K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2019

Giúp mk đi các bn ai nhanh và đúng mk k

23 tháng 9 2019

Từ ghép đẳng lập : Sơn Hà,xâm phạm,giang sơn

Từ ghép chính phụ:thiên thư,thạch mã,tái phạm,ái quốc,thủ môn,chiến thắng

Nấm êi nick lazi của tao nè :)

https://lazi.vn/user/linh.tran255

25 tháng 9 2019

Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là bài ca dao được phổ biến rộng rãi trong dân gian:

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Bài ca dao trên nhai lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó chỉ "ghi âm" một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông", có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.

   Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói ( là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!). Thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.

   Dân gian quan niệm rằng con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)

   Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới đỉnh điểm ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ,c ả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

   Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

Đọc bài ca dao trên, chúng ta không chỉ hả hê trước thái độ châm biếm, đả kích của nhândân lao động mà còn thích thú bởi đời sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời của họ. Sức sống mãnh liệt của ca dao - dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.

26 tháng 9 2019

Cảm ơn bạn nhiều nha!  ^_^

23 tháng 9 2019

Tham khảo:

Văn mẫu lớp 6: Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” - Dàn ý + 2 bài văn mẫu - VnDoc.com

https://vndoc.com/van-mau-lop-6-hay-nhap-vai-vao-anh-doi-vien-de-ke-lai-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu/download

Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp Bác Hồ đã đến các đơn vị đóng quân của quân dân ta động viên và khích lệ tinh thần chiến đấu. Đêm khuya trời mưa, gió lạnh thổi từng cơn, cảm giác tê buốt vì nhiệt độ đang giảm sâu. Các chiến sĩ đã ngủ ngon sau một ngày hành quân vất vả riêng bác vẫn chưa ngủ. Cẩn thận khơi cho bếp lửa cháy lớn để hơi ấm tỏa cho các chiến sĩ, Bác đến từng người cẩn thận và nhẹ nhàng dém chăn. Bác không khác gì một người cha hiền từ quan tâm, lo lắng cho những đứa con của mình.

Bất chợt, một anh đội viên thức giấc khi thấy Bác chưa ngủ bỗng cất lời:

– Sao Bác chưa ngủ ạ ? bác đang lo lắng điều gì ạ ?

Bác nhẹ nhàng cất lời:

– Chú cứ ngủ ngon, còn lấy sức hành quân đi đánh giặc.

Anh đội viên vâng lời người cha già nhưng vẫn bồn chồn, khó ngủ, trong lòng suy nghĩ lo lắng sợ bác thức khuya ốm. Bác tuổi đã cao cứ thức suốt đêm lấy sức đâu mà chỉ đạo cuộc chiến quyết liệt đang sắp diễn ra phía trước.

Trong lần thức dậy thứ 3, anh đội viên giật mình khi thấy Bác vẫn còn thức, anh đòi Bác đi ngủ cho bằng được. Nhưng lần này Bác đã nói lên nỗi lòng của mình đó là suy nghĩ đang lo lắng cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời lạnh và đang mưa rét làm sao cho khỏi ướt, Bác mong rằng trời mau sáng để không ai phải lạnh, không còn ai phải chịu khổ nữa. Giọng nói lo lắng như một người cha lo lắng cho chính đứa con của mình. Nghe tâm sự, anh đội viên cảm phục và thương Bác nhiều hơn, anh thức cùng với Bác đến tận khi trời sáng.

Bác Hồ đã thức trọn một đêm, đêm nay Bác không ngủ vì lo lắng, suy nghĩ thương cho các chiến sỹ đang chịu cảnh nghặt nghèo của thời tiết, tấm lòng của Bác thật vĩ đại. Đêm nay Bác không ngủ vì đó là Hồ Chí Minh.

23 tháng 9 2019

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mà trong 1 bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ

23 tháng 9 2019

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Luật:" Nhất tam ngũ bất luận
Nhị tứ lục phân minh"
Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận
Còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến
Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.

23 tháng 9 2019

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. Những lời ca gợi cho tôi nhớ về một loài hoa tôi yêu quý.

Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng trong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm như nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.

#Châu' ngốc

22 tháng 9 2019

mới học kì I lớp 7 mà học lịch sử Lào và Cam hả bạn

C
22 tháng 9 2019

Lào :

Thời gianNội dung lịch sử
Thế khỉ XIII - XIV

Thời kì hình thành. Thời kì này bắt đầu vào thế kỉ XIII, khi có bộ phận

cư dân nói tiếng Thái di cư đến, tiến hành phát triển kinh tế, xã hội

và tạo ra các tổ chức sơ khai của Lào là các mường cổ

Thế kỉ XV - XVII

Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng. Các vua 

Lan Xang chia đất nước thành các mường, xây dựng quân đội hùng

mạnh, thiết lập quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng

Thế kỉ XIII - XIX Lào bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu

Cam-pu-chia:

Thời gianNội dung lịch sử
Thế kỉ VI - VIII

Thời kì hình thành và bước đầu phát triển của nhà nước Cam-pu-chia

và Bha-va-pu-ra. Khu vực ban đầu của vương quốc này ở trung lưu sông

Mê Công

Thế kỉ IX - XVLà thời kì Ăng-go, giai đoạn phát triển của Cam-pu-chia
Thế kỉ XVI - XIXGiai đoạn suy yếu và khủng hoảng của Cam-pu-chia
22 tháng 9 2019

cho em bước vào cổng trường để vào lớp học :))

22 tháng 9 2019

rất nhiều như đc gặp bạn ,thầy cô

học bài,vui chơi với bạn

22 tháng 9 2019

-Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.
(théc : ngủ; muồi : say )
- Em về thưa mẹ cùng thầy,
Cho anh cưới tháng này anh ra.
Anh về thưa mẹ cùng cha,
Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.
- Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?
- Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.
Một thuyền một lái chẳng xong
Một chĩnh đôi gáo còn nong tay nào.
-Anh con trai thưa với mẹ:
Con phải đi
Giữ gìn độc lập
Bà mẹ bảo:
Mày đi
Mày lo cho khoẻ
Đừng nghĩ lo gì
Ở nhà có mé ...
(Bà mẹ Việt Bắc -Tố Hữu )
-Năm xưa cơm củ ngon chi
Năm nay cơm gié thì nhà vắng con.
( Bà Bủ- Tố Hữu )
- Cháu ơi cháu lớn với bà
Bố mày đi đánh giặc xa chưa về
......................................…
Bố đi đánh giặc còn lâu
Mẹ mày cày cấy ruộng sâu tối ngày.
( Cá nước - Tố Hữu - )
- Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm
Bao bà cụ từ tâm làm mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
( Bầm ơi - Tố Hữu - )
* Thơ ca dân gian:
- Con cá lăn lốc bờ tường
Thầy tôi muốn lấy một người ngoài Nga
Ai làm cho mẹ tôi già
Lưng eo, vú dếch cho cha tôi buồn ?
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Biết răng chừ cá gáy hoá rồng
Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.
- Đi đây ai vợ ai chồng
Ai cá dưới nước ai rồng trên mây ?
Đi đây ai tớ ai thầy?
Ai hòn đá tảng ai cây ngô đồng ?
- Mẹ tôi sinh một mình tôi
Tôi ở nhà người chịu đắng chịu cay !
Đắng cay thì mặc đắng cay
Tôi ở năm ngoái năm nay tôi về
Gĩa ơn cái rổ cái sề
Tao chẳng ở được tao về nhà tao
Gĩa ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày !

Một chiều thu tháng 8-1942, bầu trời xanh ngắt gió nhẹ thổi, không gian thoang thoảng mùi hương của đồng lúa sắp chín. Kim Đồng xách ống nước ở dưới suối lên, thấy anh Ngự Mạn đã đợi ở dưới chân cầu thang. Với nét mặt rạng rỡ, anh Ngự Mạn ghé sát vào tai Kim Đồng nói nhỏ:

– Có một cán bộ cao cấp vừa đến, cho gọi em lên gấp đấy!

– Anh có biết ai không?

– Suỵt…! Nguyên tắc bí mật cơ mà.

Kim Đồng hồi hộp bước theo anh Ngự Mạn lên ngọn núi sau bản. Đến trước cửa hang Nục Én, anh ra hiệu cho Kim Đồng đợi một chút. Lát sau Kim Đồng thấy anh Đức Thanh bước ra, vẫn đôi mắt lúc nào cũng dịu dàng âu yếm, anh đưa Kim Đồng vào trong hang. Trống ngực Kim Đồng bỗng đập rộn lên khi nhìn thấy một “ông Ké” ngồi trên một tảng đá, dựa lưng vào thành hang, chòm râu và mái tóc đã điểm bạc. Trên khuôn mặt gầy, hơi xanh, sáng rực một đôi mắt như hai vì sao ấm áp. “Ông Ké” nhìn Kim Đồng trìu mến. Vẫn còn đang lúng túng chưa kịp chào, Kim Đồng bỗng thấy “ông Ké” hỏi:

– Cháu là Kim Đồng, đội trưởng Đội Thiếu nhi cứu quốc phải không?

– Vâng ạ!

– Lại đây với Bác nào!

“Ông Ké” vẫy Kim Đồng lại gần và kéo vào lòng, đưa tay xoa đầu âu yếm:

– Cháu có ghét bọn Tây không?

– Dạ, có ạ!

– Vì sao nào?

– Vì bọn tay sang cướp nước ta làm cho dân ta khổ.

“Ông Ké” khen Kim Đồng và đề nghị Kim Đồng kể về hoạt động của Đội cho mọi người cùng nghe. Nghe kể xong, “ông Ké” khen Đội đã có nhiều hoạt động phong phú, mưu trí và dũng cảm.

“Ông Ké” còn khen Kim Đồng nói đúng và các đội viên vừa hoạt động, vừa phải học văn hóa, học chính trị để mai này nước nhà độc lập, có đủ tài sức xây dựng đất nước.

Buổi chiều đó, Kim Đồng được “Ông Ké” giữ lại ăn cơm. Chờ đêm xuống, Kim Đồng được cử theo ba anh đưa “Ông Ké” vào Pác Pó an toàn. Do nguyên tắc bí mật, ngày đó, Kim Đồng chưa được biết rằng “ông Ké” đó chính là Bác Hồ kính yêu.

 

22 tháng 9 2019

Đây là đoạn văn thuyết minh các bạn nhé, ko phải bài văn hay câu chuyện đâu.