K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 giờ trước (20:30)

em cảm thấy bình thản vô cùng

4 giờ trước (20:30)

Đoạn thơ "Hạt gạo làng ta" gợi tả sự vất vả, nhọc nhằn của người nông dân trong việc làm ra hạt gạo, đồng thời thể hiện vẻ đẹp của tình yêu quê hương, đất nước. Hình ảnh đối lập giữa thiên nhiên khắc nghiệt (bão, mưa, trưa tháng sáu nắng nóng) và công việc lao động vất vả của người mẹ (mồ hôi sa, nước như ai nấu) làm nổi bật sự hy sinh, tần tảo của người nông dân. Qua đó, đoạn thơ khơi gợi lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã làm ra hạt gạo, đồng thời nhắc nhở chúng ta về giá trị của lao động và tình yêu quê hương.

4 giờ trước (20:18)

tham khảo nha :

  • Khiến người đọc, đặc biệt là các em nhỏ, hiểu được giá trị của hạt gạo và biết ơn công sức của những người nông dân, những người đã đổ mồ hôi, xương máu để làm ra nó.
  • Nhắc nhở về truyền thống "ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Mỗi bát cơm chúng ta ăn hàng ngày đều là sự kết tinh của rất nhiều yếu tố, từ thiên nhiên đến con người.
  • Khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước: Hạt gạo là sản vật của "làng ta", gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam, gợi lên tình yêu tha thiết với đất nước mình.

Tóm lại, "Hạt gạo làng ta" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ giàu hình ảnh, cảm xúc và ý nghĩa. Bằng ngôn ngữ trong sáng, hồn nhiên, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh về hạt gạo đầy quý giá, là kết tinh của đất trời và công sức lao động, đồng thời gửi gắm thông điệp sâu sắc về lòng biết ơn và tình yêu quê hương.


4 giờ trước (20:20)

Tham khảo :

Bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một

tác phẩm cảm động, ca ngợi công lao của người dân lao động – đặc biệt là người nông dân – trong thời kỳ kháng chiến. Hạt gạo trong bài thơ không chỉ là lương thực nuôi sống con người, mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương, sự cần cù, và tinh thần kháng chiến anh dũng.

Ngay từ những câu thơ đầu:

“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy…”

Nhà thơ đã khéo léo gợi lên vẻ đẹp bình dị của quê hương qua hình ảnh hạt gạo – chứa đựng phù sa ngọt ngào và hương sen thơm mát. Hạt gạo không chỉ là sản vật của đất trời, mà còn là kết tinh của thiên nhiên và tình đất quê hương.

Không chỉ thế, hạt gạo còn gắn liền với công sức lao động của biết bao người:

“Hạt gạo làng ta
Có công các bà
Gánh nước, tưới rau
Có công các mẹ
Tảo tần sớm trưa…”

Những câu thơ đầy tình cảm đã nói lên sự hi sinh, tần tảo của bà, của mẹ, của những người phụ nữ Việt Nam trong lao động cũng như trong thời chiến.

Bài thơ cũng không quên nhắc đến những em bé – dù còn nhỏ nhưng vẫn “làm gạo gửi ra tiền tuyến”, góp phần vào kháng chiến. Điều đó cho thấy tinh thần yêu nước thấm sâu trong từng người dân, kể cả trẻ thơ.

Bài thơ “Hạt gạo làng ta” là một bản tình ca giản dị mà sâu lắng về quê hương, đất nước và con người Việt Nam trong thời chiến. Qua hình ảnh hạt gạo nhỏ bé, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện sự biết ơn, trân trọng đối với những người lao động và tấm lòng thủy chung với quê hương. Tác phẩm dạy em biết yêu quý từng hạt cơm, từng giọt mồ hôi và thêm kính trọng những người đã góp công làm nên sự sống.

4 giờ trước (20:16)

tham khảo nha:

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.


Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:


"Tre xanh,


Xanh tự bao giờ?


Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".


Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam


Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:


"Bão bùng thân bọc lấy thân


Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.


Thương nhau, tre chẳng ở riêng


Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."


Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:


"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.


hay:


"Nòi tre đâu chịu mọc cong


Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-khi-doc-bai-tre-viet-nam-cua-nguyen-duy-c118a21198.html

8 tháng 7

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.


DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
8 tháng 7

mình nghĩ bạn hãy nêu rõ hơn là đề bài yêu cầu tả phong cảnh gì, ở đâu, thời gian nào thì mình nghĩ thầy cô và các bạn sẽ giúp bạn dễ hơn í. Mình cảm ơn ạ!

1 tháng 7

BÀI VĂN MẪU TẢ QUÊ HƯƠNG VÀO BUỔI SÁNG MÙA HÈ 1

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.


Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.


Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.


Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.


Hình ảnh buổi sáng ở quê với con trâu, lũy tre làng ngày càng hiếm trong thực tế vì xã hội ngày càng phát triển, những bạn ở thành phố chắc hẳn sẽ thấy khá lạ mắt.


DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
30 tháng 6

Tiết trời mùa thu thật dịu mát với những cơn gió heo may se lạnh. Nắng vàng nhạt trải dài trên khắp nẻo đường, tô điểm cho những hàng cây lá đỏ rực rỡ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

29 tháng 6

đây nè :

1."Cao Đài thì đóng cối xay
Dần, sàng, rổ, rá về ngay Vạn Đồn
Làng Vọc bánh đúc, bánh hòn,
Làng Xá bắt ốc đi mòn đôi chân
Làng Nguộn làm bút, làm cân
Làng La dệt vải tinh quân mọi nghề"

2."Tháng giêng gà gáy cơm đèn
Chị em sắm sửa đồng tiền rong chơi...
Tháng hai về đồng Yên Hoà
Tháng ba kiếm củi gánh ra chợ Dần
Tháng tư cắt lúa tám xuân
Tháng năm cắt rạ ngày ăn quan tiền..."...

3.Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.
Mông bốn chơi chợ Quả linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi.
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng một năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua.
ko chắc có đc ko nhưng oke thì tick nhé

28 tháng 6

Đêm trăng sáng, ánh trăng ngân ngọc phủ lên cảnh vật một màu huyền ảo. Ánh sáng dịu dàng từ mặt trăng như dòng satin mềm mại, rọi xuống những chiếc lá xanh, tạo nên những hình bóng lung linh trên mặt đất. Gió nhẹ thoảng qua mang theo hương thơm của hoa nhài, làm cho không gian thêm phần quyến rũ. Tiếng chim hót líu lo, hòa cùng tiếng dế kêu râm ran tạo nên bản nhạc thiên nhiên đầy sống động,khiến lòng người cảm thấy bình yên. Nhìn lên bầu trời, những vì sao lấp lánh như những viên ngọc sáng, làm cho màn đêm thêm lãng mạn và huyền bí. Trăng đêm nay thật đẹp, như một bức tranh tinh khôi của tạo hóa.

28 tháng 6

Có những buổi sớm mai dịu dàng như một bản nhạc không lời, khẽ khàng len lỏi qua từng kẽ lá, đánh thức vạn vật bằng ánh sáng tinh khôi của bình minh. Khi mặt trời còn e ấp sau chân trời xa, cả không gian dường như lặng đi để chờ đợi khoảnh khắc nhiệm màu ấy – khoảnh khắc ngày mới bắt đầu, mọi thứ bừng lên sức sống. Bình minh không chỉ là sự chuyển mình của thiên nhiên, mà còn là bản giao hưởng tuyệt đẹp giữa ánh sáng, âm thanh và hy vọng.

28 tháng 6

Ánh sáng đầu tiên của ngày, xua tan đêm tối, đánh thức vạn vật, mang theo hy vọng và sức sống mới.✿❤

27 tháng 6

Ve ngân gọi nắng trưa hè
Phượng hồng rực đỏ bờ tre nghiêng mình.
Gió lùa qua kẽ lá xinh,
Tuổi thơ ríu rít chân tình rong chơi.

Trưa hè nắng rọi khắp nơi,
Mồ hôi lấm tấm vẫn cười hồn nhiên.
Tiếng ve như gọi triền miên,
Một mùa ký ức dịu hiền trong tim.

27 tháng 6

Nắng vàng trải khắp con đường,
Ve kêu râm ran, gọi mừng hè về.
Sông xanh lấp lánh long lanh,
Trẻ thơ nô đùa bên cạnh mênh mông.

Gió đưa hương lúa ngọt ngào,
Cây xanh vẫy gọi giữa sao trời đêm.
Mùa hè rộn rã tiếng cười,
Tựa như tình bạn chẳng phai, chẳng quên.