K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2020

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang.

Mỗi khi trên khắp phố phường vang lên câu hát này, thì chính là một mùa Tết Trung Thu nữa lại về. Trẻ em lại háo hức mua những chiếc đèn lồng xinh xắn, những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh, ngửi mùi những chiếc bánh trung thu thơm phức mà chờ đợi. Đợi khi trăng tròn trĩnh, đầy đặn nhất để được cùng bạn bè đi rước đèn, phá cỗ.

Đêm hội trăng rằm - đúng như tên gọi của nó - là một đêm hội của thiếu nhi diễn ra dưới ánh vàng rực rỡ của đêm trăng, khi mà ông trăng đã treo trên đỉnh trời. Thế nhưng, những đứa trẻ như chúng em đã vui vẻ, háo hức mong chờ từ những hôm trước rồi. Khắp phố phường, đâu đâu cũng bày những chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, hay các loại đèn trung thu với nhiều hình dáng khác nhau có thể bật nhạc. Những hàng quán bày bán những mẫu hộp bánh trung thu đa dạng, thơm ngon. Tiếng nhạc trung thu cũng được bật suốt ngày. Khắp nơi, không khí trở nên rộn rã, tưng bừng. Khiến những đứa trẻ lại càng thêm khao khát đêm hội mỗi năm chỉ có một lần ấy.

Khi ông mặt trời lặn, và mặt trăng dần nhô lên ao. Thì cái đêm hội mà em hằng mong chờ ấy bắt đầu. Tối đó, không ai bảo ai, tất cả những đứa trẻ sau khi đi học về đều vội vàng tắm rửa, sửa đoạn rồi mang theo đèn lồng, tập trung tại nhà văn hóa của thôn. Lúc em đến, thì ở đấy đã có rất đông người rồi. Đến 7 giờ, các anh chị đoàn viên bắt đầu dẫn chúng em đi rước đèn. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, chúng em mang theo chiếc đèn nhỏ xinh, xếp thành hàng dài, đi vòng quanh xóm. Vẫn con đường quen thuộc ấy, nhưng hôm nay, dưới ánh trăng vàng, em cảm thấy nó sao mà đẹp khó tả. Chúng em vừa đi, vừa hát, vừa đùa nghịch nhau, ríu rít kể những câu chuyện cỏn con mà không bao giờ kết thúc của con trẻ. Rồi chúng em lại im lặng, tập trung lắng nghe câu chuyện chị Hằng chú Cuội mà năm nào cũng được nghe nhưng chẳng thấy chán. Dần dần, chúng em đi rước đèn hết một vòng quanh xóm và quay trở lại nhà văn hóa. Ở đây, lúc này đã được bày sẵn rất nhiều bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt. Ngay khi được sự đồng ý của các cô chú tổ chức, chúng em lập tức ùa vào các bàn và bắt đầu phá cỗ. Trong lúc phá cỗ, chúng em còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ vô cùng thú vị, hấp dẫn do các anh chị đoàn viên biểu diễn.

Đến lúc đêm hội kết thúc, em vẫn tiếc ngẩn ngơ, sao mà thời gian lại trôi qua nhanh thế. Nhưng có lẽ chính vì đêm trăng vàng ngắn ngủi, lại chỉ có một lần mỗi năm nên Tết Trung Thu mới là ngày hội mà các bạn thiếu nhi luôn mong chờ nhất.

11 tháng 11 2020

Cảm ơn bạn 😍 

11 tháng 11 2020

Cac ban dang trao doi ve van de 20/11

15 tháng 11 2020

1 các bn lớp em đang trao đổi về một vấn đề

2 mẹ trao cho em quà sinh nhật v..v....

HOK TOT nha bn

tk cho mk nha

10 tháng 11 2020

                                                                                  Bài làm

Hằng năm, cứ đến hè là em lại được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Quê hương của em là một vùng đất thanh bình. Mỗi sáng, bà ngoại thường dắt em ra đồng để ngắm nhìn khung cảnh quê hương. Những hạt sương sớm còn đọng trên cỏ non xanh biếc. Chúng khiến cho bàn chân của em cảm thấy thật mát lạnh. Bước trên con đường mà lòng em cảm thấy dễ chịu biết bao.Lúc này, mặt trời chưa nhô lên hẳn mà vẫn còn lấp ló sau lũy tre làng. Xa xa, tận trong làng, tiếng gà, tiếng vịt và cả tiếng trâu bò… kêu rộn lên đòi ăn.Lúc em cùng bà ngoại về đến nhà thì mặt trời đã lên cao, tỏa ánh nắng xuống vạt vật. Cây cối khắp nơi đều tràn trề sức sống. Con đường làng cũng nhộn nhịp người qua lại. Người đi làm, người đi chợ… Ai cũng bận rộn với công việc của mình. Còn em thì cảm thấy thật hạnh phúc khi được ngắm nhìn quê hương tuyệt đẹp của mình.

10 tháng 11 2020

1: động từ, 2: danh từ

Đại từ là loại từ có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng1 điều nào với người khác .

Nhớ tích cho mik nhé bn.

10 tháng 11 2020

Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:

  • Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
  • Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
  • Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…

Đại từ để hỏi

Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định. 

Gồm các loại chính là:

  • Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
  • Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…
  • ~GOOD STUDY~
10 tháng 11 2020

B nha bn

Trạng ngữ là : Trong đợt thi vừa qua

10 tháng 11 2020

??????

15 tháng 11 2020

câu B nha bn

10 tháng 11 2020

Vì địa điểm này nằm giữa hai bên vách núi, từ đỉnh nhìn thấy một khoảng trời lộ ra.

Địa điểm trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

10 tháng 11 2020

cố tình

10 tháng 11 2020

Không hiểu anh ta làm việc ý là vô tình hay cố tình

học tốt^^

10 tháng 11 2020
  •  
 

Ngôi trường tiểu học của em nằm ở sâu trong làng em. Hằng ngày em thường đi bộ từ nhà đến trường. Đối với em những năm học tiểu học có rất nhiều kỉ niệm đẹp.

Ngôi trường đã được xây dựng cách đây khá lâu - khoảng gần năm mươi năm. Đó là những lời mà thầy cô trong trường đã kể cho chúng em. Chính vì được xây dựng lâu như vậy nên nhìn bên ngoài, ngôi trường có vẻ thật cổ kính. Ngôi trường được bao bọc bởi một vòng tường được sơn màu vàng. Phía trung tâm là chiếc cổng trường đã được sửa sang lại. Chiếc cổng khá rộng rãi nhưng mỗi giờ tan học thì như bị thu nhỏ lại. Bên trong các dãy nhà được xây theo hình chữ U. Mỗi dãy nhà đều có hai tầng. Các dãy nhà đều được sơn màu vàng, trải qua nhiều năm tháng lớp sơn dường như đã phai màu đi. Bên trong các lớp học vẫn có đầy đủ đồ dùng: bảng đen, bàn ghế, quạt trần… phục vụ cho việc học tập của học sinh. Đặc biệt là bàn ghế của học sinh vừa được thay mới toàn bộ vào năm em học lớp 3. Em còn nhớ khi ấy chúng em cảm thấy vô cùng háo hức đón chờ những bộ bàn ghế mới. Sân trường vừa mới được lát lại bằng gạch đỏ. Trên sân trường có rất nhiều loài cây gắn bó với tuổi học trò như: phượng, bằng lăng, bàng, xà cừ… được trồng trong các bồn cây. Chúng đã ở đó từ rất lâu, tỏa bóng mát để che chở cho chúng em vào những ngày hè oi bức. Phía đằng sau dãy nhà hiệu bộ còn có nhà thể chất khá rộng rãi. Đây là nơi chúng em học thể dục hoặc tổ chức các hội thi thể thao. Ngoài ra, gần đó còn có một dãy nhà đa năng mới được xây dựng. Nơi đây bao gồm thư viện và các phòng học chức năng có máy chiếu rất hiện đại.

Dù trải qua nhiều thời gian, nhưng ngôi trường thân yêu của em vẫn đứng đó. Ngôi trường không chỉ là nơi để học tập mà giống như một ngôi nhà che chở, dạy dỗ chúng em nên người. Phía bên trong, ba dãy nhà được xây dựng theo kiểu hình chữ U quen thuộc như các ngôi trường khác. Các dãy nhà đều được sơn màu vàng trông rất bắt mắt. Phía trên cùng là những mái ngói đỏ tươi gợi cảm giác ấm cúng. Bên trong lớp học cũng đều được sơn màu vàng. Những ô cửa sổ kính luôn được các bác lao công lau dọn sạch sẽ. Mỗi lớp học đều có những đồ dùng quen thuộc. Một chiếc bảng đen to dành cho thầy cô giáo viết bài giảng. Bàn ghế của giáo viên và của học sinh đều được sắp xếp đúng chỗ, gọn gàng. Phía cuối lớp là chiếc bảng ghi chú “Hoa điểm mười”. Ngoài ra mỗi phòng học còn mới được nhà trường lắp thêm hai chiếc điều hòa. Nhiều phòng học đã có máy chiếu phục vụ việc dạy và học của cô trò. Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Khu vực dãy nhà hiệu bộ là nơi làm việc của các cán bộ, thầy cô trong trường. Phía trước dãy nhà này còn có khu vực sân khấu để tổ chức các buổi lễ trong năm học hay lễ chào cờ hàng tuần. Em rất yêu thích được ngắm nhìn khung cảnh ngôi trường vào lúc giờ ra chơi. Khi đó, tất cả học sinh đều xuống sân trường vui đùa, chạy nhảy trong thật nhộn nhịp.

10 tháng 11 2020

Ngôi trường của em chính là trường (tên trường). Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị. Ngôi trường nằm (ở đâu).

Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần.

Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.

Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hãy những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “5 điều bác Hồ dạy” và “Tiên học lễ hậu học văn”.

Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua “dạy tốt học tốt’ của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.

Sau này, dù có xa mái trường thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.(Hết)

~GOOD STUDY~