K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

4 tháng 7

br bạn ấy đang nói về bài của bạn kia hay mà cô


4 tháng 7

Olm chào em. Cảm ơn bài thơ của em sáng tác về Olm. Rất vui khi các em học tập và tiếp nhận được tri thức từ Olm, cũng như có động lực và có cảm hứng, có nỗ lực phấn đấu khi học trên nền tảng của Olm. Cảm ơn em vì đã cảm nhận được những ý nghĩa và lợi ích to lớn mà Olm đã đem tới cho giáo dục.

3 tháng 7
"Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải là một tác phẩm văn học nổi tiếng, thể hiện niềm vui sướng, tự hào của nhân dân khi đất nước giành được hòa bình sau những năm tháng chiến tranh. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một lời kêu gọi, một thông điệp về sự đoàn kết và xây dựng đất nước. Khi đọc hiểu văn bản này, tôi cảm nhận được niềm tự hào, hạnh phúc của nhân dân khi đất nước được giải phóng, thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Đồng thời, tôi cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đất nước sau những năm tháng chiến tranh. Câu nói "Tất cả mọi người dân cần dốc sức lực và trí tuệ để xây dựng và phát triển đất nước vươn lên hùng cường" của tác giả Trần Quang Khải đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi nhận thấy rằng, để xây dựng và phát triển đất nước, mỗi người dân cần phải có tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta cần phải đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được mục tiêu chung. Trong tình hình đất nước hiện nay, tôi thấy rằng câu nói của Trần Quang Khải vẫn còn nguyên giá trị. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, đang nỗ lực để trở thành một quốc gia phát triển. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải có một lực lượng lao động có trình độ cao, có khả năng sáng tạo và đổi mới. Mỗi người dân cần phải không ngừng học hỏi, rèn luyện và nâng cao trình độ của mình để có thể đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, chúng ta cần phải có một tinh thần đoàn kết, một ý chí quyết tâm để vượt qua khó khăn và thách thức. Chúng ta cần phải biết tận dụng những cơ hội và lợi thế của mình để phát triển đất nước. Vì vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Trần Quang Khải rằng "Tất cả mọi người dân cần dốc sức lực và trí tuệ để xây dựng và phát triển đất nước vươn lên hùng cường". Mỗi người dân cần phải có tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không ngừng học hỏi và rèn luyện để có thể đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Trong tương lai, tôi hy vọng rằng mỗi người dân Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm và trí tuệ để xây dựng và phát triển đất nước, để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, hùng cường và thịnh vượng. Bài học rút ra từ câu nói của Trần Quang Khải không chỉ đúng trong thời chiến mà còn đúng trong thời bình, không chỉ đúng trong quá khứ mà còn đúng trong hiện tại và tương lai. Mỗi người dân cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình và đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tóm lại, quan điểm của Trần Quang Khải về việc "Tất cả mọi người dân cần dốc sức lực và trí tuệ để xây dựng và phát triển đất nước vươn lên hùng cường" là một quan điểm đúng đắn và cần thiết trong tình hình đất nước hiện nay. Mỗi người dân cần phải có tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không ngừng học hỏi và rèn luyện để có thể đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
4 tháng 7

Câu 2: Dấu hiệu xác định nhân vật trữ tình

  • Dấu hiệu rõ ràng nhất là từ ngôi thứ nhất (“tôi”) xuất hiện xuyên suốt bài thơ:
  • Ngoài ra, những cảm xúc như “nao nức như hồi trẻ”, “quên cả màu hoa đại”… đều bộc lộ nội tâm và tình cảm sâu nặng của người trở về sau mười năm xa quê.

Câu 3: Đề tài và chủ đề của bài thơ

  • Đề tài: Nỗi xúc động của người con xa quê khi trở về làng cũ sau một thời gian dài.
  • Chủ đề: Tình yêu quê hương sâu nặng, sự gắn bó thiêng liêng với ký ức tuổi thơ và cảnh vật quê hương.

Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

  • Cảm hứng hoài niệm và yêu thương sâu lắng: Tác giả hồi tưởng về những kỷ niệm xưa, thể hiện niềm xúc động khi thấy quê hương đổi thay mà vẫn giữ hồn cốt thân quen.

Câu 5: Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình yêu quê hương

  • “bước đường quê”, “hội hè”, “núi mỉm cười”, “ruộng vỡ đường cày”, “ngõ trải rơm”, “hoa đại”, “gạo tám thơm”…
  • Những hình ảnh này đều rất gần gũi, bình dị, gợi lên tình cảm tha thiết với quê hương.

Câu 6: Nội dung chính của bài thơ

  • Bài thơ là tâm sự của người con xa quê sau mười năm trở về, với biết bao xúc cảm trào dâng: vui mừng, xúc động, bồi hồi... Bằng những hình ảnh giản dị mà xúc động, tác giả thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc và vẻ đẹp của ký ức tuổi thơ trong lòng mỗi người.
DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
3 tháng 7

Học một biết mười

Học thầy không tày học bạn

Học đi đôi với hành

Có công mài sắt có ngày nên kim

Văn ôn võ luyện

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ăn vóc học hay

Thua thầy một vạn, không bằng thua bạn một li

Ghi vb ra dc k ạ? Có j mik giúp ạ.

3 tháng 7

Bài thơ: Tình mẹ

Tác giả: Thích Nhật Tử

Dù con đếm được cát sông
Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu
Dù con đo được sớm chiều
Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền

Dù con đi hết trăm miền
Nhưng tình của mẹ vẫn liền núi non
Dù con cản được sóng cồn
Nhưng không ngăn được tình thương mẹ dành

Dù con đến được trời xanh
Nhưng không đến được tâm hành mẹ đi
Dù con bất hiếu một khi
Tình thương mẹ vẫn thầm thì bên con


Dù cho con đã lớn khôn
Nhưng tình mẹ vẫn vuông tròn trước sau.
Ôi tình mẹ tợ trăng sao
Như hoa hồng thắm một mầu thủy chung

Tình của mẹ lớn khôn cùng
Bao dung vạn loại dung thông đất trời.
Ôi tình mẹ đẹp tuyệt vời
Làm con hiếu thảo trọn đời khắc ghi

Ơn Cha lành cao như núi thái
Đức Mẹ hiền sâu tợ biển khơi
Dù cho dâng trọn cuộc đời
Cũng không trả hết ơn người sanh ra .

Đây là bài thơ Tình mẹ của Thích Nhật Tử, có gì thì bạn có thể giúp bạn ý ạ!

3 tháng 7

Bài mẫu 1

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

Bài mẫu 2

Văn bản “Điều không tính trước” kể về việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa nhân vật tôi và Nghi. Mỗi người lại có những suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau trước một vấn đề. Tuy nhiên, nếu như đoàn kết, giải quyết theo hướng tích cực thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Em vô cùng ấn tượng với cách giải quyết vấn đề của nhân vật Nghi.

Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Hơn nữa, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý. Em rất ngưỡng mộ nhân vật này.

Bài mẫu 3

Đến với “Điều không tính trước” của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật Nghi đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Trước hết, Nghi có tính cách vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Trận bóng xảy ra tranh chấp, bàn thắng của tôi bị Nghi bắt lỗi việt vị, nếu như Phước và “tôi” không phục, cho rằng bản thân đúng và quyết định phục thù bằng cách đánh nhau. Thì hành động của Nghi lại hoàn toàn trái ngược, cậu đã đến tìm “tôi” và mang theo một cuốn sách về luật bóng đá với mong muốn giúp người bạn của mình hiểu rõ hơn. Không chỉ vậy, Nghi còn là một người bạn tốt bụng, chân thành. Cậu rủ “tôi” và Phước đi em phim, hóa giải được tâm trạng tức giận của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa năng lượng tích cực đến những người bạn của mình. Hình ảnh kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ” đã gợi ra thông điệp ý nghĩa về tình bạn. Nhân vật Nghị đã khiến người đọc cảm thấy thật yêu mến và trân trọng.

Bài mẫu 4

Trong “Điều không tính trước” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Nghi. Đầu tiên, Nghi là cậu bé rất vô tư, rộng lượng và rất nhiệt tình. Khi xảy ra tranh cãi, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn muốn đánh nhau để phục thù. Thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, mang theo một cuốn sách về luật bóng đá. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý, để giúp các bạn hiểu được đúng luật đá bóng. Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Sau khi đưa sách xong, Nghi đã rủ hai bạn cùng đi xem phim với mình. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa sự chân thành và tích cực của mình tới bạn bè, nhờ vậy mà cả ba người bạn trở nên thân thiết. Hình ảnh của Nghi đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và tình cảm tốt đẹp.

3 tháng 7

dell


3 tháng 7

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 

 + BPTT: So sánh 

  + Tác dụng: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển

- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

 + BPTT: Nhân hóa

 + Tác dụng: diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết.

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

 + BPTT: So sánh ,ẩn dụ

 + Tác dụng: khiến cho cánh buồm mang hình ảnh của  hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương. cánh buồm chính là linh hồn của làng chài

- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

 + BPTT: nhân hóa

 + Tác dụng: Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động, cho thấy sức mạnh cùng khát khao hướng đến tương lai tươi đẹp

- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ 

 + BPTT: nhân hóa " im bến mỏi", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác " Nghe chất muối"

 + Tác dụng: Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.Cách viết ẩn dụ  vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền

Bạn ơi, mình có chút lời khuyên này, sau khi đọc xong, hãy nhớ đến mẹ,...MẸ VẪN LUÔN Ở BÊN CON, CON À... Bạn sinh ra, lớn lên, nơi đó đã có mẹ rồi, như một điều hiển nhiên. Bạn khóc, mẹ hớt hả chạy tới, lo dỗ dành cho bạn. Bạn dỗi, bạn hờn, bạn bướng bỉnh với sự chăm sóc của mẹ. Năm lên bảy, mẹ cần đơn xin vào trường cho bạn, hồ hởi dẫn bạn đến trường. Mẹ day bạn...
Đọc tiếp

Bạn ơi, mình có chút lời khuyên này, sau khi đọc xong, hãy nhớ đến mẹ,...

MẸ VẪN LUÔN Ở BÊN CON, CON À...

Bạn sinh ra, lớn lên, nơi đó đã có mẹ rồi, như một điều hiển nhiên. Bạn khóc, mẹ hớt hả chạy tới, lo dỗ dành cho bạn. Bạn dỗi, bạn hờn, bạn bướng bỉnh với sự chăm sóc của mẹ. Năm lên bảy, mẹ cần đơn xin vào trường cho bạn, hồ hởi dẫn bạn đến trường. Mẹ day bạn tập tô, tập viết, bàn tay chai sần ấy đã nâng đỡ bạn trong những năm đầu đời. Bạn quẳng cây bút đấy vào xó, nhân lúc mẹ bận thì ào ra chơi với bạn bè. Đến tuổi ô mai, bạn hoảng loạn và cáu kỉnh nhưng rồi mẹ an ủi giúp bạn vượt qua. Bạn buồn bực, cho mẹ thật lẩm cẩm, chăm chút cho mình quá sức vào những điều chẳng mấy quan trọng. Khi bạn biết đến mạng xã hội và thường xuyên chơi game, mẹ nhắc bạn cần tập trung hơn. Bạn càu nhàu, cho mẹ thật không biết điều và ít giải trí. Kì thi cấp ba căng thẳng, mẹ sẵn sàng chờ 3 tiếng để đón con yêu về nhà. Bạn đã làm mẹ thất vọng khi đánh trượt ngay lần thi đầu tiên. Mẹ cố gắng giúp bạn ôn luyện lại kiến thức, nhưng bạn gạt cho qua. Rồi bạn lên đại học, khăng khăng đòi mẹ cho ở kí túc xám tưởng rằng thế vui và thoải mái hơn nhiều. Bạn tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định rồi xây nhà ở riêng. Mỗi lần mẹ gọi điện hỏi thăm, bạn đáp qua loa và chấm dứt bằng một câu: "Con bận lắm!" Rồi một ngày, một ngày xa lắc xa lơ dường như bạn chưa bao giờ nghĩ đến, mẹ bạn không còn nữa. Bạn bắt đầu cảm thấy trống vắng, một điều mà trước nay bạn vẫn chưa hề nhận ra, tình yêu thương của mẹ. Bạn về lại căn nhà cũ, thấy cây bút chì chỏng gọng năm nào bị bỏ rơi mẹ vẫn chưa quét đi. Bạn thấy trên bàn học của mình những bản thảo được xếp cẩn thận, mà trước nay bạn luôn cho rằng thần tiên là người khiến cho "núi sách" bừa bộn của bạn trở nên ngăn nắp. Bạn thấy đôi dép mềm mại mẹ đan tặng, mà bấy lâu nay bạn vẫn luôn vứt xó vì tiếng động khó nghe của nó. Đã có rất nhiều điều mẹ quê nhưng mẹ vẫn luôn nhớ ba thứ:

+ Ngày sinh nhật của bạn

+ Món ăn bạn thích nhất

+ Điều khiến bạn vui nhất.

Mẹ sẵn sàng hi sinh một năm đau khổ để cho bnaj được một giây hạnh phúc. Còn bạn thì sao? Mẹ dễ dàng nấu món ăn mà bạn yêu thích trong khi bạn lúng túng không biết mẹ ưa món gì. Bạn sốt, mẹ ân cần với bạn. Mẹ sốt, bạn không có nhà. Bạn mệt mỏi, mẹ để sẵn trên bàn một lọ nước chanh. Mẹ ốm, bạn cũng không quan tâm mẹ dùng thuốc gì. Đến lúc mẹ ra đi, bạn mới nhận ra mình là một người thật vông ơn, bội nghĩa. Nhưng điều đó đã quá muộn rồi. Đối mặt với bạn, giờ đây chỉ là bức ảnh hai mẹ con chụp hồi nhỏ cùng nỗi ân hận muộn màng.

- Sau khi đọc xong, hãy nhớ đến mẹ, hãy yêu thương và dành cho mẹ những gì tốt đẹp nhất vì nay mai thôi, ta không thể làm và thể hiện được những điều đó. Bạn đã làm được gì cho mẹ chưa?

Các bạn ơi, đọc xong cho mình nhận xét và bình luận ở dưới nhé!

28

Bài văn của bạn rất hay , bài văn có lối viết đặc sắc gần gũi với nhười đọc . Và mang một thông điệp đẹp đẽ về tình mẫu tử !

3 tháng 7

Olm chào em, một bài viết thật tuyệt vời, chan chứa yêu thương và tình cảm tha thiết dành cho người đã sinh ra mình đó là người mẹ. Một bài viết với lời lẽ mộc mạc nhưng tha thiết, một tình cảm sâu lắng xuất phát từ tận đáy trái tim. Nó thật ý nghĩa và đã góp phần lan tỏa tình cảm gia đình sự hiếu thảo cần và nên có của người con đối với bậc sinh thành.

Các từ láy :

  1. Mát → mát mẻ
    → Câu: Trời hôm nay rất mát mẻ, thích hợp để đi chơi.
  2. Xinh → xinh xắn
    → Câu: Bé Lan có gương mặt xinh xắn và đáng yêu.
  3. Đẹp → đẹp đẽ
    → Câu: Ngôi nhà mới xây trông thật đẹp đẽ và hiện đại.
  4. Xe → xe xịn (từ láy âm đầu, dùng trong ngôn ngữ nói)
    → Câu: Anh ấy mới mua một chiếc xe xịn màu đen bóng.
  5. Hoa → hoa hoè (từ láy thể hiện màu sắc, trang trí)
    → Câu: Cô ấy ăn mặc lòe loẹt, nhiều hoa hoè hoa sói.

Các từ ghép :

Mát → máy mát
→ Câu: Mẹ mua cho em một cái máy mát để dùng mùa hè.

  • Xinh → xinh đẹp
    → Câu: Cô giáo em rất xinh đẹp và hiền hậu.
  • Đẹp → đẹp trai
    → Câu: Anh trai em rất đẹp trai và học giỏi.
  • Xe → xe đạp
    → Câu: Mỗi sáng em đi học bằng xe đạp.
  • Hoa → hoa hồng
    → Câu: Mẹ trồng rất nhiều hoa hồng ở sân trước nhà.


3 tháng 7

nhưng mà 1 từ phải tạo ra 4 từ láy từ ghép cũng như thế