K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7

mình không biết đâu, mới học lớp 5 thôi mà.

Đề thi đánh giá năng lực

(4,0 điểm) Đọc văn bản:NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU Tóm tắt bối cảnh: Lê và Sơn là pháo thủ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lần đầu gặp gỡ, Lê không có cảm tình với Sơn – một công tử Hà Nội trắng trẻo. Sau ba năm, những ấn tượng đầu tiên về Sơn đã thay đổi. Lê và Sơn trở thành đôi bạn thân. Họ cùng về Nghệ An đóng quân cạnh làng của Lê. Trong một trận chiến đấu,...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản:

NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU

Tóm tắt bối cảnh: Lê và Sơn là pháo thủ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lần đầu gặp gỡ, Lê không có cảm tình với Sơn – một công tử Hà Nội trắng trẻo. Sau ba năm, những ấn tượng đầu tiên về Sơn đã thay đổi. Lê và Sơn trở thành đôi bạn thân. Họ cùng về Nghệ An đóng quân cạnh làng của Lê. Trong một trận chiến đấu, Sơn bị thương nặng phải vào Quân y viện. Khi Sơn trở lại đơn vị, anh được phân công tiếp tục ở lại Nghệ An, còn Lê được điều ra Hà Nội. Phần văn bản sau kể về cảnh hai người bạn chia tay để chuyển đến chiến đấu ở những vùng trời khác nhau.

Một đêm, Lê và Sơn đứng bên nhau rất lâu trên cái gò đất xung quanh ì ầm tiếng sấm và tiếng nước lũ đổ về. Trước mặt hai người chỉ huy, những pháo thủ của đại đội pháo cũ gặp nhau trên mảnh đất miền Tây Quảng Bình đang từ biệt nhau. Đại đội pháo của họ như một gốc cây đã lớn, nhựa cây ứ đầy tỏa ra thành hai nhánh.

Đại đội của Lê đã dàn xe pháo sẵn sàng trên mặt đất theo đội hình hành quân.

Lê ngừng lên ngắm một lần cuối cùng vùng trời quê hương mình, nói với Sơn:

– Mấy hôm nay ngày nào chúng cũng cho máy bay trinh sát…

– Cậu cứ yên tâm. Chúng mình sẽ bảo vệ cái đập nước và vùng trời quê hương của cậu bằng mọi giá…

– Tớ rất tin… Tớ rất tin cậu!

Sau ba năm sống với nhau từ ngày hai người còn ngồi trên hai chiếc ghế sắt của một khẩu 37 cũ kỹ, lần này Lê và Sơn mỗi người nhận một nhiệm vụ. Họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu. Tận trong những ý nghĩ sâu kín nhất của Lê, anh đã coi Sơn như một đồng chí thân thiết nhất trong đời lính – “Đi nhá!”. Họ bắt tay nhau, từ biệt nhau chỉ có hai tiếng ấy.

Lê bắt đầu một cuộc hành quân dài. Những thùng xe chất đầy đồ đạc. Bên những nòng pháo chênh chếch chĩa lên trời lại bày ra trước mắt thiên hạ cả cuộc sống bình thường của con nhà lính. Hãy nhìn những người chiến sĩ cao xạ ngồi ngất ngưởng hai bên thành xe; có một trăm người lính thì có một trăm cuộc đời và vùng trời quê khác nhau. Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hàu[1], Bãi Hà… Những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy.

[…] Thế là hôm nay Lê đã đứng dưới bầu trời Hà Nội, cạnh những người đồng đội mới và cũ. Trời gần sáng. Sau lưng Lê, Thủ đô đầy tiếng động như một cái tổ ong vừa thức giấc. Lê tựa lưng vào vách ụ pháo và nhớ lại giấc mơ vừa qua[2]. Phải rồi, Sơn có ra ngoài này đâu? Sơn đang chiến đấu trong vùng trời quê hương của Lê. Ngày nào hai người mới từ biệt nhau trên gò đất trận địa của đại đội Sơn, những ụ pháo ở đấy đắp bằng phù sa sông Lam vàng tươi như nghệ, giữa một bãi sông trồng toàn lạc.

Đất phù sa sông Hồng truyền[3] sang người Lê một cảm giác mát lạnh – “Như thể là mình đã đứng ở đây – Lê chợt nghĩ một cách thú vị – bên cạnh Hà Nội, cái thành phố Thủ đô mà Sơn từng thân thuộc từng gốc cây, từng mảnh tường và cả từng sắc mây trên nóc phố”.

(Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu,
NXB Văn học, 2022, tr.33 - 35)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, quê hương của Lê và quê hương của Sơn gắn với hai dòng sông nào?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Đại đội pháo của họ như một gốc cây đa lớn, nhựa cây ứ đầy toả ra thành hai nhánh.

Câu 4. Nêu vai trò của chi tiết Họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu trong việc thể hiện nội dung văn bản.

Câu 5. Hai ngữ liệu sau đây có sự tương đồng nào về ý nghĩa?

– Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hầu, Bãi Hà… Những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy.

(Những vùng trời khác nhau – Nguyễn Minh Châu)

– Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Chú thích:

[1] Ngữ liệu nguồn ghi là Hầu.

[2] Giấc mơ Lê gặp lại Sơn tại Hà Nội được nói đến ở phần đầu tác phẩm.

[3] Ngữ liệu nguồn ghi là là chuyền.

1
2 tháng 7

Chịu!

Câu 1:
Trong bài thơ ở phần Đọc hiểu, hình ảnh người mẹ hiện lên qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình "tôi" với tất cả sự kính yêu và trân trọng. Mẹ không chỉ là người sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của quê hương, của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hình ảnh mẹ gắn liền với những điều bình dị, thân thương nhất: lời ru ngọt ngào, cánh võng đưa êm ái, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Tình yêu thương mẹ được thể hiện qua những chi tiết nhỏ nhặt, giản dị nhưng đầy xúc động. "Tôi" cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, những vất vả lo toan mẹ gánh trên vai để vun vén cho gia đình. Đồng thời, "tôi" cũng ý thức được trách nhiệm của mình đối với mẹ, mong muốn được đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục. Tóm lại, hình ảnh người mẹ trong bài thơ là sự hội tụ của những phẩm chất cao đẹp, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của nhân vật trữ tình "tôi".

Câu 2:
Trong bài thơ ở phần Đọc hiểu, hình ảnh người mẹ hiện lên qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình "tôi" với tất cả sự kính yêu và trân trọng. Mẹ không chỉ là người sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của quê hương, của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hình ảnh mẹ gắn liền với những điều bình dị, thân thương nhất: lời ru ngọt ngào, cánh võng đưa êm ái, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Tình yêu thương mẹ được thể hiện qua những chi tiết nhỏ nhặt, giản dị nhưng đầy xúc động. "Tôi" cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, những vất vả lo toan mẹ gánh trên vai để vun vén cho gia đình. Đồng thời, "tôi" cũng ý thức được trách nhiệm của mình đối với mẹ, mong muốn được đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục. Tóm lại, hình ảnh người mẹ trong bài thơ là sự hội tụ của những phẩm chất cao đẹp, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của nhân vật trữ tình "tôi".

Câu 2:
việc tạo lập "màng lọc thông tin" là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự chủ động, ý thức của mỗi cá nhân. Chỉ khi chúng ta biết cách chọn lọc và sử dụng thông tin một cách thông minh, chúng ta mới có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà internet mang lại, đồng thời tránh được những tác động tiêu cực của nó.

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Mẹ và quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.  Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.  Và chúng tôi, một thứ quả trên...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

 

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn Học, 2012)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu căn cứ để xác định thể thơ trong bài thơ.

Câu 2. Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ:

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của người con trong gia đình (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).

0

Tiểu thuyết hiện đại chú trọng nội tâm, cốt truyện không theo thứ tự, kết thúc thường mở. Truyền thống thì cốt truyện rõ ràng, nhân vật điển hình, kết thúc mạch lạc.

Chỉ cần nhớ:

Tiểu thuyết truyền thống => rõ ràng, mạch lạc.

Tiểu thuyết hiện đại => rối hơn, sâu sắc, thiên về nội tâm.

LG
15 tháng 6

Trong xã hội hiện nay, sống dấn thân là một phẩm chất rất cần thiết đối với thanh niên. Dấn thân có nghĩa là dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, sẵn sàng đối mặt với thử thách, khó khăn để học hỏi, trưởng thành và cống hiến cho cộng đồng. Thanh niên là thế hệ trẻ trung, năng động, giàu sức sống, nếu biết sống dấn thân sẽ phát huy được tiềm năng, tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội. Trong học tập, dấn thân giúp các bạn trẻ không ngại khó, chủ động tìm tòi kiến thức mới, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Trong lao động, dấn thân là sự nỗ lực, sáng tạo để làm việc hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Đặc biệt, khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, sống dấn thân giúp thanh niên biết sẻ chia, yêu thương những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, dấn thân cần đi kèm với sự tỉnh táo, tránh mạo hiểm mù quáng. Sống dấn thân sẽ giúp thanh niên trưởng thành hơn, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

23 tháng 6

Tôi tin chắc rằng tuổi trẻ được dành để theo đuổi đam mê, không phải một chút nhỏ nhoi, run rẩy, ngập ngừng mà phải mạnh mẽ, quả quyết tới cùng cực, thậm chí là hơn thế nữa." (Umair Que) Tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp và đáng quý của mỗi người. Để tuổi trẻ trở nên ý nghĩa, mỗi người trẻ chúng ta cần có một lý tưởng sống cao đẹp.

Lý tưởng sống là mục tiêu, là lẽ sống, là ước mơ, là điều mà mỗi con người chúng ta luôn hướng đến. Lý tưởng sống chính là kim chỉ nam giúp ta đạt được mục tiêu, đi đến đích của thành công. Nó tạo ra sức mạnh, tạo động lực thúc đẩy, động viên con người vững bước trên chặng đường sắp tới.

Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập toàn cầu, đòi hỏi tuổi trẻ Việt Nam phải học hỏi, tiếp cận với những công nghệ mới, xông pha trên các mặt trận như khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục,... để giúp đất nước phát triển và góp phần vào bước tiến của toàn nhân loại.

Có rất nhiều tấm gương sáng về lý tưởng sống khiến ta phải khâm phục và rất đáng học tập. Đó là những thanh niên khuyết tật, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn cố gắng vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống để sống ý nghĩa.

Ở mỗi một thời điểm khác nhau, thanh niên lại có những lý tưởng khác nhau. Trong thời chiến, anh hùng Lý Tự Trọng đã từng nói: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!". Khi hòa bình, lý tưởng sống của thanh niên cũng cần có sự thay đổi phù hợp. Bên cạnh lòng yêu nước thiết tha, ý chí bảo vệ nền hòa bình dân tộc, tuổi trẻ còn phải biết đem sức mình xây dựng đất nước, siêng năng lao động để "dân giàu, nước mạnh", nâng cao và khẳng định vị thế đất nước trên trường quốc tế. Và ngày nay, thanh niên Việt Nam lại ra sức học tập, rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng để đưa đất nước phát triển và hội nhập với thế giới.


Bên cạnh những người trẻ đang ngày đêm hối hả học tập và lao động xây dựng đất nước, vẫn có một bộ phận không nhỏ thanh niên chưa có lý tưởng sống, sống buông thả, tha hóa, không mục đích, không trau dồi, học hỏi, cuộc sống tẻ nhạt và vô vị. Đó là một hiện tượng đáng phê phán và lên án trong xã hội ngày nay.

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, con người cũng cần có lý tưởng sống. Đối với thế hệ trẻ, lý tưởng sống lại càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, nó dẫn đường chỉ lối, là ngọn hải đăng giúp chúng ta đạt được thành công, sống một cuộc sống ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

15 tháng 6

câu 2 :Trong quá trình phát triển và khẳng định bản thân, việc lựa chọn nghề nghiệp được xem là một trong những quyết định quan trọng nhất của đời người. Có ý kiến cho rằng: “Chọn nghề không chỉ là quyền lợi của bản thân, mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội”. Quan điểm ấy được cho là sâu sắc bởi những gì liên quan đến nghề nghiệp không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển xã hội.Trước hết, việc chọn nghề là quyền lợi cá nhân bởi ai cũng có quyền tự do lựa chọn con đường mà mình yêu thích và phù hợp với năng lực. Ngành nghề là phương tiện để mỗi cá nhân khẳng định bản thân, khẳng định giá trị cá nhân cũng như tìm kiếm cho mình niềm hạnh phúc. Nếu như lựa chọn đúng nghề, con người gia tăng khả năng bản thân, có động lực cố gắng và cảm thấy cuộc sống thú vị hơn. Đó là một trong những biểu hiện của quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc trong bất cứ xã hội văn minh nào.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc chọn nghề cũng gắn liền với trách nhiệm xã hội. Bởi lẽ, mỗi cá nhân là một mắt xích trong guồng quay vận hành của xã hội. Một nghề nghiệp không chỉ phục vụ cho bản thân người làm nghề, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Chẳng hạn, một bác sĩ không chỉ làm công việc để có thu nhập, mà còn gánh trên vai sinh mạng của bệnh nhân; một giáo viên không chỉ giảng dạy để nhận lương, mà còn góp phần tạo ra thế hệ tương lai của đất nước. Từ đó cho thấy, nếu mỗi người chỉ chọn nghề vì lợi ích cá nhân mà không cân nhắc đến nhu cầu của xã hội, thì sự phát triển chung sẽ bị mất cân bằng. Điều này dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, những ngành quan trọng như nông nghiệp, y tế cộng đồng, giáo dục vùng sâu vùng xa… có thể bị bỏ ngỏ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của quốc gia.Chọn nghề cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước, của tinh thần trách nhiệm. Những thanh niên tình nguyện về vùng khó khăn để dạy học, làm y tế hay phát triển kinh tế địa phương là minh chứng rõ ràng cho sự kết hợp giữa ước mơ cá nhân và trách nhiệm cộng đồng. Họ có thể từ bỏ những cơ hội tốt đẹp nơi thành phố để mang tri thức, y tế, và kỹ năng đến những nơi thiếu thốn – đó chính là những con người “chọn nghề” với trái tim hướng về xã hội.

Vì thế, trong bối cảnh hiện nay – khi nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ và xã hội cần nhiều ngành nghề khác nhau để phát triển – việc định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ cần kết hợp giữa đam mê cá nhân và nhu cầu xã hội. Nhà trường, gia đình và bản thân người trẻ cần nhìn nhận chọn nghề không chỉ như một quyết định riêng tư, mà còn như một hành động có trách nhiệm với cộng đồng. Việc này không chỉ giúp cá nhân phát triển bền vững, mà còn góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, tiến bộ.

Tóm lại, chọn nghề là quyền lợi chính đáng của mỗi người, nhưng nếu chỉ dừng lại ở lợi ích cá nhân thì sẽ thiếu đi cái nhìn toàn diện. Khi mỗi cá nhân ý thức rằng nghề nghiệp của mình còn là một sự đóng góp cho xã hội, thì lúc đó, họ không chỉ là người lao động đơn thuần mà còn là người kiến tạo tương lai. Và chính điều đó làm nên giá trị thật sự của nghề nghiệp trong thế kỷ mới.


(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:BÁN MỘT CÀNH MAI ĂN TẾT(Hoàng Công Danh) Lược phần đầu: Khi anh rướn người nhét cặp vé số chưa bán được vào túi quần thì nhìn thấy một bà cụ già. Bà ngồi trên cái ghế nhựa nhỏ, tay giữ một cành mai gầy không một chồi lá lộc. Hôm qua đến giờ bà đã hạ giá cả chục lần. Từ bốn triệu khi khách đầu tiên hỏi, rồi giảm mỗi lần hai, ba trăm... Một...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

BÁN MỘT CÀNH MAI ĂN TẾT

(Hoàng Công Danh)

Lược phần đầu: Khi anh rướn người nhét cặp vé số chưa bán được vào túi quần thì nhìn thấy một bà cụ già. Bà ngồi trên cái ghế nhựa nhỏ, tay giữ một cành mai gầy không một chồi lá lộc. Hôm qua đến giờ bà đã hạ giá cả chục lần. Từ bốn triệu khi khách đầu tiên hỏi, rồi giảm mỗi lần hai, ba trăm... Một ông khách bước tới: – Cái này mà nở kịp tết tui mua, một bông thôi cũng được. Ông thắp lên cho bà niềm hy vọng, bà lại nâng giá: “Ba triệu, không thêm không bớt.”. Anh bám theo ông già, và hỏi: – Sao ông lại muốn mua, mà phải chờ nó nở. – Ấy là giống mai quý ở trong cung đình Huế ngày xưa, gọi là “mai tiến vua”, “mai ngự”. Ông già dặn đừng nói cho bà cụ biết, lỡ bà tưởng đang giữ của quý lại thêm tội nghiệp.

Ba mươi tết, trời hửng nắng, ấm hẳn. Mấy lô mai như ngóng tin ấm từ tối qua để sáng ra đã thấy vàng rực. Tới trưa, chùm nụ cành mai của bà đã hé. Trời không phụ công bà già hai hôm tưới ấm xông nhang. Dù trên búp chỉ mới hé vàng như cái dấu nẻ chân chim, nhưng ngồi bên này quán cóc anh cũng nhìn thấy được. Phải vì cái màu vàng của mai nó vừa mắt quá, hay vì màu đấy nổi bật giữa cành gầy khô đét và một người đàn bà cũng gầy đét khô khan.

Anh nhào qua đường, đến chỗ bà già ngắm thật đã cái màu vàng hoa vừa nhú. Không phải một hoa, cả một chùm năm bông luôn. Chỉ cần thế thôi, chỉ cần trời kiểu này thôi tới chiều nó sẽ bung hoa cho mà xem.

Bà đưa tay đẩy anh ra.

– Cẩn thận nó rụng chú ơi.

Ánh mắt bà liếc lóm, nửa trông chừng mấy bông mai, nửa ngong ngóng xa xa.

– Cho cháu sờ hoa chút lấy may.

Rồi không chờ bà đồng ý, anh đã chạm được vào cái màu vàng bé xíu trên nụ. Một tín hiệu khởi sự của may mắn.

Lược một đoạn: Trưa cuối năm chợ hoa đông nghẹt, nhờ nắng kéo chân người ta ra đường. Bà già quyết không hạ giá, mặc kệ thiên hạ bán mua. Vả lại, đã có người hứa mua cho bà, hà cớ chi phải hạ giá.

Trời chiều ba mươi tối nhanh. Dòng người rã đám hoa xuân vội vàng. Anh thì chết lặng trước mấy con số cuối cùng hiện nơi màn hình điện thoại. Anh đã thuộc lòng dãy số trên tờ vé, và không cần phải mở ra đối chiếu nữa. Anh biết, trật nốt.

Đèn vàng rọi sáng khu chợ hoa, rọi xuống chỗ bà già giờ không còn ngồi nữa mà đứng hẳn. Bà đứng vẫn thấp hơn cành mai chút xíu. Năm cái hoa mai đã nở khum khum rõ ràng. Cả bà, cả cành mai cũng rõ ràng trong cái đêm ba mươi chợ hoa đã thưa hẳn người. Ai muốn tìm ai lúc này quá dễ. Sao ông khách hôm trước vẫn chưa đến.

Anh vò cặp vé, rồi như chưa hả giận, lại măn mo mở nó ra để xé nát vụn, tung lên cao. Anh cười khà khà, nhưng điệu cười cũng gượng gạo, giống như là cố mà cười, buông xuôi. Thôi, cũng phải đi một vòng hưởng cái không khí chợ hoa ngày tết, dù nó đã tàn tạ hết rồi.

Cuối chợ hoa, anh bắt gặp ông khách hôm trước vào hỏi giá cành mai chỗ bà già. Suýt nữa anh đã nhào đến túm lấy ông kêu mai nở rồi, quay lại mà mua cho người ta kẻo tội. Nhưng anh tỉnh ra, anh không có quyền trong việc này.

Và anh quay lại chỗ bà già. Động tác nhanh nhạy giật lấy cành mai.

– Để cháu giữ cho. Bà đi đến cuối bãi nhanh lên, ông khách đang ở đó.

Bà già tỉnh hẳn ra.

– Khéo rụng, chú. Tui còn được cái này ăn tết, chú đừng lừa tui tội nghiệp.

– Nhanh lên bà, không ông đi mất.

– Nhưng... Lỡ chú lấy của tui.

– Bà cho cháu cũng chả thèm. Nợ đòi sau đít còn rước thêm cái của nợ này làm gì. Xu lủng trong túi còn không có, nói chi mai với miếc.

Bà toan đi được dăm bước, quay lại. Lần khẩn.

– Thôi để cháu vác nó đi theo bà.

Rồi không đợi bà đồng ý, anh rút cành mai khỏi cái hộp cát. Tựa cành trên vai, anh như người có tiền vừa tậu được cành mai đón xuân. Bà già dắt cái xe đạp cà tàng đi phía sau, dây xích mòn nghiến bánh răng khô khốc kêu lụp cụp.

Chín giờ đêm, chợ hoa giờ chỉ còn là một cái bãi trống ngổn ngang những chậu cúc bị đập vỡ tanh bành. Vài người cuối bãi đang uể oải xếp đặt đồ lên xe, phì phèo phun khói thuốc, mặt mày không chút hớn hở. Giờ mà còn ở đây thì đúng là chỉ có đám thất bát. Anh hỏi thăm về ông già mặc áo dạ xám lúc nãy.

– Ông già lởn vởn tối nay ấy à. Về rồi. Mất tiền giữa chợ mấy ngày tết nhất đố mà tìm cho được.

Anh giúp bà buộc cành mai vào xe đạp. Xong anh rút từ túi ra hai tờ vé số, cười mếu máo.

– Bà một cái, cháu một cái. Vé này qua năm mùng bốn mới xổ. Thôi, chia nhau hy vọng ba ngày tết.

Bà nhét cái vé cạp quần, dắt xe đi lầm lũi. Anh ngắm theo, thấy nhúm hoa mai trong đêm như những con đom đóm nhập nhòa.

(Bán một cành mai ăn tết, tuyển tập Truyện ngắn Hoàng Công Danh, NXB Trẻ 2024, tr.7 – 18.)

* Chú thích: Hoàng Công Danh sinh năm 1987, hiện công tác ở Tạp chí Cửa Việt, Quảng Trị. Anh tốt nghiệp kỹ sư ngành Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus, nhưng đam mê viết văn. Anh đã xuất bản bốn tập truyện ngắn và một tập tùy bút. Truyện Hoàng Công Danh thấm đẫm tình người, hóm hỉnh và rất có duyên.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định hai nhân vật chính của truyện ngắn trên.

Câu 2. Chỉ ra các câu văn sử dụng biện pháp so sánh ở phần in đậm.

Câu 3. Việc sử dụng ngôi kể thứ ba trong truyện có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Suy nghĩ về hình ảnh của người lao động trong câu “Vài người cuối bãi đang uể oải xếp đặt đồ lên xe, phì phèo phun khói thuốc, mặt mày không chút hớn hở.”.

Câu 5. Nhận xét ngắn gọn vai trò của nhan đề đối với chủ đề, tư tưởng của truyện.

1
15 tháng 6

1. Hai nhân vật chính trong lược đoạn đầu truyện là:

  • Bé Hồng: cô bé nghèo, ngoan, rất thương mẹ.
  • Người mẹ: vất vả, lam lũ nhưng giàu tình thương con.

2. Các câu văn có biện pháp so sánh trong phần đầu truyện:

  1. “Mưa bụi bay lất phất như khói.”
  2. “Bé Hồng co ro trong tấm áo mỏng như cái lá chuối khô.”
  3. “Bàn tay mẹ gầy gò, xương xẩu như cành củi khô.”
  4. “Cành mai ướt nước mưa, rung rinh như muốn khóc.”
  5. “Mẹ cười, nụ cười héo hắt như nắng cuối chiều.”

→ Các biện pháp so sánh này giúp gợi hình ảnh rõ nét, diễn tả cái nghèo và tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.


3. Ý nghĩa của việc sử dụng ngôi kể thứ ba:

  • Tạo cái nhìn khách quan, bao quát.
  • Giúp người đọc đồng cảm với cả mẹ và con.
  • Gợi chất thơ, làm tăng tính nghệ thuật.
  • Tạo khoảng cách hợp lý để người đọc tự suy ngẫm và cảm nhận ý nghĩa câu chuyện.

5 Vai trò của nhan đề với chủ đề, tư tưởng truyện:

  • Nhan đề “Bán một cành mai ăn Tết” gợi ra hoàn cảnh nghèo khổ nhưng vẫn ấm áp tình thương.
  • Là biểu tượng cho sự hy sinh thầm lặng của người mẹ.
  • Góp phần thể hiện tư tưởng nhân văn: ca ngợi tình mẫu tử, tình người trong nghèo khó.
  • Câu 4 em ko làm được ạ sorry cô
6 tháng 6

Hai Bà Trưng

6 tháng 6

Yêu cầu k đăng câu hỏi để tự trl

tổ quốc là khi mẹ sinh concó cái mũi dọc dùa, màu da vàng như nắngđêm rơ dạ có bà con chòm xómbếp lửa hồng ấm suốt cả đời tacon lớn như măng trong sự tích đắng ngàhồn tre việt mẹ mang hồn thánh gióngnét phúc hậu dịu dàng cô tấmnghĩa đồng bào ôm trọn biển và nonlà ngọt ngào tiếng việt mới sonôi tiếng việt bao thăng trầm xa xótcánh cò bay lả vào câu hátchọn trăng kiều,tiếng việt...
Đọc tiếp

tổ quốc là khi mẹ sinh con

có cái mũi dọc dùa, màu da vàng như nắng

đêm rơ dạ có bà con chòm xóm

bếp lửa hồng ấm suốt cả đời ta

con lớn như măng trong sự tích đắng ngà

hồn tre việt mẹ mang hồn thánh gióng

nét phúc hậu dịu dàng cô tấm

nghĩa đồng bào ôm trọn biển và non

là ngọt ngào tiếng việt mới son

ôi tiếng việt bao thăng trầm xa xót

cánh cò bay lả vào câu hát

chọn trăng kiều,tiếng việt hóa lung linh

tổ quốc là biên trấn áo mong manh

tây rồi bắc đôi mưa rần rạt gió

bao thế kỷ những đôi chân đó hóa đá

đât nước vĩnh hằng cánh vàng trước thuyền khơi

là dòng máu cha ông tha thiết dạy muôn đời

thấm vào đất vào con, vào sắc cờ cháy rực

là tất cả những gì yêu dấu nhất

không nói được thành lời thì gọi tổ quốc ơi !


viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) phân tích hình tượng tổ quốc qua cảm nhận của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.







3
6 tháng 6

giúp với


6 tháng 6

bn cx hỏi trong app này hả?mình thấy bn hỏi trong Vietjack nên mìk trả lơfi rùi

bài làm

Tổ quốc trong cảm nhận của nhân vật trữ tình là một hình tượng sống động, gần gũi và thiêng liêng, không phải là khái niệm trừu tượng mà là những điều bình dị nhất. Nó hiện hữu từ khoảnh khắc mẹ sinh con, mang theo những nét đặc trưng của người Việt như "mũi dọc dừa, màu da vàng như nắng". Tổ quốc là hơi ấm của tình làng nghĩa xóm "bếp lửa hồng ấm suốt cả đời ta", nơi tuổi thơ được lớn lên trong sự chở che, thấm đẫm các giá trị văn hóa từ "hồn tre Việt", "hồn Thánh Gióng" đến "nét phúc hậu dịu dàng cô Tấm". Đặc biệt, tình yêu tiếng Việt được đề cao như linh hồn dân tộc, từ sự dung dị của "cánh cò bay lả" đến vẻ đẹp "lung linh" của Kiều. Tổ quốc còn là những biên cương vững chãi, nơi cha ông đã kiên cường gìn giữ qua bao thế kỷ, dù "áo mong manh" hay "chân hóa đá". Cuối cùng, Tổ quốc là "dòng máu cha ông tha thiết dạy muôn đời", là "tất cả những gì yêu dấu nhất", một tình cảm sâu nặng đến mức không thể diễn tả hết bằng lời, chỉ có thể cất tiếng gọi "Tổ quốc ơi!".