K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 7 2018

Từ láy : loắt choắt, xinh sinh, thoăn thoắt, nghênh nghên, chim chích

Từ ghép : chú bé , ca lô, huýt sáo, đường vàng

láy: lat choat,xinh xinh,thoan thoat,nghenh nghenh

12 tháng 7 2018

Cảnh biển buổi sáng mới đẹp và hấp dẫn làm sao!

Ông mặt trời từ từ nhô lên, lơ lửng như một quả cam chín mọng tỏa nguồn sáng và truyền sức sống xuống biển cả. Vạn vật như được bừng lên, sôi động sau một đêm ngủ dài.

Xa tít đường chân trời là những mảng mây màu tím như được dâng lên từ biển, phủ trên là dải mây xanh như còn mơ màng lưu luyến màn đêm. Những lọn mây trắng bồng bềnh sáng dần trên bàu trời duyên dáng soi bóng xuống mặt nước khiến những đàn chim chao liệng ngất ngây vui mừng chào đón ngày mới. Biển hiền hòa nâng sóng êm ả vỗ vào mạn thuyền. Gió sớm nhẹ thổi. Các thuyền đánh cá căng buồm ra khơi. Trên thuyền ngư dân vừa chuẩn bị kéo lưới, vừa chuyện trò rôm rả. Ai cũng phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, hứa hẹn chuyến ra khơI trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá.

Ngắm cảnh biển, em tự nhủ: “Mình phải học thật giỏi, lớn lên sẽ điều khiển con tàu đến với đại dương bao la.”


 

Tôi được sinh ra và lớn lên trên một vùng đất biển. Đó là một điều tôi rất tự hào và điều đó khiến tôi càng yêu biển hơn rất nhiều lần. Đối với những người dân biển chúng tôi thì có thể nói biển chính là cuộc sống của chúng tôi. Đối với một đứa trẻ như tôi thì biển chính là một người bạn mà tôi cùng tôi chia sẻ những vui buồn.

ta canh bien que em

Một này cuối tuần tôi cùng chị xin mẹ ra biển chơi. Nói đến biển thì có lẽ nó đẹp nhất là vào buổi sáng sớm thế nên chúng tôi đi ra biển từ khi trời còn chưa sáng. Chúng tôi đi trên con đường ra biển, gió biển thổi vào tai vào cổ mát rươi như xua tan trong tôi những lo âu muộn phiền của cuộc sống thường ngày. Gần đến biển những cơn gió mỗi lúc một mạnh hơn và hương vị trong lành của biển mỗi lúc một gần khiến chúng tôi cảm thấy thích thú lạ thương. Từ bé tôi đã được đưa ra biển chơi nhưng mỗi lần ra biển tôi đều có những cảm giác những tâm trạng khác nhau và những cảm nhận khác nhau về biển. Vì thế mỗi lần ra biển tôi đều cảm thấy rất hồi hộp. Khi ra đến chúng tôi chạy ùa lên trên cái vốc đá quen thuộc mà chúng tôi vẫn thương đứng đây để ngắm biển. Khi ấy trời vẫn còn sáng lắm, biển còn đậm hơi sương gió thổi mỗi lúc một nhẹ hơn không còn mạnh như lúc sáng nữa. Chị nói khi ấy biển sắp bước vào lúc bình minh rồi. Những cơn gió thổi lao xao trên mặt nước khiến cho những con sóng li ti đang gợn trên mặt biển. Chúng tôi nói khi ấy biển đang làm duyên. Biển trải dài lắm. có khi tôi hỏi bố bờ biển ở đâu hả bố bố chỉ cười mà nói rằng xa lắm khi nào con lớn con hãy đi và tự mình tìm hiểu nhé. Tôi nghĩ đến câu nói của bố và chợt nghĩ không biết là bên bờ bên kia liệu có những đứa trẻ cũng đang ngắm và nhìn ra biển như tôi và chị không nhỉ. Ý nghĩ ấy chợt thoáng qua trong đầu tôi rồi chợt vụt tắt khi cảnh biển bình minh từ từ hiện dần ra trước mắt tôi.

Thật tuyệt vời nó như đang được tiếp thêm một sức sống mới, biển bây giờ như đã được điểm tô thêm một màu sắc mới. Chẳng thế mà nhìn nước biển trong xanh đến kì lạ. Khi ấy cũng là lúc mà những bác đánh cá  đang gọi nhau ý ới để ra biển đánh bắt. Những con thuyền đang nằm im trên bến đỗ cũng đang vặn mình tỉnh giấc đẻ tiếp tục một ngày mới lênh đênh trên biển. Có khi tôi đã ước mình là những chiếc thuyền kia thì tốt biết mấy bởi chỉ có khi là những chiếc thuyền ấy thì tôi mới có thể biết được biển dài đến đâu và có lẽ tôi sẽ biết được bến bờ kia dốt cuộc là xa đến đâu. Bởi trong bài hát thuyền và biển có câu “chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào” Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng tháp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. . Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ.

Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn. Những chiếc thuyền đã đi xa khuất dần chỉ còn lại đâu đó những cái ngóng trông của những người ở lại mong chuyến đi biển này sẽ là một chuyến đi bội thu. Khi những ánh nắng chiếu xuồng dòng sông khiến nước biển long lanh như những tai nắng bạc Những buổi chiều hè trên biển là đông đúc nhất. Bởi khi ấy lũ trẻ chúng tôi đều được nghĩ họ rủ nhau ra bờ biển chơi. Chúng tôi nghịch cát trên bãi bồi ven biển, xây thành những hình thù kì quặc, rồi ném cát trêu đùa nhau. . Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi nhất chính là những buổi chiều được ngắm hoàng hôn trên biển cùng lũ bạn là Khi ánh hoàng hôn dần buông xuống, những đám mấy xanh nhường chỗ để hoàng hôn xuất hiện. Lúc này biển được nhuốm một màu đỏ cam. . Màu hơi sáng của hoàng hôn khiến chúng tôi nhận ra những chiếc thuyền đang trở về bến sau một ngày làm việc mệt mỏi. Những chiếc thuyền làm cho biển gợn những cơn sóng mệt mỏi vì dường như biển giờ đây đã thấm mệt. Tiếng những chiếc thuyền ngày một gần và cuối cùng cũng đã cập bến dường như chúng cũng đã thấm mệt nên nằm yên trên bến mỏi. Đó cũng chính là một ngày của biển một ngày của chính tôi thuộc về nơi này.

Biển chính là một phần của tuổi thơ tôi. Dù có đi xa đến đâu tôi cúng không thể nào quên được cảnh biển quê hương tôi. Đó chính là một phần cuộc sống của tôi.

Hok Tốt !!!

13 tháng 7 2018

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhỉ làm tôi rất xúc động, mà đặc biệt nhất là trường hợp của chú bé Lượm.
Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế thì tôi vừa đi Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là một chú bé loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ ca lô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo trên đường, nom hệt như một chú chim chích.
Tôi hỏi:

  • Cháu di làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồngỊ như trái bồ quân, nói:

  • Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà Ị nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên, tôi khôngỊ còn dịp nào trỏ về Huế nữa.
Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ ngơi, người ấy nói:

  • Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?
  • Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào?

Tôi hấp tấp hỏi, dôi mắt như nhòa đi.
Người quen ấy kể;

  • Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn dịch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:
  • Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

  • Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào xắc, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo. Bỗng từ phía đồn dịch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.
Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi dã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xúc động mãi. Cháu còn bé bỏng
quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu.
Trước mặt tôi bỗng hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội mũ ca lô lệch vừa huýt sáo vừa nhảy như con chim chích trên đồng ruộng Việt Nam.

12 tháng 7 2018

Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

12 tháng 7 2018

Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

12 tháng 7 2018

"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "Ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

12 tháng 7 2018

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

12 tháng 7 2018

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

12 tháng 7 2018

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

12 tháng 7 2018

1. Phần Mở bài

- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việt Nam rất hay và rất lí thú.

- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.

- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).

- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.

2. Phần Thân bài

a) Miêu tả ngoại hình

* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám

Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.

Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...

- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.

* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt

- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.

- Khuôn mặt của ông phúc hậu.

- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.

- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.

- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.

- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.

- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.

b) Miêu tả hoạt động

- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.

- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.

- Ông bước những bước chậm rãi.

- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.

- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.

- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”

- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.

2. Phần Kết bài

- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.

- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thể hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giúp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

(Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)

12 tháng 7 2018

nhung mk chua bao gio nhin thay ong tien ca

12 tháng 7 2018

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Những người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích "Bông cúc trắng" ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia... Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

12 tháng 7 2018

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

12 tháng 7 2018

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… 

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

 học tốt # FA $

12 tháng 7 2018

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc em ốm, em càng thấm thía hơn điều ấy.

Chúng ta đều được lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Từ những lời ru, những cái xoa đầu, đến những cái rém chăn cho đỡ lạnh, không ai khác mẹ luôn là người quan tâm chi chút đến từng điều nhỏ nhặt. Đặc biệt mỗi lúc ta bị ốm, thì sự lo lắng của mẹ càng cao cả hơn bao giờ hết.

Em là một đứa trẻ không hay ốm yếu, vì thế rất chủ quan với sức khoẻ của mình. Vì vậy nếu không nhờ có mẹ, em đã không thể luôn duy trì cơ thể khỏe mạnh như bây giờ. Nhưng tình yêu thương, chăm sóc của mẹ khi em bị ốm đã giúp em ý thức sâu sắc hơn về tình mẫu tử, về việc biết giữ gìn bản thân để không ai phải lo lắng. Đó là hôm gió mùa về, trời nổi gió to và rét lạnh. Nhưng hôm ấy mẹ lại bận đi công tác chưa về, em ở nhà lại tắm nước lạnh. Kết quả là hôm ấy em bị cảm lạnh. Mẹ đã thức suốt đêm để săn sóc cho em. Khuôn mặt mẹ đầy lo âu và xám ngắt, bởi chưa bao giờ mẹ để em bị ốm nặng như vậy. Có lẽ mẹ đã tự trách mình vì không chăm sóc em thật tốt. Nằm trên giường bệnh, em miên man vào giấc ngủ dài mệt mỏi. Thỉnh thoảng chỉ thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc gường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. em cảm nhận như bàn tay của mẹ lúc nào cũng nắm lấy tay em, âu yếm vuốt ve để truyền cho em hơi ấm của tình mẫu tử. Chốc chốc, mẹ lại thay khăn lau tay, lau mặt cho em luôn trông gọn gàng, không có cảm giác khó chịu. Mờ mờ không rõ vì mệt, nhưng em dường như vẫn cảm thấy nhìn rất rõ đôi mắt mẹ, lonh lanh ướt, và trìu mến yêu thương lẫn cả sự lo lắng nữa. Tiếng đêm tĩnh mịch càng khiến nhịp thở hổn hển của mẹ rõ hơn. Chao ôi, lúc ấy em chỉ muốn ôm mẹ vào lòng, xin lỗi mẹ vì sự nghịch ngợm của mình. Bàn tay dịu dàng của mẹ nắm lấy bàn tay non nớt của em khiến hơi ấm lan tỏa mạnh mẽ hơn. em như được tiếp thêm sức mạnh nên hôm sau cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Sáng dậy, mặt trời đã lên cao, ngoài vườn lảnh lót tiếng chim vang. Dường như vạn vật cũng đang cất lên một giai điệu ngọt ngào, vui tươi để chào mừng cô bé xinh xắn, đáng yêu là em. Mẹ choàng tỉnh dậy khi thấy em khẽ cử động tay, đôi mắt dài màu nâu ấy, hôm nay em mới có dịp được ngắm kĩ, nó thâm quầng và khô vì sự thiếu ngủ do phải làm việc mệt mỏi và hôm nay là vì chăm sóc em ốm nữa. em ôm mẹ vào lòng, hổn hển trong lời xin lỗi vì đã để mẹ nhọc lòng. Mẹ vuốt nhẹ mái tóc tơ và khẽ mỉm cười, nụ cười sau những lo lắng suốt đêm cho em đã khiến mẹ tươi tắn hơn. Cảm ơn mẹ vì tình yêu thương vô bờ bến mẹ đã giành cho con. Con yêu và xin lỗi mẹ.

Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.

12 tháng 7 2018

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”


Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Mỗi khi ta ốm đau hay khỏe mạnh, mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm giành cho ta tất cả yêu thương từ tận đáy lòng bao la ấy. Và với em, hình ảnh mẹ khi chăm sóc em bị ốm đã để lại những dấu ấn khó phai.

Mẹ em có dáng người dong dỏng, thanh thoát. Khuôn mặt mẹ hiền từ, phúc hậu với nụ cười rạng rỡ. Nắng mưa, sóng gió cuộc đời mẹ kinh qua đã in dấu vào làn da nâu rám nắng rất chân quê, mộc mạc của người.

Có những lúc em cảm thấy mình thật ngốc vì dù mẹ có mắng mỏ hay trách móc em thì suy cho cùng cũng là để em nên người chứ đâu có phải vì ghét bỏ gì em. Có ai lại ghét bỏ đứa con mình dứt ruột chín tháng mười ngày sinh ra cơ chứ. Ấy vậy mà, thỉnh thoảng em vẫn cáu gắt, hờn dỗi và cãi lại mẹ. Rồi cho đến một ngày, khi em bị ốm nhìn thấy mẹ chăm sóc em mệt mỏi, vất vả như thế em mới càng thấm thía hơn về giá trị của tình mẫu tử.

Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, mẹ dặn em rõ ràng là phải mang áo mưa đi cẩn thận vậy mà em mải chơi quên lời mẹ dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Thỉnh thoảng em cảm nhận có bàn tay rất ấm của ai đó vuốt nhẹ mái tóc và khuôn mặt của mình. Hơi ấm ấy rất quen thuộc thân thương và chắc chắn đó chính là mẹ, cảm nhận của ta về tình mẫu tử không bao giờ là sai cả. Ánh đèn mờ mờ trong đêm, em lim dim mắt thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc giường, thi thoảng lại sấp khăn lau trán cho em. Một hồi sau mẹ bón từng thìa cháo nhỏ cho em ăn. Ánh mắt mẹ nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của mẹ em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, em thấy mẹ nằm gục bên cạnh giường, tay vẫn nắm lấy bàn tay non nớt của em. Đôi mắt mẹ thâm quầng, có lẽ vì do đêm qua thức khuya chăm sóc em nên không ngủ được. Mái tóc dài mượt mọi khi thay vào đó rối bời vì lăn lộn chạy qua chạy lại săn sóc cho em nên cũng chẳng có thời gian để chỉnh chu. Tự nhiên, lòng em dấy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, trong miên man xa xăm, vọng về trong em là những lần em nói hỗn với mẹ, những lời lẽ khó nghe mẹ nhường nhịn em, em bỗng thấy mình thật là một đứa trẻ hư. Đúng lúc ấy, mẹ tỉnh dậy, vội vàng ôm em vào lòng, hỏi han xem em đỡ chưa, ánh mắt đầy lo lắng đợi chờ. em bật khóc nức nở, ôm mẹ và ngập ngừng vài tiếng lí nhí không thành lời. Mẹ xoa đầu em mỉm cười đầy trìu mến.

Mẹ là vầng trăng, làm dịu mát tâm hồn thơ ngây trong trẻo của em, mẹ cũng là ánh mặt trời tỏa nắng tâm hồn em. Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất. Cảm giác mỗi khi bị ốm được bàn tay mẹ chăm sóc như có liều thuốc tiên khỏi bệnh rất nhanh. Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử.

12 tháng 7 2018

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc em ốm, em càng thấm thía hơn điều ấy.

Chúng ta đều được lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Từ những lời ru, những cái xoa đầu, đến những cái rém chăn cho đỡ lạnh, không ai khác mẹ luôn là người quan tâm chi chút đến từng điều nhỏ nhặt. Đặc biệt mỗi lúc ta bị ốm, thì sự lo lắng của mẹ càng cao cả hơn bao giờ hết.

Em là một đứa trẻ không hay ốm yếu, vì thế rất chủ quan với sức khoẻ của mình. Vì vậy nếu không nhờ có mẹ, em đã không thể luôn duy trì cơ thể khỏe mạnh như bây giờ. Nhưng tình yêu thương, chăm sóc của mẹ khi em bị ốm đã giúp em ý thức sâu sắc hơn về tình mẫu tử, về việc biết giữ gìn bản thân để không ai phải lo lắng. Đó là hôm gió mùa về, trời nổi gió to và rét lạnh. Nhưng hôm ấy mẹ lại bận đi công tác chưa về, em ở nhà lại tắm nước lạnh. Kết quả là hôm ấy em bị cảm lạnh. Mẹ đã thức suốt đêm để săn sóc cho em. Khuôn mặt mẹ đầy lo âu và xám ngắt, bởi chưa bao giờ mẹ để em bị ốm nặng như vậy. Có lẽ mẹ đã tự trách mình vì không chăm sóc em thật tốt. Nằm trên giường bệnh, em miên man vào giấc ngủ dài mệt mỏi. Thỉnh thoảng chỉ thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc gường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. em cảm nhận như bàn tay của mẹ lúc nào cũng nắm lấy tay em, âu yếm vuốt ve để truyền cho em hơi ấm của tình mẫu tử. Chốc chốc, mẹ lại thay khăn lau tay, lau mặt cho em luôn trông gọn gàng, không có cảm giác khó chịu. Mờ mờ không rõ vì mệt, nhưng em dường như vẫn cảm thấy nhìn rất rõ đôi mắt mẹ, lonh lanh ướt, và trìu mến yêu thương lẫn cả sự lo lắng nữa. Tiếng đêm tĩnh mịch càng khiến nhịp thở hổn hển của mẹ rõ hơn. Chao ôi, lúc ấy em chỉ muốn ôm mẹ vào lòng, xin lỗi mẹ vì sự nghịch ngợm của mình. Bàn tay dịu dàng của mẹ nắm lấy bàn tay non nớt của em khiến hơi ấm lan tỏa mạnh mẽ hơn. em như được tiếp thêm sức mạnh nên hôm sau cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Sáng dậy, mặt trời đã lên cao, ngoài vườn lảnh lót tiếng chim vang. Dường như vạn vật cũng đang cất lên một giai điệu ngọt ngào, vui tươi để chào mừng cô bé xinh xắn, đáng yêu là em. Mẹ choàng tỉnh dậy khi thấy em khẽ cử động tay, đôi mắt dài màu nâu ấy, hôm nay em mới có dịp được ngắm kĩ, nó thâm quầng và khô vì sự thiếu ngủ do phải làm việc mệt mỏi và hôm nay là vì chăm sóc em ốm nữa. em ôm mẹ vào lòng, hổn hển trong lời xin lỗi vì đã để mẹ nhọc lòng. Mẹ vuốt nhẹ mái tóc tơ và khẽ mỉm cười, nụ cười sau những lo lắng suốt đêm cho em đã khiến mẹ tươi tắn hơn. Cảm ơn mẹ vì tình yêu thương vô bờ bến mẹ đã giành cho con. Con yêu và xin lỗi mẹ.

Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.