K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LG
12 tháng 7

Biện pháp tu từ:

- Nói giảm, nói tránh: Bác đã đi rồi Bác ơi.

Tác dụng:

+) Giảm nhẹ cảm xúc bi thương, thể hiện nỗi mất mát một cách nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng đầy xúc động.

+) Bày tỏ lòng yêu kính, sự tôn trọng với Bác Hồ - một con người vĩ đại, gần gũi như người thân.

+) Gợi cảm giác Bác chỉ tạm rời xa, như một chuyến đi xa, chứ không bao giờ rời khỏi trái tim dân tộc.

13 tháng 7

Biện pháp tu từ: Sử dụng xưng hô "Bác" thể hiện sự kính trọng, yêu thương.

Tác dụng: Thể hiện sự nhớ thương, kính trọng và tiếc nuối đối với người đã khuất. Thông điệp tri ân, nhớ thương và tôn vinh người đã khuất.

LG
12 tháng 7

Quê hương tôi như một bức tranh thủy mặc dịu dàng, nơi mỗi con đường, hàng cây đều mang hồn thiêng của đất mẹ. Buổi sớm, mặt trời vén mây lộ ánh hồng lấp lánh trên cánh đồng lúa mơn mởn, gió thổi nhẹ làm rì rào tiếng thì thầm của thiên nhiên. Dòng sông quê lặng lẽ trôi, mang theo những cánh lục bình tím biếc và những ký ức tuổi thơ trôi xa dần theo con nước. Trong khói bếp lam chiều, dáng mẹ gầy gò bên nồi cơm khét nhẹ đã in sâu vào trái tim tôi như một dấu ấn không thể xóa mờ. Tiếng gọi nhau í ới giữa lũ trẻ mục đồng, tiếng cuốc đất đều đặn của cha, tất cả như những giai điệu giản dị mà thiết tha. Những mùa gặt, mùi rơm nồng nàn quyện trong nắng vàng óng ánh, khiến tôi ngỡ như mình đang sống giữa một miền cổ tích. Ngay cả những buổi trưa hè nắng gắt, bóng cây đa đầu làng vẫn ôm trọn lũ trẻ vào giấc mơ tròn trịa, ngọt ngào. Quê hương không chỉ là nơi tôi sinh ra, mà là cả thế giới dịu dàng tôi mang theo suốt đời. Ở đó, mỗi bông hoa, ngọn cỏ đều thì thầm kể chuyện ân tình, thủy chung và sâu lắng. Dù mai này có đi xa đến đâu, trái tim tôi vẫn luôn có một chốn để quay về - nơi gọi là “quê hương”. Đó là nơi không cần lý do để yêu, chỉ cần lặng nhìn thôi cũng đủ ấm cả một đời.

12 tháng 7

Mỗi người một quê hương mà em

Câu “Nhà máy rất quyến rũ” là câu sai về lỗi dùng từ — cụ thể hơn, đây là lỗi vi phạm quy tắc kết hợp từ (còn gọi là lỗi lựa chọn từ ngữ không phù hợp với đối tượng).( sai thì cho mik xin lỗi )


DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
12 tháng 7

Khi ghép nhà máy với quyến rũ, người đọc sẽ cảm thấy khó hiểu, không hợp lý vì hai từ này có sắc thái nghĩa hoàn toàn đối lập và không phù hợp với nhau trong ngữ cảnh thông thường.

sửa lại: nhà máy rất ấn tượng/ nhà máy rất hoành tráng

11 tháng 7

Cả hai từ xe cộ chợ búa là từ ghép đẳng lập nha bạn!

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 7

"Xe cộ" và "chợ búa" là những từ ghép đẳng lập.

11 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

11 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

10 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
10 tháng 7

- dòng thơ có biện pháp tu từ liệt kê:

+ Dang Tay đón gió, gật đầu gọi trăng

+ Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao

- Tác dụng:

+ Miêu tả cụ thể, chi tiết

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ Nhấn mạnh đặc điểm nổi bật

+ tạo nhịp điệu cho câu thơ

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
10 tháng 7

- “Mỗi sáng bầy chim chìa vôi lại bay về đậu trên mái nhà tôi…”
Hình ảnh này gợi cảm giác thanh bình, gần gũi với thiên nhiên, tạo nên một không gian sống đầy sinh khí, chan hòa.

- “…Chim lại nhắc tôi nhớ giọng nói của cha tôi / Người ra đi mang theo mùa đông lạnh giá…”
Tiếng chim không chỉ là âm thanh thiên nhiên mà còn khơi dậy những kỷ niệm sâu sắc, thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng.

- “Một buổi chiều bầy chim bay đi mãi / Như mang theo mái nhà tôi…”
Bầy chim ra đi như mang theo cả ký ức và mái ấm tuổi thơ, để lại khoảng trống, gợi cảm giác tiếc nuối, hoài niệm.

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ…Tiếng gà trưaMang bao nhiêu hạnh phúcĐêm cháu về nằm mơGiấc ngủ hồng sắc trứngCháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục...
Đọc tiếp

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm gì?

Câu 5: Em có đồng tình với ý kiến: Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu từ những điều bình dị xung quanh ta không? Vì sao?

Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sang năm con lên bảy 

Cha đưa con tới trường 

Giờ con đang lon ton 

Khắp sân trường chạy nhảy 

Chỉ mình con nghe thấy 

Tiếng muôn loài với con.   

 

Mai rồi con lớn khôn 

Chim không còn biết nói 

Gió chỉ còn biết thổi 

Cây chỉ còn là cây 

Đại bàng chẳng về đây 

Đậu trên cành khế nữa 

Chuyện ngày xưa, ngày xửa 

Chỉ là chuyện ngày xưa.   

 

Đi qua thời ấu thơ 

Bao điều bay đi mất 

Chỉ còn trong đời thật 

Tiếng người nói với con 

Hạnh phúc khó khăn hơn 

Mọi điều con đã thấy 

Nhưng là con giành lấy 

Từ hai bàn tay con.

(Sang năm con lên bảy- Vũ Đình Minh)

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt trong văn bản trên?

Câu 2: Theo người cha, có điều gì thay đổi khi “Mai rồi con lớn khôn”

Câu 3: Giải nghĩa từ “đi” trong câu “Đi qua thời ấu thơ”

Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn dần và từ giã thời thơ ấu?

Câu 5: Thông điệp ý nghĩa mà em rút ra từ bài học trên là gì?

2


Đề 1:

Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc với bà, đồng thời thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước được nuôi dưỡng từ những kỷ niệm tuổi thơ bình dị, như tiếng gà trưa, ổ trứng hồng.

Câu 5: Em đồng tình với ý kiến: Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu từ những điều bình dị xung quanh ta. Vì tình yêu đất nước không chỉ đến từ những điều lớn lao mà bắt đầu từ tình yêu thương bà, yêu mái nhà, tiếng gà, xóm làng quen thuộc. Những điều giản dị, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày chính là nền tảng để hình thành tình cảm sâu nặng với quê hương, Tổ quốc. Qua đoạn thơ, chính tiếng gà trưa – một âm thanh rất đời thường – đã khơi dậy trong người cháu cảm xúc yêu thương, là động lực để chiến đấu vì đất nước.

Đề 2:

Câu 1: Thể loại: thơ trữ tình. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

Câu 2: Theo người cha, khi con lớn khôn, con sẽ không còn cảm nhận thế giới bằng trí tưởng tượng phong phú như khi còn nhỏ. Những điều kỳ diệu như “chim biết nói”, “đại bàng về đậu trên cành khế” sẽ trở thành kỷ niệm, là chuyện ngày xưa. Con sẽ đối mặt với hiện thực cuộc sống, nơi “cây chỉ còn là cây”.

Câu 3: Từ “đi” trong câu “Đi qua thời ấu thơ” có nghĩa là trôi qua, vượt qua. Nó thể hiện sự chuyển đổi từ tuổi thơ sang thời trưởng thành, là dấu mốc thay đổi trong nhận thức và cuộc sống của con.

Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nhắn nhủ rằng khi lớn lên, con sẽ đối mặt với những thực tế không còn lung linh như thuở nhỏ. Hạnh phúc không dễ dàng có được, mà con phải nỗ lực và tự mình giành lấy bằng đôi bàn tay. Tuổi thơ đẹp và nhiệm màu, nhưng trưởng thành là hành trình cần sự cố gắng và kiên cường.

Câu 5: Thông điệp ý nghĩa là tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ, nhưng khi trưởng thành, chúng ta cần đối diện với thực tế, vượt qua khó khăn bằng sự cố gắng và bản lĩnh của chính mình. Hạnh phúc không phải là điều dễ dàng, mà là kết quả của sự nỗ lực không ngừng.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
10 tháng 7

Đề 1:

- Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình yêu thương sâu sắc, nhớ nhung da diết đối với người bà và tuổi thơ ấu êm đềm. Tiếng gà trưa không chỉ làm người cháu xao động, đỡ mỏi mệt trên đường hành quân mà còn gợi về những kỷ niệm hạnh phúc, bình dị bên bà với "ổ trứng hồng tuổi thơ". Tình cảm đó đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc.

- Câu 5: em hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên vì, tình yêu đất nước thực sự có cội nguồn sâu xa từ tình cảm gia đình và những điều bình dị, thân thuộc xung quanh ta. Lý do là vì gia đình chính là cái nôi đầu tiên định hình nhân cách và cảm xúc của mỗi con người. Tình yêu thương, sự gắn bó với ông bà, cha mẹ, với mái ấm gia đình chính là những hạt giống ban đầu của lòng biết ơn và sự trân trọng. Từ những mối quan hệ gần gũi, thiêng liêng ấy, tình cảm của chúng ta dần được mở rộng ra: từ yêu thương gia đình đến yêu mến xóm làng, yêu từng con đường, góc phố, yêu những kỷ niệm tuổi thơ bình dị như tiếng gà trưa, ổ trứng hồng, và cuối cùng là yêu mảnh đất hình chữ S – Tổ quốc Việt Nam. Chính những điều nhỏ bé, quen thuộc ấy đã tạo nên một phần ký ức, tâm hồn và bản sắc của mỗi người. Khi những điều bình dị được nâng niu, chúng ta sẽ cảm nhận được sự gắn kết sâu sắc với quê hương, từ đó nảy sinh ý thức và trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước. Tình yêu Tổ quốc không phải là một khái niệm trừu tượng xa vời, mà nó được nuôi dưỡng và bồi đắp từ chính những xúc cảm chân thành, gần gũi nhất trong cuộc sống hằng ngày.

Đề 2:

- Câu 1:

+ Thể loại: Thơ tự do

+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

- Câu 2: Theo người cha, khi "Mai rồi con lớn khôn", những điều thay đổi là:

+ Sự mất đi của trí tưởng tượng và thế giới thần tiên

+ Chuyện cổ tích chỉ còn là quá khứ

- Câu 3: Từ đi trong câu Đi qua thời ấu thơ có nghĩa là trải qua, vượt qua một giai đoạn, một quãng thời gian trong cuộc đời. Nó thể hiện sự chuyển tiếp, kết thúc một giai đoạn (thời thơ ấu) để bước sang một giai đoạn mới (khi lớn khôn, trưởng thành).

- Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con những điều sau khi con lớn dần và từ giã thời thơ ấu:

+ Con sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng của tuổi thơ nữa

+ Con sẽ đối mặt với cuộc sống thực tế, khó khăn hơn

+ Con phải tự mình giành lấy hạnh phúc

- Câu 5: Thông điệp ý nghĩa mà em rút ra từ bài thơ là: Tuổi thơ là một giai đoạn quý giá với những điều kỳ diệu và hồn nhiên, nhưng trưởng thành là một hành trình tất yếu mà mỗi người phải trải qua. Khi lớn lên, chúng ta cần chấp nhận đối mặt với hiện thực cuộc sống, tự lực cánh sinh, dùng chính đôi tay mình để tạo dựng hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời. Bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta trân trọng những giá trị của tuổi thơ nhưng đồng thời chuẩn bị tinh thần để vững vàng bước vào tương lai.