng cổ tay ở đoạn to nhất. Lên gần đến ngọn chỉ cỡ hai ngón tay. Ấy thế mà cây vẫn dẻo dai, vươn mình lên chống lại với cái rét, cái giá cuối đông đầu xuân để trổ biết bao nhiêu là chồi mới. Từng chồi mai nhỏ như giá đỗ, mập mạp, xanh xanh. Đáng yêu như trăm nghìn ngọn nến con đang diễn đồng ca trên thân mai. Rồi dăm ngày sau, theo cái gọi âu yếm của chị nắng xuân, chồi non bung mình thành những chiếc lá mới. Lá mai non nhỏ như một đốt ngón tay, màu hồng hồng xanh xanh. Mặt lá bóng bóng hắt lên từng quầng sáng nhạt như ô cửa kính vậy. Chờ chút nữa, lá to dần lên chừng ba ngón tay, chuyển màu xanh sẫm. Ấy là cây đã chuyển mình thành công để chào năm mới.

________________________ht_______________________

20 tháng 2 2022

29 / 35 

19 tháng 2 2022

e nhầm ạ, em xl.

19 tháng 2 2022

ủa , bài này của trường mà sao em lại viết lên đây để mọi người viết cho em vậy bài này lên gu gồ là có mà 

19 tháng 2 2022

ok cj

:)

Phần I. Đọc hiểuĐọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏiHÀ NỘI MÙA “HƯƠNG THẦM”Hà Nội những ngày đầu xuân, bước chân ra phố đã thấy vấn vít hương hoa bưởi. Trên những gánh hàng đi rong, những chùm hoa như ngọc trắng chúm chím tỏa hương thơm e ấp, dịu dàng.Hoa bưởi nở theo chùm, bông nhỏ, trắng tinh không quá nổi bật nhưng cái mùi hương tao nhã của nó thì khó ai có thể chê. Có...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/Uploads/images/phananh/2020/02/23/Huongtham1.jpg

HÀ NỘI MÙA “HƯƠNG THẦM”

Hà Nội những ngày đầu xuân, bước chân ra phố đã thấy vấn vít hương hoa bưởi. Trên những gánh hàng đi rong, những chùm hoa như ngọc trắng chúm chím tỏa hương thơm e ấp, dịu dàng.

Hoa bưởi nở theo chùm, bông nhỏ, trắng tinh không quá nổi bật nhưng cái mùi hương tao nhã của nó thì khó ai có thể chê. Có lẽ, hương hoa bưởi là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất, làm chậm bước chân người đi đường khỏi nhịp độ hối hả của cuộc sống mà níu giữ lại chút dịu dàng Hà Nội.

Tôi nhớ nhất cái cảm giác ngỡ ngàng, ngẩn ngơ khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa bung nở trắng xóa từ trên cành đến dưới mặt đất. Lúc này nhìn hoa bưởi như một đám mây trắng tỏa hương xuân nồng nàn đang sà xuống khu vườn. Giữa vườn cây yên tĩnh, thỉnh thoảng những làn gió nhẹ đưa cánh hoa rơi vương dưới chân hay đậu khẽ khàng trên mái tóc buông dài... Hương thơm ấy cứ quấn quýt, ngập tràn cả không gian, ôm ấp mơn man. Những hạt sương nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.

Hoa bưởi đúng là món quà mùa xuân mà trời đất ban tặng để ai cũng có thể được tận hưởng tùy theo cách của mình. Hoa bưởi cài trên mái tóc óng ả, giấu trong khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương. Hoa bưởi ướp thơm tấm mía ngọt ngào, ướp thơm mẻ bột sắn dây đầu mùa trắng mịn. Hoa bưởi theo tay cha vào ấm trà xanh dìu dịu, đậm đà, theo tay bà nằm trên đĩa hoa, đặt trên ban thờ ngày tuần quyện với mùi trầm hương ngan ngát…

Giữa cuộc sống tấp nập chốn thị thành, ngồi ngắm những bông hoa trắng xinh hiện hữu trong căn phòng nhỏ, mùi hoa như quyện vào không khí, quấn quýt khó rời chợt thấy bình yên đến lạ, thấy cuộc sống còn biết bao nhiêu điều tốt đẹp, thiên nhiên vẫn bao dung, vẫn luôn luôn như một lời nhắc nhở để ta đừng quên những năm tháng đã qua và những mùa hoa đang hiện hữu.

(Theo Thu Hằng)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 5, 6 ,11, 12 và trả lời các câu hỏi còn lại

1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa nào ?

A. Hoa lan

C. Hoa bưởi

B. Hoa bằng lăng

D. Hoa nhài

2. Tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả về màu sắc của hoa bưởi ?

A. trắng ngần, trắng nõn

C. trắng nõn, trắng tinh

B. trắng ngọc trắng ngà

D. trắng tinh, trắng xóa

3.  Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ nhất những đặc điểm về hương thơm của những bông hoa bưởi được miêu tả trong bài ?

A. Hương bưởi nồng nàn, là lời mời khó cưỡng, quấn quýt, ngập tràn cả không gian.

B. Hương bưởi ngào ngạt, tao nhã, dễ chịu vô cùng, quấn quýt, ngập tràn cả không gian.

C. Hương thơm e ấp, dịu dàng, tao nhã, là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất, quấn quýt, ngập tràn cả không gian

D. Hương thơm ngào ngạt, dịu dàng, tao nhã, quấn quýt, ngập tràn cả không gian, hương bay xa len lỏi vào từng ngõ xóm.

4. Ở đoạn 2, khi miêu tả vẻ đẹp và hương thơm của bông hoa bưởi, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Câu văn nào cho em biết điều đó.

 

 

 

 

 

5. Tác giả đã có cảm giác như thế nào khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa bung nở trắng xóa từ trên cành đến dưới mặt đất ?

A. ngạc nhiên, thích thú

B. ngạc nhiên, ngỡ ngàng

C. thích thú, vui sướng

D. ngỡ ngàng, vui sướng

6. Ở đoạn 3, những bông hoa bưởi được so sánh với sự vật nào ?

A. Lời mời khó cưỡng

B. Đám mây trắng tỏa hương xuân nồng nàn

C. Ngọc trắng chúm chím tỏa hương

D. Khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương

7. Nối các cụm từ ở cột A với các cụm từ thích hợp ở cột B để hoàn thiện những câu văn thể hiện sự gắn bó của những bông hoa bưởi với con người Hà Nội.

Hoa bưởi cài trên

 

tấm mía ngọt ngào, ướp thơm mẻ bột sắn dây đầu mùa trắng mịn.

Hoa bưởi ướp thơm

 

ấm trà xanh dìu dịu, đậm đà, theo tay bà nằm trên đĩa hoa, đặt trên ban thờ ngày tuần quyện với mùi trầm hương ngan ngát…

Hoa bưởi theo tay cha vào

 

mái tóc óng ả, giấu trong khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương.

8. Đúng ghi Đ, sai ghi S

Khi ngồi ngắm những bông hoa trắng xinh hiện hữu trong căn phòng nhỏ, tác giả thấy được điều gì ?

Thấy bình yên đến lạ.

 

Thiên nhiên vẫn bao dung, vẫn luôn luôn như một lời nhắc nhở để ta đừng quên những năm tháng đã qua và những mùa hoa đang hiện hữu.

 

Thấy cuộc sống còn biết bao nhiêu khó khăn.

 

9*. Trong bài, em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?

 

 

 

 

 

10*. Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài đọc là Hà Nội, mùa hương thầm ? Em hãy đặt một  tên khác cho bài đọc.

 

 

 

 

11. Câu văn nào dưới đây được viết theo mẫu Ai-thế nào ?

A. Hương hoa bưởi là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất.

B. Giữa vườn cây yên tĩnh, thỉnh thoảng những làn gió nhẹ đưa cánh hoa rơi vương dưới chân hay đậu khẽ khàng trên mái tóc buông dài.

C. Trên những gánh hàng đi rong, những chùm hoa như ngọc trắng chúm chím tỏa hương thơm e ấp, dịu dàng.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

12. Từ ghép phân loại trong câu : Hoa bưởi ướp thơm tấm mía ngọt ngào, ướp thơm mẻ bột sắn dây đầu mùa trắng mịn.  là :

A. hoa bưởi, trắng mịn, sắn dây

B. hoa bưởi, ngọt ngào, sắn dây

C. hoa bưởi, đầu mùa, ướp thơm

D. ướp thơm, tấm mía, mẻ bột

Phần II. Luyện từ và câu

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

a. Đoạn văn nào dùng sai dấu gạch ngang?

A. Tôi mở to mắt ngạc nhiên – trước mặt tôi là bé Nga con dì Hoa ở thành phố Hồ CHí Minh.

B. Hưng phát biểu khi được cô cho phép:

- Thưa cô, chúng em sẽ góp tiền tiết kiệm để giúp bạn Lan vượt qua khó khăn ạ!

C. Bác Loan – bác hàng xóm ở sát nhà tôi -  mới nằm viện về. Mẹ bảo tôi:

- Tối nay hai mẹ con mình sang thăm bác Loan nhé!

Tôi vâng lời và chuẩn bị bài vở để tối có thể đi cùng mẹ.

D. Minh nói rằng: - “Mình sẽ cố gắng về thăm bà trong dịp hè này!”

b. Câu tục ngữ nào ca ngợi vẻ đẹp của phẩm chất bên trong?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Đẹp như tiên.

C. Cái nết đánh chết cái đẹp.

D. Đẹp như tranh.

Bài 2. Chọn từ ghép có tiếng “đẹp” điền vào chỗ trống:

(1) Hôm qua là một ngày ……

(2) Ông cụ nhà chị Hòa rất …………..

(3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật ………….

(4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng……………..

Phần III. Tập làm văn

Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây hoa mà em thích:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3
21 tháng 2 2022

1. C

2. D

3. D

4. Ở đoạn 2, khi miêu tả vẻ đẹp và hương thơm của hoa bưởi, tác giả dùng biện pháp so sánh thông qua câu: " Có lẽ, hương hoa bưởi là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất, làm chậm bước chân người đi đường khỏi nhịp độ hối hả của cuộc sống mà níu giữ lại một chút dịu dàng Hà Nội."

5. D

6. B

7. Hoa bưởi cài trên - mái tóc óng ả, giấu trong khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương. 

Hoa bưởi ướp thơm - tấm mía ngọt ngào, ướp thơm mẻ bột sắn dây đầu mùa trắng mịn. 

Hoa bưởi theo tay cha vào - ấm trà xanh dìu dịu, đậm đà, theo tay bà nằm trên đĩa hoa, đặt trên bàn thờ ngày tuần quyện với mùi trầm hương ngan ngát. 

8. Thấy bình yên đến lạ. Đ

Thiên nhiên vẫn bao dung, vẫn luôn luôn như một lời nhắc nhở để ta đừng quên những năm tháng đã qua và những mùa hoa đang hiện hữu. Đ

Thấy cuộc sống còn biết bao khó khăn. S

9. VD: Em thích chi tiết ở đoạn cuối bài, vì đọc đến đó, em cảm thấy bình yên, nhẹ nhõm hơn, như có một ánh nắng chiếu rọi vào lòng. 

10. Tác giả đặt tên cho bài Hà Nội mùa " hương thầm" vì hương hoa bưởi dìu dịu, nồng nàn, mát nhẹ.

Tên khác cho bài đọc : Hà Nội vào mùa hoa bưởi

11. C

12. D

21 tháng 2 2022

Phần II. 

a. Đoạn văn nào dùng sai dấu gạch ngang?

A

b. Câu tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp của phẩm chất bên trong?

C

Bài 2. 

(1) đẹp trời

(2) đẹp lão

(3) đẹp đôi

(4) đẹp mắt

19 tháng 2 2022

mở mắt

19 tháng 2 2022

Đầu tiên mở mắt rồi đánh răng thui(tick mk nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa)

Phần I. Đọc hiểuĐọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏiHÀ NỘI MÙA “HƯƠNG THẦM”Hà Nội những ngày đầu xuân, bước chân ra phố đã thấy vấn vít hương hoa bưởi. Trên những gánh hàng đi rong, những chùm hoa như ngọc trắng chúm chím tỏa hương thơm e ấp, dịu dàng.Hoa bưởi nở theo chùm, bông nhỏ, trắng tinh không quá nổi bật nhưng cái mùi hương tao nhã của nó thì khó ai có thể chê. Có...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/Uploads/images/phananh/2020/02/23/Huongtham1.jpg

HÀ NỘI MÙA “HƯƠNG THẦM”

Hà Nội những ngày đầu xuân, bước chân ra phố đã thấy vấn vít hương hoa bưởi. Trên những gánh hàng đi rong, những chùm hoa như ngọc trắng chúm chím tỏa hương thơm e ấp, dịu dàng.

Hoa bưởi nở theo chùm, bông nhỏ, trắng tinh không quá nổi bật nhưng cái mùi hương tao nhã của nó thì khó ai có thể chê. Có lẽ, hương hoa bưởi là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất, làm chậm bước chân người đi đường khỏi nhịp độ hối hả của cuộc sống mà níu giữ lại chút dịu dàng Hà Nội.

Tôi nhớ nhất cái cảm giác ngỡ ngàng, ngẩn ngơ khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa bung nở trắng xóa từ trên cành đến dưới mặt đất. Lúc này nhìn hoa bưởi như một đám mây trắng tỏa hương xuân nồng nàn đang sà xuống khu vườn. Giữa vườn cây yên tĩnh, thỉnh thoảng những làn gió nhẹ đưa cánh hoa rơi vương dưới chân hay đậu khẽ khàng trên mái tóc buông dài... Hương thơm ấy cứ quấn quýt, ngập tràn cả không gian, ôm ấp mơn man. Những hạt sương nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.

Hoa bưởi đúng là món quà mùa xuân mà trời đất ban tặng để ai cũng có thể được tận hưởng tùy theo cách của mình. Hoa bưởi cài trên mái tóc óng ả, giấu trong khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương. Hoa bưởi ướp thơm tấm mía ngọt ngào, ướp thơm mẻ bột sắn dây đầu mùa trắng mịn. Hoa bưởi theo tay cha vào ấm trà xanh dìu dịu, đậm đà, theo tay bà nằm trên đĩa hoa, đặt trên ban thờ ngày tuần quyện với mùi trầm hương ngan ngát…

Giữa cuộc sống tấp nập chốn thị thành, ngồi ngắm những bông hoa trắng xinh hiện hữu trong căn phòng nhỏ, mùi hoa như quyện vào không khí, quấn quýt khó rời chợt thấy bình yên đến lạ, thấy cuộc sống còn biết bao nhiêu điều tốt đẹp, thiên nhiên vẫn bao dung, vẫn luôn luôn như một lời nhắc nhở để ta đừng quên những năm tháng đã qua và những mùa hoa đang hiện hữu.

(Theo Thu Hằng)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 5, 6 ,11, 12 và trả lời các câu hỏi còn lại

1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa nào ?

A. Hoa lan

C. Hoa bưởi

B. Hoa bằng lăng

D. Hoa nhài

2. Tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả về màu sắc của hoa bưởi ?

A. trắng ngần, trắng nõn

C. trắng nõn, trắng tinh

B. trắng ngọc trắng ngà

D. trắng tinh, trắng xóa

3.  Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ nhất những đặc điểm về hương thơm của những bông hoa bưởi được miêu tả trong bài ?

A. Hương bưởi nồng nàn, là lời mời khó cưỡng, quấn quýt, ngập tràn cả không gian.

B. Hương bưởi ngào ngạt, tao nhã, dễ chịu vô cùng, quấn quýt, ngập tràn cả không gian.

C. Hương thơm e ấp, dịu dàng, tao nhã, là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất, quấn quýt, ngập tràn cả không gian

D. Hương thơm ngào ngạt, dịu dàng, tao nhã, quấn quýt, ngập tràn cả không gian, hương bay xa len lỏi vào từng ngõ xóm.

4. Ở đoạn 2, khi miêu tả vẻ đẹp và hương thơm của bông hoa bưởi, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Câu văn nào cho em biết điều đó.

 

 

 

 

 

5. Tác giả đã có cảm giác như thế nào khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa bung nở trắng xóa từ trên cành đến dưới mặt đất ?

A. ngạc nhiên, thích thú

B. ngạc nhiên, ngỡ ngàng

C. thích thú, vui sướng

D. ngỡ ngàng, vui sướng

6. Ở đoạn 3, những bông hoa bưởi được so sánh với sự vật nào ?

A. Lời mời khó cưỡng

B. Đám mây trắng tỏa hương xuân nồng nàn

C. Ngọc trắng chúm chím tỏa hương

D. Khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương

7. Nối các cụm từ ở cột A với các cụm từ thích hợp ở cột B để hoàn thiện những câu văn thể hiện sự gắn bó của những bông hoa bưởi với con người Hà Nội.

Hoa bưởi cài trên

 

tấm mía ngọt ngào, ướp thơm mẻ bột sắn dây đầu mùa trắng mịn.

Hoa bưởi ướp thơm

 

ấm trà xanh dìu dịu, đậm đà, theo tay bà nằm trên đĩa hoa, đặt trên ban thờ ngày tuần quyện với mùi trầm hương ngan ngát…

Hoa bưởi theo tay cha vào

 

mái tóc óng ả, giấu trong khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương.

8. Đúng ghi Đ, sai ghi S

Khi ngồi ngắm những bông hoa trắng xinh hiện hữu trong căn phòng nhỏ, tác giả thấy được điều gì ?

Thấy bình yên đến lạ.

 

Thiên nhiên vẫn bao dung, vẫn luôn luôn như một lời nhắc nhở để ta đừng quên những năm tháng đã qua và những mùa hoa đang hiện hữu.

 

Thấy cuộc sống còn biết bao nhiêu khó khăn.

 

9*. Trong bài, em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?

 

 

 

 

 

10*. Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài đọc là Hà Nội, mùa hương thầm ? Em hãy đặt một  tên khác cho bài đọc.

 

 

 

 

11. Câu văn nào dưới đây được viết theo mẫu Ai-thế nào ?

A. Hương hoa bưởi là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất.

B. Giữa vườn cây yên tĩnh, thỉnh thoảng những làn gió nhẹ đưa cánh hoa rơi vương dưới chân hay đậu khẽ khàng trên mái tóc buông dài.

C. Trên những gánh hàng đi rong, những chùm hoa như ngọc trắng chúm chím tỏa hương thơm e ấp, dịu dàng.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

12. Từ ghép phân loại trong câu : Hoa bưởi ướp thơm tấm mía ngọt ngào, ướp thơm mẻ bột sắn dây đầu mùa trắng mịn.  là :

A. hoa bưởi, trắng mịn, sắn dây

B. hoa bưởi, ngọt ngào, sắn dây

C. hoa bưởi, đầu mùa, ướp thơm

D. ướp thơm, tấm mía, mẻ bột

Phần II. Luyện từ và câu

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

a. Đoạn văn nào dùng sai dấu gạch ngang?

A. Tôi mở to mắt ngạc nhiên – trước mặt tôi là bé Nga con dì Hoa ở thành phố Hồ CHí Minh.

B. Hưng phát biểu khi được cô cho phép:

- Thưa cô, chúng em sẽ góp tiền tiết kiệm để giúp bạn Lan vượt qua khó khăn ạ!

C. Bác Loan – bác hàng xóm ở sát nhà tôi -  mới nằm viện về. Mẹ bảo tôi:

- Tối nay hai mẹ con mình sang thăm bác Loan nhé!

Tôi vâng lời và chuẩn bị bài vở để tối có thể đi cùng mẹ.

D. Minh nói rằng: - “Mình sẽ cố gắng về thăm bà trong dịp hè này!”

b. Câu tục ngữ nào ca ngợi vẻ đẹp của phẩm chất bên trong?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Đẹp như tiên.

C. Cái nết đánh chết cái đẹp.

D. Đẹp như tranh.

Bài 2. Chọn từ ghép có tiếng “đẹp” điền vào chỗ trống:

(1) Hôm qua là một ngày ……

(2) Ông cụ nhà chị Hòa rất …………..

(3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật ………….

(4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng……………..

Phần III. Tập làm văn

Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây hoa mà em thích:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1.c

2a

3c

4b

5b

6b

7a

8a

1 tháng 3 2022

cảm ơn cậu nha

19 tháng 2 2022

Không làm cho đâu, đó là cuộc thi Đại Sứ văn hóa học, tl xog you đúng là đã cop mạng, vì OLM đã là mạng r

19 tháng 2 2022

không, mình xin góp ý thôi, còn lại mình tự làm hết á!