K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2024

       Nhớ ngày vui đùa ở trường 

Nhớ lúc đi trên con đường quê hương.

Cố gắng gieo trồng giống hương

Nếu có dịp về quê hương gặp cô.

 

11 tháng 12 2024

Dgg k oh

11 tháng 12 2024
  Kỉ niệm sâu sắc về mẹ đối với tôi là những điều thật nhẹ nhàng, đơn giản mà vui vẻ, hạnh phúc. Những món đồ chơi mẹ cho tôi không phải những con búp bê, những món đồ chơi bằng nhựa có sẵn bán đầy trong siêu thị dù mẹ có đủ khả năng mua những thứ ấy mà là những chiếc vỏ sò, vỏ ốc, những chiếc lá… đơn giản. Mẹ dạy tôi biết sáng tạo qua những thứ đồ chơi ấy. Nhờ mẹ tôi tìm ra cách lấy vỏ sò làm nồi, niêu, xoong, chảo và cả chén, đũa nhỏ xíu trắng muốt mà mẹ con tôi đùa rằng chúng nó được làm từ chất liệu bền và đẹp nhất thế giới này để mẹ con tôi chơi nấu ăn. Tôi biết nhặt những chiếc lá xếp thành bất cứ gì tôi muốn chẳng hạn như chú cào cào nhỏ xinh hay chiếc nón bé tẹo duyên dáng để mẹ con tôi có thể chơi bán hàng. Tôi thấy được sự hấp dẫn khi tự mình làm món đồ chơi tôi thích và nghĩ ra. Tôi cũng biết được rằng những thứ đơn giản quanh ta cũng là những thứ cần thiết và thú vị mà đôi khi ta không hiểu hết được giá trị của nó. Cũng giống như mẹ tôi - bằng những cách đơn giản mẹ quan tâm đến tôi nhưng ẩn sâu trong đó là những tình cảm chan chứa mà có khi cả đời cũng chẳng hiểu hết được…
Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình?     Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của...
Đọc tiếp

Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình?
    Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Đồng thời, đó còn là việc mỗi người đem hết trí tuệ, tài năng, sức lực của mình để cùng làm giàu đẹp cho quê hương đất nước. Còn “thế hệ trẻ” là những người thanh niên, họ mang trong mình sức khỏe, sức trẻ và niềm khao khát, nhiệt huyết. Hơn ai hết, họ chính là tương lai, là những chủ nhân mới của đất nước. Như vậy, có thể thấy, cống hiến là một lối sống cao đẹp, cần có ở mỗi người và hơn hết chính là ở thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước, bởi lẽ giữ tuổi trẻ, sức trẻ và sự cống hiến luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.

Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Có biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân thậm chí cả tính mạng của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi và hàng triệu, hàng triệu thanh niên trẻ khác trên khắp đất nước. Ngày nay, với khát khao cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. Họ là những người không quản ngại xa xôi, vất vả để thực hiện những chương trình tình nguyện, giúp đỡ những số phận, hoàn cảnh khó khăn. Họ còn là những chiến sĩ trẻ tuổi, chấp nhận hi sinh tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc nơi hải đảo xa xôi hay những vùng biên hẻo lánh. Tất cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những người trẻ đang ngày đêm cố gắng, nỗ lực cống hiến để làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước thì đâu đó vẫn còn những con người sống thờ ơ, vô tâm, ích kỉ, luôn nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mà quên đi trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và những người xung quanh. Thật đáng buồn, đáng chê trách và phê phán biết bao trước những con người có lối sống như thế. Đó là những người đáng bị cả xã hội lên án, chấn chỉnh và bài trừ.
     Tóm lại, lối sống cống hiến là một lối sống cao đẹp và cần có ở mỗi người nhất là thế hệ trẻ bởi lẽ nó không những giúp mỗi người phát huy được giá trị của bản thân mà còn góp phần làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước.

0
12 tháng 12 2024

Trải nghiệm á

12 tháng 12 2024

giúp mình nhanh đc ko ạ .Xin cảm ơn

 

12 tháng 12 2024

Bài thơ Nghe thầy đọc thơ của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn là một tác phẩm giàu cảm xúc, thể hiện tình yêu và sự kính trọng của học sinh đối với thầy cô giáo, cũng như vẻ đẹp của thơ ca. Đoạn thơ mở đầu với hình ảnh thầy đọc những vần thơ ngọt ngào, lắng đọng, khiến lòng người không khỏi xao xuyến. Từ ngữ giản dị nhưng đầy sâu sắc, gợi lên những ký ức tuổi thơ trong sáng, ấm áp. Cảm xúc của người học trò được diễn đạt qua những cảm nhận chân thật về giọng thơ thầy, về hình ảnh quê hương, con người, và những bài học cuộc sống. Đặc biệt, khi thầy đọc thơ, người học trò như được bước vào một không gian yên bình, thanh thản, đầy ắp những bài học sâu sắc không chỉ về kiến thức mà còn về tình yêu thương và lòng nhân ái. Bài thơ giúp người đọc nhận ra rằng, thơ ca không chỉ là những vần điệu hay hình ảnh đẹp, mà còn là cầu nối đưa con người lại gần nhau, gợi mở những suy ngẫm và cảm xúc thăng hoa trong tâm hồn.

 

12 tháng 12 2024

Kèm bài thơ đk a?

12 tháng 12 2024

Cảm nghĩ của em về bài hát này là tự hào vì đó là 1 bài hát đó là1chỗ có hình ảnh đẹp đẽ 

12 tháng 12 2024

Trong nền văn học Việt Nam, có không ít tác phẩm ca ngợi tình mẫu tử, nhưng những vần thơ về cha lại thường hiếm hoi và ít được nhắc đến. Tuy nhiên, "Ngày của cha" của Phan Thanh Tùng đã làm dày thêm những trang văn học đầy cảm xúc, giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc hơn về những hi sinh thầm lặng và tình yêu bao la mà người cha dành cho gia đình và con cái.

Với sáu câu thơ ngắn gọn, bài thơ đã khắc họa rõ nét hình ảnh người cha lặng lẽ, kiên cường đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đời cha vốn đã nặng gánh lo toan, nhưng khi có con, những gánh nặng ấy lại càng thêm chồng chất. Tuy vậy, cha chưa bao giờ thở than, chưa từng để lộ nỗi mệt mỏi hay buồn phiền trước mặt con cái. Cha âm thầm chịu đựng, chở che và dẫn dắt con qua những chặng đường gian nan của cuộc sống, giống như chiếc đò nặng nề vượt qua muôn trùng sóng gió để đưa con đến bến bờ hạnh phúc. Người cha ấy luôn mong mỏi con mình khỏe mạnh, ngoan ngoãn, và hạnh phúc. Tình yêu và sự hy sinh của cha không chỉ lớn lao như núi Thái Sơn mà còn mênh mông như biển cả và cao rộng như trời xanh. Dù con có trưởng thành, có đi xa đến đâu, tình cảm và công lao của cha vẫn là một món nợ lớn mà có lẽ cả đời con cũng khó lòng đền đáp.

Bài thơ "Ngày của cha" với những ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng chứa đựng đầy ắp tình cảm đã khiến em xúc động và cảm nhận được sự vĩ đại của tình cha. Những khoảnh khắc bên cha càng trở nên quý giá hơn, và em tự hứa sẽ luôn cố gắng học hành, sống tốt để không phụ lòng mong mỏi và những hy sinh thầm lặng của cha mẹ.