Thơ nói với em muốn nói với em điều gì ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có nhiều con lắm b ạ : con chim cánh cụt , con vịt ,....
Ti ck mk nhé ! Ko mk khóc đó
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Em hiểu như thế nào là : “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Bài làm:
* Em hiểu câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” như sau:
- Tiên học lễ :
Tiên chính là đầu tiên, là trước hết
Lễ chính là lễ nghi, là lễ phép.
Ý nghĩa của vế thứ nhất là muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên là phải học học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng mọi người trong xã hội.
- Hậu học văn:
Hậu chính là sau
Văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức từ bên ngoài xã hội
Ý nghĩa chính của vế thứ hai là sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.
=> Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.
- Sáng sớm, ông mặt trời đạp xe nhô lên khỏi rặng tre làng.
- Các em nhỏ hớn hở hát líu lo như những chú chim họa mi, rảo bước tới trường.
- Các chú công nhân lái các bác máy cày ra đồng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ^.^
Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn coi trọng hoà khí “Dĩ hoà vi quý". Vì vậy, trước những sự xích mích, trước những điều bực bội, dân gian thường nhắc nhở nhau: “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “chín” chỉ là những con số ước lệ, chúng thể hiện quan niệm của dân gian về mối quan hệ giữa tính nhẫn nhịn và sự bình yên: nếu biết nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được hoà khí, sự yên bình lâu dài. Ý cả câu khuyên con người nên bình tĩnh, biết nhẫn nhịn, tránh nóng nảy để giữ hoà khí. Ở đây, ta cần hiểu “nhịn” không có nghĩa là thua kém, mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước; nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tầm thường, tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Bạn đang đi ngoài đường, bất chợt có người sấn sổ lại mắng bạn tới tấp vì những lí do bạn không hiểu nổi. Kẻ tầm thường sẽ nóng nảy đối lại, đôi bên to tiếng không ai chịu ai có thể xảy ra xô xát. Người biết nhẫn nhịn sẽ chờ người kia bình tĩnh lại, hỏi đầu đuôi sự việc, tìm ra những nhầm lẫn để giải quyết. Làm như vậy không những tránh được xô xát mà còn giành được sự tôn trọng, vị nể của người khác. Nhưng “nhịn” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Trong cơ quan, công sở, là nhân viên biết rõ những hành vi phi pháp, tham ô, nhận hối lộ của cấp trên, sẽ có người im lặng không dám tố cáo. Đó là biểu hiện của sự nhu nhược, hèn nhát. “Nhịn” như vậy chẳng những không lành cho bản thân về lâu dài mà còn để hoạ cho xã hội. Lại có khi, trong cuộc sống, bạn bị một người khác, một thế lực khác khống chế về mặt nào đó chẳng hạn như tống tiền, bạo lực gia đình,... nêu bạn im lặng, không dám tố cáo, đấu tranh thì bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả thật tồi tệ. Tình cảnh đất nước ta trong một thời gian dài lịch sử cũng là một minh chứng sinh động cho điều này. Giặc phương Bắc xâm lược, đô hộ hơn một ngàn năm, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm áp bức, bóc lột,... nếu dân ta cứ nuốt nhục mà không đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi lũ xâm lăng thì ngày nay hỏi nước ta sẽ đi đến đâu? Vậy là, “Một điều nhịn, chín điều lành” nhưng cần hiểu rõ bản chất đích thực của từ “nhịn” ở đây để tránh những điều đáng tiếc.
Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn coi trọng hoà khí “Dĩ hoà vi quý". Vì vậy, trước những sự xích mích, trước những điều bực bội, dân gian thường nhắc nhở nhau: “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “chín” chỉ là những con số ước lệ, chúng thể hiện quan niệm của dân gian về mối quan hệ giữa tính nhẫn nhịn và sự bình yên: nếu biết nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được hoà khí, sự yên bình lâu dài. Ý cả câu khuyên con người nên bình tĩnh, biết nhẫn nhịn, tránh nóng nảy để giữ hoà khí. Ở đây, ta cần hiểu “nhịn” không có nghĩa là thua kém, mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước; nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tầm thường, tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Bạn đang đi ngoài đường, bất chợt có người sấn sổ lại mắng bạn tới tấp vì những lí do bạn không hiểu nổi. Kẻ tầm thường sẽ nóng nảy đối lại, đôi bên to tiếng không ai chịu ai có thể xảy ra xô xát. Người biết nhẫn nhịn sẽ chờ người kia bình tĩnh lại, hỏi đầu đuôi sự việc, tìm ra những nhầm lẫn để giải quyết. Làm như vậy không những tránh được xô xát mà còn giành được sự tôn trọng, vị nể của người khác. Nhưng “nhịn” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Trong cơ quan, công sở, là nhân viên biết rõ những hành vi phi pháp, tham ô, nhận hối lộ của cấp trên, sẽ có người im lặng không dám tố cáo. Đó là biểu hiện của sự nhu nhược, hèn nhát. “Nhịn” như vậy chẳng những không lành cho bản thân về lâu dài mà còn để hoạ cho xã hội. Lại có khi, trong cuộc sống, bạn bị một người khác, một thế lực khác khống chế về mặt nào đó chẳng hạn như tống tiền, bạo lực gia đình,... nêu bạn im lặng, không dám tố cáo, đấu tranh thì bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả thật tồi tệ. Tình cảnh đất nước ta trong một thời gian dài lịch sử cũng là một minh chứng sinh động cho điều này. Giặc phương Bắc xâm lược, đô hộ hơn một ngàn năm, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm áp bức, bóc lột,... nếu dân ta cứ nuốt nhục mà không đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi lũ xâm lăng thì ngày nay hỏi nước ta sẽ đi đến đâu? Vậy là, “Một điều nhịn, chín điều lành” nhưng cần hiểu rõ bản chất đích thực của từ “nhịn” ở đây để tránh những điều đáng tiếc.
Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng.
Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.
Mỗi khi hè về em lại được về thăm quê nội. Quê nội có rất nhiều điều thú vị khiến em phải say mê, nhưng điều làm em ấn tượng và thích thú nhất là được chơi cùng chú trâu đáng yêu.
#.#
~~hok tốt ~~
Vừa mới đi học về em đã nghe thấy tiếng "meo meo" đó chính là tiếng kêu của chú mèo bông đang chạy ra đón em đấy.
NÓI VỚI EM
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
Vũ Quần Phương
Cảm nghĩ của em sau khi học bài thơ "Nói với em " của Vũ Quần Phương
BÀI LÀM
"Nói với em" là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương. Trong mỗi câu thơ mở đầu, ba tiếng "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe, hãy nhắm mắt để hồi tưởng, hãy nhắm mắt để suy nghĩ.
Khổ thơ thứ nhất, tác giả nói với em:
"Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay. "
Nhắm mắt để lắng nghe và "sẽ được nghe nhiều" tiếng chim trong vườn, tiếng "lích rích" của chim sâu, tiếng hót của con chim chìa vôi. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống.
Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà:
"Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền".
"Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Nếu biết "nhắm mắt nghe" thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.
Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ:
"Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay".
"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.
Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.
Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.
"Nói với em" là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương. Trong mỗi câu thơ mở đầu, ba tiếng "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe, hãy nhắm mắt để hồi tưởng, hãy nhắm mắt để suy nghĩ.
Khổ thơ thứ nhất, tác giả nói với em:
"Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay. "
Nhắm mắt để lắng nghe và "sẽ được nghe nhiều" tiếng chim trong vườn, tiếng "lích rích" của chim sâu, tiếng hót của con chim chìa vôi. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống.
Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà:
"Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền".
"Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Nếu biết "nhắm mắt nghe" thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.
Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ:
"Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay".
"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.
Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.
Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung