ta-ng0ai-hinh-cua-me
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
đề 1
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.
đề 2
Trong cuộc sống ta thường thấy có những người hút thuốc lá. Một thời, thuốc lá có mặt trong đời sống con người Việt Nam như một phần tất yếu. Thuốc lá trong công sở, trong gia đình, ngoài đường phố. Thuốc lá trong các bữa tiệc mừng, trong đám cưới, đám tang... Thế nhưng thuốc lá lại vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ con người. Điều này không phải ai cũng hiểu hết. Thậm chí hiểu rồi vẫn không có những động thái tích cực để loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống.
Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình băng giấy, có dạng hình tròn. Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đổi diện. Thuật ngữ thuốc lá thường được dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếu nhằm chỉ cụ thể loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu. Các loại thuốc lá thường dùng là: thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá không đầu lọc, thuốc lào, xì gà...
Trong thực tế có rất nhiều người hút thuốc lá. Vậy vì sao họ hút? Có rất nhiều lí do để giải thích cho một thói quen nào đó, đặc biệt là thói quen (nghiện) hút thuốc lá. Nhiều người cho rằng hút thuốc tạo cảm giác: thư giãn, khoan khoái, tập trung được cho công việc, để vơi đi, quên đi nỗi buồn. Có người hút thuốc lá là do bắt chước người khác, vì người khác rủ rê. Các bạn trẻ mới lớn thì cho rằng hút thuốc lá trông có vẻ: người lớn, nam nhi, sành điệu... Dù vì bất cứ lí do gì thì việc hút thuốc lá là việc làm hết sức tai hại. Thuốc lá gây nghiện không kém gì cocain hay heroin. Nghiện thuốc lá rất nguy hiểm và sẽ thật khó bỏ thuốc nếu không đánh giá đúng mức sự “xảo quyệt” của nó. Người ta vô tư hút vì thói quen, vì đã nghiện dù biết hay chưa biết về tác hại của thuốc lá.
Trong khói thuốc lá có tới hơn 400 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất được biết là tác nhân gây ung thư. Khi hút thuốc, tất cả các chất này sẽ đi vào cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nicotin là một chất gây nghiện và rất độc trong thuốc lá. Một giọt nicotin có thê làm chết một con thỏ, bảy giọt làm chết một con ngựa. Khi bắt đầu hút thuốc lá là làm cho cơ thề dần dần phải phụ thuộc vào nicotin. Nicotin gây cảm giác thím đối với người sử dụng giống như thuốc phiện và heroin làm người nghiên rất khó bỏ thuốc lá. Các chứng bệnh do thuốc lá gây ra gồm: Bệnh đường tiêu hóa: viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày lá tràng. Bệnh lí về tai - mũi - họng. Bệnh hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng. Nhũng rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.
Là một trong những nước có tỉ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới, Việt Nam có số ca tử vong hàng năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá khoảng 40. 000 người, cao gần gấp 4 lần số tử vong vì tai nạn giao thông. Ông Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, cho biết, một nửa số người thường xuyên hút thuốc sẽ chết sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá; họ phải chấp nhận mất đi 12-25 năm tuổi thọ. Thuốc lá phải chịu trách nhiệm trong 87% tổng số ca ung thư phổi. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư lên 10-15 lần. Thuốc lá cũng gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ờ cả nam và nữ. Với hơn 400 chất độc, nó làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng bạch cầu trong tinh dịch, giảm khả năng phóng tinh. Tỉ lệ mắc bệnh liệt dương tăng gấp đôi ở những người hút thuốc. Đối với phụ nữ, thuốc lá gây mãn kinh sớm, giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sẩy, sinh con thiếu tháng, nhẹ cân, thai chết lưu. Người hút thuốc không chỉ gây bệnh tật cho mình mà còn làm hại người khác, nhất là người thân, vì việc hút thuốc lá thụ động cũng đem lại hậu quả nghiêm trọng không kém so với hút chủ động. Khói thuốc đặc biệt có hại cho trẻ em. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi, làm bệnh hen trở nên nặng nề hơn. Nếu mỗi ngày bạn ở trong phòng với người hút thuốc lá một giờ, nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn sẽ cao gấp 100 lần so với những người sống 20 năm trong một toà nhà chứa thạch tín (asen). Mồi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng 1 lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, do tỉ lệ người hút thuốc rất cao (56% nam giới) nên số người bị phơi nhiễm khói thuốc cũng rất lớn. Trên 50% số người không hút phải tiếp xúc với khói thuốc ít nhất 30 phút/ngày. Theo khảo sát ở 5 tỉnh đại diện cho 5 vùng kinh tế, cứ 10 học sinh thì có 6 em bị phải nhiễm khói thuốc tại nhà. Bệnh tật sẽ trầm trọng hơn ở những người làm trong ngành công nghiệp thuốc lá. Phần lớn trong số họ bị bệnh xanh thuốc lá do chất nicotin thấm dần qua da sau những ngày tiếp xúc với lá thuốc. Các triệu chứng thường thấy gồm buồn nôn, nôn oẹ, ốm yếu, nhức đầu chóng mặt, thậm chí co thắt vùng bụng, khó thở, rối loạn huyết áp và nhịp tim.
Không chỉ gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Món hàng độc hại này còn là thủ phạm khiến 1,3 triệu người Việt Nam rơi xuống mức đói nghèo. Với kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoản tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hường đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... ).Với kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp, nhường chỗ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vân các điêu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác thái do hút thuốc còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thải thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hỏa hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá lãi nguyên quốc gia! Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi sản 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỉ đồng cho mặt hàng này. số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người, số tiền mà những người hút thuốc lá tại Việt Nam dùng để mua thuốc hàng năm có thể mua được 1,5 triệu tấn gạo.
Cũng như xu hướng chung của thế giới, số người hút thuốc tại Việt Nam tập trung nhiều nhất ở nhóm thu nhập thấp. Tiền chi cho thuốc lá chiếm một phần không nhỏ trong ngân quỹ vốn đã eo hẹp của họ và ảnh hưởng đến các chi tiêu về quần áo, giáo dục, y tế. Một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trờ nên kiệt quệ.
Vậy chúng ta đã và đang làm gì để loại bỏ thuốc lá khỏi cuộc sống đặc biệt là các bạn trẻ? Cả thế giới đã vào cuộc để loại bỏ thuốc lá. Ngày thế giới không thuốc lá được chọn vào ngày 31-5 hàng năm. Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố báo cáo “Thuốc lá và quyền trẻ em”. Báo cáo này đưa ra những quyền của trẻ em không bị đe dọa bởi thuốc lá, phù họp với Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam hưởng ứng bằng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá. Từ năm 2007, chính phủ đã qui định in những khuyến cáo về tác hại của thuốc lá trên vỏ bao. Tuy nhiên dòng chữ khiêm tốn “Hút thuốc lá có thể gây ung thư” chưa làm người nghiện thuốc lá lo ngại. Cũng từ ngày 1/1/2010, tại Việt Nam quyết định cấm hút thuốc lá nơi công cộng sẽ có hiệu lực, theo Công văn số 1315 của Thủ tướng Chính phủ. Những địa điểm cấm nhả khói bao gồm trường, lớp học, thư viện, cơ sở y tế, nhà hát, nhà văn hóa, khu vực sản xuất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao, trên các phương tiện giao thông công cộng. Còn cá nhân mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ phải luôn nhớ không thử thuốc lá dù chỉ một lần, trong mọi trường hợp phải nói không với thuốc lá. Người đã nghiện dù cai thuốc rất khó khăn nhưng nếu có quyết tâm và nghị lực vẫn bỏ được thuốc lá.
Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. Với việc tham gia Công ước khung về kiêm soát thuốc lá, Việt Nam đang cố gắng tiến dần tới mục tiêu này. Còn chúng ta cũng cùng chung tay vì một thế giới không khói thuốc. Có như thế mới mong loại bỏ được thuốc lá ra khỏi cuộc sống.
Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt sẻ bùi cùng con như mẹ .
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi , mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
1- Mở bài:
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...
2- Thân bài:
a- Tả bao quát:
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ).
- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... )
b- Tả chi tiết :
- Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh .... )
- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
- Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... )
- Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... )
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.
3- Kết luận:
Nêu ích lợi của giờ chơi:
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.
bạn ơi mk ko cần phân tích nha mk đang cần chỉ rõ các từ loại nha
â,trẻ em/như/búp/trên/cành
biết/ăn/ngủ,/biết/học hành/là/ngoan
b, ai/ơi/bưng/bát cơm/đầy
dẻo/thơm/một/hạt/đắng/cay/muôn/phần
c,quê hương/tôi/có/con sông/xanh biếc
nước/gương/trong/soi/tóc/những/hàng tre
tâm hồn/tôi/là/một/buổi trưa/hè
tỏa/nắng/xuống/những/dòng sông/lấp loáng
BẠN KẾT BẠN VỚI MÌNH NHÉ !
Tuổi thơ của em gắn liền với dòng sông quê hương êm đềm và yên bình. Dòng sông dài, nước trong vắt như dải lụa uốn quanh xóm làng. Hàng ngày, mặt nước yên bình, phẳng lặng như tấm gương phản chiếu cả bầu trời xanh. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, mặt nước bỗng gợn sóng, những con sóng nhẹ chạy đuổi nhau đến tận bờ. Ông mặt trời chiếu những tia nắng vàng xuống dòng nước, mặt hồ óng ánh như dát vàng dát bạc. Trên dòng sông, những chiếc thuyền bè kéo lưới đi lại, đem những mẻ cá ngon về cho muôn làng. Hai bên dòng sông, những nương ngô, nương dâu xanh mát mọc um tùm, cùng với những chòm cỏ lau phất phơ trong gió. Chiều chiều, lũ trẻ trong làng em lại hò hét nhau ra tắm sông , tối tối, chúng em lại rủ nhau ngồi bên bờ sông đón những cơn gió mát lạnh, ngắm ánh trăng lên. Em rất yêu mến dòng sông quê hương em. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên dòng sông ấy.
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
1>kiều phương có nét đẹp thơ ngây,nghịch ngợm ,hồn nhiên và trong sáng ở tâm hồn.vẻ đẹp đáng yêu và xinh đẹp ở thể chất
2>là bài học:đừng nên làm những điều ko đúng mà làm liên luỵ đến người thân.
câu ý nghĩa mình ko biết nói thế nào cả nhưng đáp án trên chỉ là ý chính thôi.nếu viết văn thì nên viết thêm và khơi ý ra nha!
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình .
Tham khảo nhé :
Không hiểu sao mỗi khi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, tôi lại nghĩ ngay đến mẹ. Hình ảnh mẹ tôi mỗi sáng đội chiếc nón lá đi chợ đã khắc sâu trong tâm trí tôi tự thuở nào. Ngày nay tôi ít thấy có ai đội nón lá ra đường. Các bà các cô thường đội những chiếc nón kiểu đầy hoa văn và màu sắc, nhất là các cô gái trẻ thì càng không muốn đội chiếc nón lá quê mùa này. Ấy vậy mà ngày ngày mẹ tôi đều đội nó ra chợ, thậm chí cho đến cả bây giờ. Hồi nhỏ, tôi hay nghịch nón của mẹ và rất thích cái dây quai nón. Mẹ có tổng cộng 3 cái dây để thay đổi. Quai nón là do mẹ tự may lấy, những sợi dây mảnh có hoa văn rất đẹp.
Tôi không biết phải bắt đầu tả mẹ từ đâu. Có lẽ là khuôn mặt. Mẹ tôi không xấu nhưng cũng chẳng đẹp, nói chung là không có nét gì nổi bật. Bây giờ mẹ tôi đã già nên khuôn mặt có nếp nhăn. Nhìn hình của mẹ lúc còn trẻ, tôi bỗng giật mình. Mẹ thay đổi nhiều quá! Không phải thời gian đã làm thay đổi mẹ tôi đâu. Mà chính sự cực nhọc đã khiến mẹ gầy mòn. Nhìn vào đôi mắt của mẹ, tôi thấy sự mệt mỏi đằng sau đôi mắt ấy, và cảm nhận rằng mẹ có nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui.
Tôi còn nhớ hồi lớp 5 có thi tập đọc. Có 4 đề và tôi bốc trúng đề "Đôi bàn tay của mẹ". Tôi không nhớ mình được bao nhiêu điểm, chỉ nhớ rằng tôi đã đọc bằng cả tấm lòng. "Em yêu nhất là đôi bàn tay mẹ, những ngón tay gầy gầy xương xương". Khi tôi cầm tay mẹ, có cảm giác như cầm một khúc gỗ. Tay mẹ thô quá, cứng quá, dường như chỉ có da bọc xương. Và tay mẹ cũng không hề ấm áp chút nào, lúc nào cũng mát rười rượi. Bởi vậy mà tôi rất thích khi mẹ đặt tay lên trán lúc tôi bị nóng sốt. Bàn tay của mẹ lúc nào cũng mạnh mẽ. Bất cứ thứ gì tôi không mở được chỉ cần đưa mẹ là mở được ngay. Những lúc đó mẹ hay cười, chọc tôi sao yếu quá.
Tôi cao 1m60, một chiều cao trung bình nhưng khi đứng với mẹ, tôi vẫn cao hơn mẹ một chút. Thế mà chưa bao giờ tôi thấy mẹ thấp cả. Trong mắt tôi, mẹ lúc nào cũng là người hoàn hảo nhất.
Có một hôm đi học về, thấy mẹ đang nằm ngủ. Tôi lặng lẽ tới gần và ngồi xuống. Tôi cứ nhìn mẹ chăm chú suốt 15 phút cho đến khi mẹ thức dậy và nhìn tôi mỉm cười. Cô giáo tôi từng bảo "Các em thử nhìn gương mặt cha mẹ mình lúc ngủ, sẽ thấy được nỗi nhọc nhằn trên khuôn mặt họ". Tôi nhìn mẹ nhưng chỉ có một cảm giác duy nhất: đó là sự yên bình.
Khi nhìn đôi chân của mẹ, tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Có quá nhiều vết nứt, và vết nứt nào cũng sâu, sâu lắm. Tôi chưa từng thấy ai bị nứt chân sâu như vậy, dù là quảng cáo trên tivi. Bước chân của mẹ cũng thật là nặng nhọc. Vì thế mà đôi dép của mẹ rất mau mòn. Phần gót của đôi dép cao su mòn gần sát đất và dép trái mòn hơn dép phải chứng tỏ khi đi mẹ đặt trọng tâm về phía sau và nghiêng về bên trái. Hễ có người gọi thì lúc nào mẹ cũng hối hả chạy ra, có lúc còn xém bị vấp ngã. Người ta nói những người đi nhanh và bước chân nặng nhọc thì sống không được sung sướng. Có lẽ là vậy nhỉ.
Ngay chỗ xương vai của mẹ có 2 cái hốc thật sâu. Và da của mẹ thì bủng beo, không săn chắc như người khác. Thương mẹ quá.
Mẹ tôi bị viêm xoan. Đó là do ngày xưa mẹ hít bụi than quá nhiều. Bây giờ, căn bệnh này cứ hành mẹ tôi mãi. Mẹ hay bị nhức đầu, còn sổ mũi là chuyện như cơm bữa. Thế nhưng không ngày nào mẹ tôi nghỉ ngơi. Trong khi tôi hễ bệnh một chút là chẳng làm gì cả, chỉ nằm đó để mẹ chăm sóc.
Tôi nhớ có một kỷ niệm rất trẻ con: anh tôi khóc. Trong suốt 23 năm sinh sống, đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất anh tôi khóc. Tôi không nhớ chuyện bắt đầu như thế nào, chỉ nhớ rằng anh tôi vừa khóc vừa nói "Sao mẹ lúc nào cũng bênh nó, cưng chiều nó? Thậm chí nó lớp 5 rồi mà rót nước mẹ cũng rót cho nó". Lí do là vậy đó. Anh tôi ghen tị vì mẹ thương tôi hơn. Trẻ con ai cũng muốn dành tình thương của mẹ nhỉ. Lúc nhỏ mẹ thương tôi nhất nhưng lớn lên mẹ lại thương chị cả nhất. Tôi hiểu mẹ không hề thiên vị mà rất công bằng. Mẹ dành tình thương cho ai cần nó nhất. Lúc nhỏ, tôi bé nhất nên mẹ quan tâm chăm sóc tôi nhiều nhất. Nhưng giờ lớn rồi, anh chị tôi đều đã đi làm thì mẹ thương chị nhất. Đơn giản vì chị tôi làm việc rất cực khổ nhưng lương lại thấp và mẹ nghĩ rằng cần bù đắp cho chị bằng tình thương của mẹ. Có những việc không cần phải nói ra nhưng ta cũng hiểu, phải không nào?
Những chuyện về mẹ có kể hoài cũng không hết. Nếu được quay ngược thời gian thì bài tập làm văn "Hãy tả mẹ của em" chắc chắn tôi sẽ viết khác.
Nguồn: https://vanban.edu.vn
Không hiểu sao mỗi khi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, tôi lại nghĩ ngay đến mẹ. Hình ảnh mẹ tôi mỗi sáng đội chiếc nón lá đi chợ đã khắc sâu trong tâm trí tôi tự thuở nào. Ngày nay tôi ít thấy có ai đội nón lá ra đường. Các bà các cô thường đội những chiếc nón kiểu đầy hoa văn và màu sắc, nhất là các cô gái trẻ thì càng không muốn đội chiếc nón lá quê mùa này. Ấy vậy mà ngày ngày mẹ tôi đều đội nó ra chợ, thậm chí cho đến cả bây giờ. Hồi nhỏ, tôi hay nghịch nón của mẹ và rất thích cái dây quai nón. Mẹ có tổng cộng 3 cái dây để thay đổi. Quai nón là do mẹ tự may lấy, những sợi dây mảnh có hoa văn rất đẹp.
Tôi không biết phải bắt đầu tả mẹ từ đâu. Có lẽ là khuôn mặt. Mẹ tôi không xấu nhưng cũng chẳng đẹp, nói chung là không có nét gì nổi bật. Bây giờ mẹ tôi đã già nên khuôn mặt có nếp nhăn. Nhìn hình của mẹ lúc còn trẻ, tôi bỗng giật mình. Mẹ thay đổi nhiều quá! Không phải thời gian đã làm thay đổi mẹ tôi đâu. Mà chính sự cực nhọc đã khiến mẹ gầy mòn. Nhìn vào đôi mắt của mẹ, tôi thấy sự mệt mỏi đằng sau đôi mắt ấy, và cảm nhận rằng mẹ có nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui.
Tôi còn nhớ hồi lớp 5 có thi tập đọc. Có 4 đề và tôi bốc trúng đề "Đôi bàn tay của mẹ". Tôi không nhớ mình được bao nhiêu điểm, chỉ nhớ rằng tôi đã đọc bằng cả tấm lòng. "Em yêu nhất là đôi bàn tay mẹ, những ngón tay gầy gầy xương xương". Khi tôi cầm tay mẹ, có cảm giác như cầm một khúc gỗ. Tay mẹ thô quá, cứng quá, dường như chỉ có da bọc xương. Và tay mẹ cũng không hề ấm áp chút nào, lúc nào cũng mát rười rượi. Bởi vậy mà tôi rất thích khi mẹ đặt tay lên trán lúc tôi bị nóng sốt. Bàn tay của mẹ lúc nào cũng mạnh mẽ. Bất cứ thứ gì tôi không mở được chỉ cần đưa mẹ là mở được ngay. Những lúc đó mẹ hay cười, chọc tôi sao yếu quá.
Tôi cao 1m60, một chiều cao trung bình nhưng khi đứng với mẹ, tôi vẫn cao hơn mẹ một chút. Thế mà chưa bao giờ tôi thấy mẹ thấp cả. Trong mắt tôi, mẹ lúc nào cũng là người hoàn hảo nhất.
Có một hôm đi học về, thấy mẹ đang nằm ngủ. Tôi lặng lẽ tới gần và ngồi xuống. Tôi cứ nhìn mẹ chăm chú suốt 15 phút cho đến khi mẹ thức dậy và nhìn tôi mỉm cười. Cô giáo tôi từng bảo "Các em thử nhìn gương mặt cha mẹ mình lúc ngủ, sẽ thấy được nỗi nhọc nhằn trên khuôn mặt họ". Tôi nhìn mẹ nhưng chỉ có một cảm giác duy nhất: đó là sự yên bình.
Khi nhìn đôi chân của mẹ, tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Có quá nhiều vết nứt, và vết nứt nào cũng sâu, sâu lắm. Tôi chưa từng thấy ai bị nứt chân sâu như vậy, dù là quảng cáo trên tivi. Bước chân của mẹ cũng thật là nặng nhọc. Vì thế mà đôi dép của mẹ rất mau mòn. Phần gót của đôi dép cao su mòn gần sát đất và dép trái mòn hơn dép phải chứng tỏ khi đi mẹ đặt trọng tâm về phía sau và nghiêng về bên trái. Hễ có người gọi thì lúc nào mẹ cũng hối hả chạy ra, có lúc còn xém bị vấp ngã. Người ta nói những người đi nhanh và bước chân nặng nhọc thì sống không được sung sướng. Có lẽ là vậy nhỉ
Ngay chỗ xương vai của mẹ có 2 cái hốc thật sâu. Và da của mẹ thì bủng beo, không săn chắc như người khác. Thương mẹ quá.
Mẹ tôi bị viêm xoan. Đó là do ngày xưa mẹ hít bụi than quá nhiều. Bây giờ, căn bệnh này cứ hành mẹ tôi mãi. Mẹ hay bị nhức đầu, còn sổ mũi là chuyện như cơm bữa. Thế nhưng không ngày nào mẹ tôi nghỉ ngơi. Trong khi tôi hễ bệnh một chút là chẳng làm gì cả, chỉ nằm đó để mẹ chăm sóc.
Tôi nhớ có một kỷ niệm rất trẻ con: anh tôi khóc. Trong suốt 23 năm sinh sống, đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất anh tôi khóc. Tôi không nhớ chuyện bắt đầu như thế nào, chỉ nhớ rằng anh tôi vừa khóc vừa nói "Sao mẹ lúc nào cũng bênh nó, cưng chiều nó? Thậm chí nó lớp 5 rồi mà rót nước mẹ cũng rót cho nó". Lí do là vậy đó. Anh tôi ghen tị vì mẹ thương tôi hơn. Trẻ con ai cũng muốn dành tình thương của mẹ nhỉ. Lúc nhỏ mẹ thương tôi nhất nhưng lớn lên mẹ lại thương chị cả nhất. Tôi hiểu mẹ không hề thiên vị mà rất công bằng. Mẹ dành tình thương cho ai cần nó nhất. Lúc nhỏ, tôi bé nhất nên mẹ quan tâm chăm sóc tôi nhiều nhất. Nhưng giờ lớn rồi, anh chị tôi đều đã đi làm thì mẹ thương chị nhất. Đơn giản vì chị tôi làm việc rất cực khổ nhưng lương lại thấp và mẹ nghĩ rằng cần bù đắp cho chị bằng tình thương của mẹ. Có những việc không cần phải nói ra nhưng ta cũng hiểu, phải không nào?
Những chuyện về mẹ có kể hoài cũng không hết. Nếu được quay ngược thời gian thì bài tập làm văn "Hãy tả mẹ của em" chắc chắn tôi sẽ viết khác.
hok tốt