K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2019

Bài 1:

Bài ca dao 3 là cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật ứng với một kiểu người:

     + Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã

     + Cà cuống: những kẻ có thể lực, tai to mặt lớn

     + Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ

     + Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng

- Thế giới loài vật cũng là thế giới con người:

     + Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người

     + Từng con vật tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ

     + Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc

 Cảnh tượng trong bài mang giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô tâm diễn ra ngay trong những mất mát, tang tóc của gia đình người chết

→ Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ

Câu 2:

Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, chân thực:

     + Cậu là cai lính, bộc lộ quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)

     + Tính cách phô trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)

     + Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn quần áo

→ Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” lừa bịp người

- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:

     + Dân gian gọi “cậu cai” mục đích như để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành

     + Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại

     + Nghệ thuật phóng đại ba: năm được một chuyến sai >< sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài

→ Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì

Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.
*Bạn Đến Chơi Nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách).
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

Chúc bn học tốt!!

23 tháng 9 2019

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà  thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn ”ta với  ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình 
Khác nhau: 
- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến: 
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến) 
+ ta: khách (bạn) 
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. 

- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: 

+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan) 
=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.

Cụm từ "ta với ta":
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.
*Bạn Đến Chơi Nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách).
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

23 tháng 9 2019

Làm ăn:làm việc, lao động để sinh sống (nói khái quát)

Ăn nói:nói năng (về mặt coi như có khả năng nào đó trong việc giao tiếp bằng lời)

Ăn mặc:mặc(nói khái quát)

23 tháng 9 2019

1. Làm ăn: làm việc, lao động để sinh sống

2. Ăn nói: nói năng, bày tỏ ý kiến.

3. Ăn mặc: mặc( nói khái quát )

Học tốt~♡

23 tháng 9 2019

ko đăg linh tinh!Đổi nghề bán bánh rán đi thì ko cần mua!Ko phải đăg linh tinh

23 tháng 9 2019

ngày nào cx đăng mấy cái này rảnh à

23 tháng 9 2019

Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ của hai vị tướng giỏi của Trần Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao. Bài thơ ấy đã được người đời sau lưu truyền lại với tên gọi:"Sông núi nước Nam"."Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)… Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)

Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:

"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)

Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:

"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"

(********* nhất định phải tan vỡ)

Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ đê3 giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi… Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi…

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.

Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay

Bài làm

Có lẽ khi nói đến ngôi trường là một khái niệm không hề xa xôi đối với tất cả chúng ta.Ai cũng có một ngôi trường in sâu trong tam trí mình mà khi đi đâu ta cũng không thể nào quên được mái trường thân thương ấy.

Đối với tôi ngôi trường trung học cơ sở Bắc Lýlà ngôi trường mà tôi rất yêu quý. Toàn bộ ngôi trường được nhuộm một màu vàng trông rất đẹp và khi ánh nắng chiếu xuống làm cho nó trở nên rực rỡ hơn. Khi đến gần bạn sẽ nhìn thấy một chiếc cổng trường được tô đậm dòng chữ màu xanh “trường tiểu học Lê Lợi”. Dù đã nhiều năm rồi nhưng cánh cổng ấy vẫn đẹp lắm vẫn hiên ngang như chào đón tất cả mọi người đến với trường. Cánh cổng màu xanh của trường đã cũ mỗi khi bác bảo vệ mở ra kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Chiếc cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng tôi bước vào the giới của kiến thức của những lời hay lẽ phải. Đi qua cánh cổng chính là một cái chòm nhỏ, đó là nơi mà bác bảo vệ làm việc và kiếm soát học sinh. Bước vào trong ngôi trường nguy nga tráng lệ nhưng vẫn không thiếu những nét cổ kính trang nghiêm .

Trường đã được xây dựng cách đây hơn ba mươi năm nên đã khá cũ nhưng chính cái cổ kính đó khiến cho ngôi trường trở nên đẹp hơn lạ lẫm hơn với tất cả mọi người khi đến đây. Sân trường mới được lát lại bằng xi măng nên nhìn trắng xóa. Vào trường bạn sẽ được đi qua một hàng cây phượng dài xõa bóng trông như bước vào một thiên đường của thiên nhiên. Lũ trẻ chúng tôi trêu nhau hàng cây đó là hàng cây tình yêu. Chúng tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ tôi chỉ biết bố tôi nói là từ khi bố đi học đã có nó rồi. Những chú chim thi nhau chơi trốn tìm trên những cành phượng hót râm ran làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và lung linh một cách thần kì. Ngôi trường được xây dựng hai tầng nhưng chia làm hai khu nhà đó là một khu dành cho lớp một hai ba một khu dành cho lớp bốn và lớp năm. Các lớp được trang trí những hình ảnh rất là ngộ nghĩnh mỗi phòng học có bàn ghế kê đàng hoàng với bảnh đen xinh xắn. Ở các lớp đều được treo ảnh bác hồ và năm điều bác hồ dạy rất ngay ngắn,dưới đó là bàn giáo viên .

Thật tuyệt khi bước vào lớp 3a của chúng tôi. Không gian thật đẹp và thân thiện, đó chính là ngôi trường ấm áp của chúng tôi.Sân trương chính là nơi mà chúng tôi chào cờ và mọi tổ chức sinh hoạt của chúng tôi với trường đều được diễn ra ở đây. Trường có rất nhiều cây cổ thụ to lớn tỏa bóng mát xuống dưới những hàng ghế đá có những cô cậu học trò chăm chỉ đang ôn bài.Sân trường cũng là nơi mà mỗi khi ra chơi nó lại được tô những sắc màu của các trò chơi mà chúng tôi vẫn thường hay chơi. Phía bên vách của khu nhà cho học sinh lớp bốn và lớp năm là hai phòng máy để chúng tôi học tin học.

Vào những ngày khai giảng hay những ngày nhà giáo Việt Nam là chúng tôi lại được đón những cựu học sinh của trường khiến chúng tôi rất vinh dự.

Ngôi trường Trung học Cơ Sở Bắc Lý đã in dấu quãng đời tuổi thơ tươi đẹp của tôi. Dù đi xa đâu tôi cũng không thể quên được mái trường này.

# Học tốt #

23 tháng 9 2019

Giúp mk đi các bn ai nhanh và đúng mk k

23 tháng 9 2019

Từ ghép đẳng lập : Sơn Hà,xâm phạm,giang sơn

Từ ghép chính phụ:thiên thư,thạch mã,tái phạm,ái quốc,thủ môn,chiến thắng

Nấm êi nick lazi của tao nè :)

https://lazi.vn/user/linh.tran255

25 tháng 9 2019

Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là bài ca dao được phổ biến rộng rãi trong dân gian:

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Bài ca dao trên nhai lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó chỉ "ghi âm" một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông", có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.

   Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói ( là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!). Thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.

   Dân gian quan niệm rằng con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)

   Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới đỉnh điểm ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ,c ả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

   Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

Đọc bài ca dao trên, chúng ta không chỉ hả hê trước thái độ châm biếm, đả kích của nhândân lao động mà còn thích thú bởi đời sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời của họ. Sức sống mãnh liệt của ca dao - dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.

26 tháng 9 2019

Cảm ơn bạn nhiều nha!  ^_^

23 tháng 9 2019

Tham khảo:

Văn mẫu lớp 6: Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” - Dàn ý + 2 bài văn mẫu - VnDoc.com

https://vndoc.com/van-mau-lop-6-hay-nhap-vai-vao-anh-doi-vien-de-ke-lai-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu/download

Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp Bác Hồ đã đến các đơn vị đóng quân của quân dân ta động viên và khích lệ tinh thần chiến đấu. Đêm khuya trời mưa, gió lạnh thổi từng cơn, cảm giác tê buốt vì nhiệt độ đang giảm sâu. Các chiến sĩ đã ngủ ngon sau một ngày hành quân vất vả riêng bác vẫn chưa ngủ. Cẩn thận khơi cho bếp lửa cháy lớn để hơi ấm tỏa cho các chiến sĩ, Bác đến từng người cẩn thận và nhẹ nhàng dém chăn. Bác không khác gì một người cha hiền từ quan tâm, lo lắng cho những đứa con của mình.

Bất chợt, một anh đội viên thức giấc khi thấy Bác chưa ngủ bỗng cất lời:

– Sao Bác chưa ngủ ạ ? bác đang lo lắng điều gì ạ ?

Bác nhẹ nhàng cất lời:

– Chú cứ ngủ ngon, còn lấy sức hành quân đi đánh giặc.

Anh đội viên vâng lời người cha già nhưng vẫn bồn chồn, khó ngủ, trong lòng suy nghĩ lo lắng sợ bác thức khuya ốm. Bác tuổi đã cao cứ thức suốt đêm lấy sức đâu mà chỉ đạo cuộc chiến quyết liệt đang sắp diễn ra phía trước.

Trong lần thức dậy thứ 3, anh đội viên giật mình khi thấy Bác vẫn còn thức, anh đòi Bác đi ngủ cho bằng được. Nhưng lần này Bác đã nói lên nỗi lòng của mình đó là suy nghĩ đang lo lắng cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời lạnh và đang mưa rét làm sao cho khỏi ướt, Bác mong rằng trời mau sáng để không ai phải lạnh, không còn ai phải chịu khổ nữa. Giọng nói lo lắng như một người cha lo lắng cho chính đứa con của mình. Nghe tâm sự, anh đội viên cảm phục và thương Bác nhiều hơn, anh thức cùng với Bác đến tận khi trời sáng.

Bác Hồ đã thức trọn một đêm, đêm nay Bác không ngủ vì lo lắng, suy nghĩ thương cho các chiến sỹ đang chịu cảnh nghặt nghèo của thời tiết, tấm lòng của Bác thật vĩ đại. Đêm nay Bác không ngủ vì đó là Hồ Chí Minh.