K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để thực hiện ước mơ trong cuộc sống.Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ sau:                 BÀN GIAO Rồi ông sẽ bàn giao cho cháu Bàn giao gió heo may Bàn giao góc phố Có mùi ngô nướng...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để thực hiện ước mơ trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ sau:

                 BÀN GIAO

Rồi ông sẽ bàn giao cho cháu
Bàn giao gió heo may
Bàn giao góc phố
Có mùi ngô nướng bay

Ông sẽ chẳng bàn giao những tháng ngày vất vả
Sương muối đêm bay lạnh mặt người
Đất rung chuyển, xóm làng loạn lạc
Ngọn đèn mờ, mưa bụi rơi

Ông bàn giao tháng giêng hương bưởi
Cỏ mùa xuân xanh dưới chân giày
Bàn giao những mặt người đẫm nắng
Đẫm yêu thương trên trái đất này

  Ông chỉ bàn giao một chút buồn 
Ngậm ngùi một chút, chút cô đơn 
Câu thơ vững gót làm người ấy(1)
Ông cũng bàn giao cho cháu luôn.

      (Theo Vũ Quần Phương(2), Văn nghệ Quân đội Xuân Giáp Ngọ 2014, tr.86)

* Chú thích: 

(1) Câu thơ Cắn răng mà chịu thiệt, vững gót để làm người.

(2) Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc, quê cha ở Nam Định nhưng ông hầu như sinh sống và gắn bó cả đời với mảnh đất Hà Nội quê mẹ. Ông là một bác sĩ nhưng yêu thích văn chương, ông sáng tác thơ và viết phê bình văn học. Thơ ông giản dị, sâu sắc mà hóm hỉnh, khoa học, suy tưởng mà ăm ắp trữ tình.

1
(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:       Trong thái độ tích cực với bản thân, chúng ta cần phải có ước mơ. Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua.”.       Bởi vậy mà ước mơ sẽ làm cho con người sống...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

       Trong thái độ tích cực với bản thân, chúng ta cần phải có ước mơ. Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua.”.

       Bởi vậy mà ước mơ sẽ làm cho con người sống có mục đích, nghị lực. Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi ta nuôi dưỡng ước mơ. Bạn có ước mơ cũng như bạn có cả gia tài. Để biến ước mơ thành hiện thực bạn phải có lòng quyết tâm cao độ. Phải lập ra kế hoạch cho cuộc đời mình và ngày ngày hiện thực hóa giấc mơ đó. Cuộc sống mà không có ước mơ sẽ tệ hại kinh khủng. Bởi khi đó ta đã đánh mất mục tiêu sống của mình. Không có sự đam mê, sáng tạo sẽ khiến bạn chán nản và không tâm huyết với công việc mình đang làm. Bạn không có động lực để vượt qua khó khăn và luôn bằng lòng với những gì mình đang có.

        Trước khi có một cái gì đó là hữu hình thì nó là ước mơ, nó đã nằm trong đầu của ai đó. Cũng như trước khi có iPhone, iPad ngày nay thì nó đã nằm trong đầu của Steve Jobs từ rất lâu rồi. Bạn ước mơ càng lớn lao vĩ đại thì con người của bạn sẽ có động lực để sống càng lớn lao vĩ đại. Bạn phải sống, phấn đấu để xứng đáng với ước mơ đó. Nó quyết định mọi hành xử, hành động của bạn.

        Khi đã có ước mơ bạn không được do dự để rồi đánh mất ước mơ của mình. Một khi ý tưởng xuất hiện mà bạn không hành động, nó xuất hiện rồi mất đi, xuất hiện lại mất đi, thì đến một ngày nào đó nó không xuất hiện nữa. Bởi vì nó là một thói quen.

       Mọi ước mơ dù mơ hồ đều có một giá trị, vì vậy hãy luôn tin tưởng vào nó. Đừng nghĩ nó viển vông, đừng nghĩ nó vớ vẩn. Quan trọng là bạn cố gắng vì nó như thế nào và nỗ lực đến đâu mà thôi. Đôi khi một ước mơ, một công việc tưởng chừng như điên rồ nhưng người ta vẫn làm được, vẫn tỏa sáng trên đỉnh cao thành công đấy các bạn ạ.

               (Thay thái độ đổi tương lai, Lê Văn Thành, NXB Dân trí, năm 2016, tr.65 – 66)

Câu 1 (1,0 điểm). Theo tác giả, cuộc sống mà không có ước mơ sẽ như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Xác định phần dẫn trong các câu sau và cho biết phần đó được dẫn theo cách trực tiếp hay gián tiếp?

     Trong thái độ tích cực với bản thân, chúng ta cần phải có ước mơ. Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua.”.

Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: Một khi ý tưởng xuất hiện mà bạn không hành động, nó xuất hiện rồi mất đi, xuất hiện lại mất đi, thì đến một ngày nào đó nó không xuất hiện nữa.

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

1
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc – hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những việc cần làm để giữ gìn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại.Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích truyện ngắn sau:MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải....
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc – hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những việc cần làm để giữ gìn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại.

Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích truyện ngắn sau:

MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI

Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất một chân. Trên chiếc bàn gỗ có xếp mấy lọ kẹo, đường táng, những thứ mà bà con nông dân tự làm lấy.

Bà Bảy Nhiêu sống có một mình. Người trong làng không ai rõ chồng con bà đã mất từ lúc nào, mà cũng có thể là bà chưa có chồng con gì cả. Trước đây, mắt bà còn tinh nhưng độ hai năm nay bà bị lóa. Người ta bảo nhà bà ở gần động cát quá, nên gió thổi cát vào mắt nhiều lần, lâu ngày mà nó vậy.

Chúng tôi nhao nhao:

– Bán cho con một táng đường, bà.

– Bán cho con hai viên kẹo bi, bà.

Bà Bảy Nhiêu run run đưa bàn tay trái lên cầm tiền của chúng tôi, bỏ ngay vào cái cơi trầu bà đặt dưới bàn, tay phải quờ quờ lục vào các lọ lấy kẹo, đường cho từng đứa. Hầu như không bao giờ bà đếm tiền. Bà tin chúng tôi.

Trưa hôm đó, sau hiệu lệnh của thằng Bá, tôi cho tay vào túi. Những tờ bạc lẻ mà mẹ tôi cho đã biến mất đâu. Tôi ngần ngừ một lúc nhưng nỗi thèm ngọt đã khiến cho tôi lủi thủi theo sau các bạn mong được “ăn ghẹ” của một đứa nào đấy. Giữa đường, nghĩ xấu hổ, tôi quay lại...

– Sao mày không đi mua đường, mua kẹo? – Thằng Bá đi phía sau hỏi tôi.

– Tao không có tiền.

Bá cười sằng sặc:

– Chớ hồi giờ tao đâu có tiền mà vẫn mua được kẹo.

Tôi ngạc nhiên:

– Chớ lâu nay mày mua bằng thứ gì?

Bá không trả lời ngay. Nó kéo tôi sát lại gần nó, rút trong túi ra mấy tờ giấy đã viết, được cắt gọn ghẽ như những tờ giấy bạc, nói thì thầm:

– Tao chuyên đưa bà Bảy những tờ giấy này. Bả mù, bà đâu có thấy. – Nó ngừng một lát rồi nói tiếp, – Tao có ba tờ tao cho mày một tờ. Mày đợi tụi nó mua cuối cùng mình mới mua.

Tôi ngần ngại một lát nhưng cuối cùng cũng cầm tờ giấy lộn. Tôi có cảm giác khi cầm tờ “bạc giả” của tôi, mắt bà Bảy Nhiêu như có tia sáng loé lên. Nhưng bà không nói gì, vẫn bỏ nó vào cơi trầu và đưa đường táng đen cho tôi.

Ngày hôm sau, sự việc vẫn lặp lại y như hôm trước. Có điều, khi tôi và Bá đến quán thì không thấy có chuyện mua bán xảy ra. Các bạn đến trước đều đứng túm lại dưới quán nhìn sững vào trong nhà bà Bảy. Trong nhà có tiếng người lao xao. Một bác nông dân quen biết trong làng đang ngồi trước cửa vừa giở cơi trầu của bà Bảy ra đếm tiền vừa nói vọng ra:

– Tụi bay về đi. Bà Bảy trúng gió chết hồi hôm rồi.

Chúng tôi sững sờ, đứng im không nhúc nhích. Bác nông dân lẩm bẩm điều gì quay vô nhà nói với ai đó:

– Số tiền này vừa đủ mua một chiếc chiếu gói bả đấy. – Im lặng một lúc rồi bác tiếp – Bả mù mà tinh thật. Bọn xỏ lá nào đưa giấy lộn cho bả, bả cũng nhận rồi gói riêng ra... Tôi và Bá đứng như chôn chân xuống đất. Sống lưng lạnh buốt.

Từ đó đến nay đã bốn mươi năm trôi qua. Bạn bè của tôi cũng không còn đông đủ như trước. Có những đứa vốn ngỗ ngược, sau này lại trở thành những du kích dũng cảm và hi sinh. Có nhiều đứa theo gia đình, bỏ quê xứ đi làm ăn xa. Thằng Bá bây giờ trở thành một nông dân, người gầy, rắn rỏi, ngày ngày đánh trâu cày trên những rộc cát khô khốc mong tìm từng củ khoai để nuôi bầy con cháu đông đúc. Riêng tôi may mắn, được đi tập kết, được học hành để trở thành một nhà văn. Cứ mỗi lần về quê, tôi lại rủ Bá ra thăm mả bà Bảy Nhiêu. Cả hai đứa đều đứng lặng, miệng lầm rầm cầu mong bà tha thứ...

Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa.

(Trích 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, Thanh Quế, NXB Kim Đồng)

2
(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Phong tục lì xì đầu năm (1) Để duy trì ý nghĩa tốt đẹp của phong tục lì xì, nhiều gia đình đã giáo dục con trẻ về việc trân trọng những phong bao may mắn đầu năm, không nên so sánh hay đánh giá dựa trên số tiền nhận được. Việc làm này giúp trẻ hiểu rằng lì xì là biểu hiện của tình cảm và lời chúc, không...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Phong tục lì xì đầu năm

(1) Để duy trì ý nghĩa tốt đẹp của phong tục lì xì, nhiều gia đình đã giáo dục con trẻ về việc trân trọng những phong bao may mắn đầu năm, không nên so sánh hay đánh giá dựa trên số tiền nhận được. Việc làm này giúp trẻ hiểu rằng lì xì là biểu hiện của tình cảm và lời chúc, không phải là thước đo giá trị vật chất.

(2) Ngoài ra, một số người còn sáng tạo trong việc lì xì bằng cách tặng hạt giống, sách hoặc những món quà mang ý nghĩa tinh thần. Nhiều phụ huynh thay vì lì xì tiền, đã tặng sách như “Hạt giống tâm hồn” hoặc những bộ truyện cổ tích Việt Nam, giúp trẻ hiểu thêm về giá trị đạo đức và văn hóa dân tộc. Những người khác chọn tặng hạt giống cây xanh để khuyến khích ý thức bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ giữ gìn phong tục truyền thống mà còn khuyến khích lối sống lành mạnh, ý thức bảo vệ môi trường và trân trọng tri thức.

(3) Chính bởi vậy, phong tục lì xì đầu năm mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự quan tâm, chúc phúc và mong muốn những điều tốt đẹp cho nhau. Việc duy trì và truyền dạy ý nghĩa thực sự của tục lệ này sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tạo nên không khí Tết ấm áp, đoàn viên. 

(https://tuoitre.vn/li–xi–gi–ma–co–50–000–dong)

Câu 1 (1,0 điểm): Câu văn: “Chính bởi vậy, phong tục lì xì đầu năm mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự quan tâm, chúc phúc và mong muốn những điều tốt đẹp cho nhau.” Là câu đơn hay câu ghép? Vì sao?

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy cho biết đoạn văn (1) được viết theo hình thức nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Luận đề, luận điểm của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Gia đình em chuẩn bị đón Tết và dự định giữ gìn phong tục lì xì truyền thống. Tuy nhiên, em nhận thấy một số bạn nhỏ trong nhà có xu hướng so sánh số tiền lì xì với nhau và không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của phong tục này. Nếu em là người anh/chị trong gia đình, em sẽ làm gì để giúp các bạn nhỏ thay đổi suy nghĩ và trân trọng giá trị tinh thần của phong tục lì xì?

1
(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Mùa bội thu phải một nắng hai sương. Không có gì tự đến dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON

Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kì.

Dẫu bây giờ bố mẹ – đôi khi
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Có roi vọt khi con hư và dối
Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều.

  Đường con đi dài rộng rất nhiều
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng
Trời xanh đấy, nhưng chẳng bao giờ lặng
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh.

  (Nguyễn Đăng Tấn, Không có gì tự đến đâu con, trích tập thơ Lời ru Vầng trăng, NXB Hội Nhà văn, 2000)

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra dấu hiệu hình thức để xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm). Việc tác giả sử dụng hình thức lời tâm sự của người cha với con trong văn bản có hiệu quả gì?

Câu 3 (0,5 điểm). Tìm và giải nghĩa một thành ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng ở hai khổ thơ đầu của văn bản.

Câu 5 (1,0 điểm). Em có suy nghĩ gì về lời nhắn nhủ của người cha trong hai câu thơ:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

1

ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu[1] có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành"

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầy[2]. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
19 tháng 5

Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ sáu, nhà vua muốn tìm người kế vị. Vua có rất nhiều hoàng tử, mỗi người một vẻ. Vua bèn gọi các con lại và bảo: "Ta muốn truyền ngôi cho người nào tìm được món ăn vừa ý ta để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày đầu năm."

Các hoàng tử đua nhau đi khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ. Người thì lên rừng săn thú quý, người thì xuống biển mò hải sản. Ai nấy đều muốn mang về những thứ độc đáo nhất để dâng lên vua cha.

Trong số các hoàng tử có Lang Liêu, người con thứ mười tám. Chàng vốn hiền lành, chất phác, không có của ngon vật lạ để dâng vua. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy một vị thần mách bảo: "Vật quý ở đời không đâu bằng gạo. Hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn tượng trưng cho trời, và bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Hãy lấy lá xanh bọc ngoài, lấy đậu xanh làm nhân ở trong, tượng trưng cho cây cỏ muông thú."

Tỉnh dậy, Lang Liêu làm theo lời thần dặn. Chàng chọn gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon nhất, vo thật kỹ. Lá dong xanh mướt được rửa sạch. Đậu xanh được đồ chín, giã nhuyễn. Thịt lợn ba chỉ được ướp gia vị đậm đà. Tất cả được gói ghém cẩn thận trong những chiếc lá dong vuông vắn, buộc lạt lề. Đó là bánh chưng.

Rồi Lang Liêu lại lấy gạo nếp đồ chín, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn, trắng mịn như bông. Đó là bánh dày.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều mang sơn hào hải vị đến dâng vua. Vua Hùng nếm thử các món ăn, nhưng vẫn chưa thấy vừa ý. Cuối cùng, vua cho gọi Lang Liêu và xem những chiếc bánh giản dị của chàng.

Khi Lang Liêu dâng bánh chưng bánh dày, vua Hùng rất ngạc nhiên. Lang Liêu đã giải thích ý nghĩa của từng loại bánh. Vua nếm thử, thấy bánh dẻo thơm, đậm đà hương vị đồng quê thì vô cùng hài lòng.

Vua Hùng phán rằng: "Bánh của Lang Liêu quý giá hơn cả. Nó tượng trưng cho trời đất, lại thể hiện được tấm lòng thành kính đối với tổ tiên."

Thế là, Lang Liêu được vua Hùng truyền ngôi. Từ đó, bánh chưng bánh dày trở thành những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta, để tưởng nhớ công ơn của vua Hùng và Lang Liêu.

19 tháng 5

Dưới đây là một bài thuyết minh về quyển sách Ngữ văn 8 – Tập 2 – bộ sách Cánh Diều được viết theo phong cách phù hợp với học sinh THCS:


Bài thuyết minh về sách Ngữ văn 8 – Tập 2 – bộ Cánh Diều

Trong hành trình học tập của học sinh lớp 8, sách Ngữ văn 8 – Tập 2 (thuộc bộ sách giáo khoa Cánh Diều) là người bạn đồng hành thân thiết, giúp các em nâng cao khả năng đọc hiểu, viết và cảm thụ văn học. Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức ngữ văn mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp tình yêu quê hương, con người, và cuộc sống.

1. Xuất xứ và đặc điểm chung

Sách Ngữ văn 8 – Tập 2 thuộc bộ sách Cánh Diều – một trong các bộ sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh phát hành. Sách được biên soạn bởi các tác giả là những nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực giáo dục và ngữ văn.

2. Cấu trúc và nội dung chính

Sách gồm nhiều bài học đa dạng, được chia theo chủ đề, giúp học sinh phát triển toàn diện các năng lực:

  • Đọc hiểu văn bản: Văn bản trong sách gồm cả văn học Việt Nam và nước ngoài, như truyện ngắn, thơ, kịch, văn nghị luận... Các văn bản đều gần gũi với đời sống và mang giá trị giáo dục cao.
  • Viết: Học sinh được rèn luyện nhiều kiểu bài như viết đoạn văn nghị luận, viết bài văn thuyết minh, viết bài trình bày ý kiến…
  • Nói và nghe: Các hoạt động luyện nói, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến giúp học sinh tự tin giao tiếp.
  • Ngữ pháp – tiếng Việt: Kiến thức ngữ pháp như câu ghép, dấu câu, liên kết câu… được đưa vào một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu.

3. Ưu điểm nổi bật

  • Trình bày đẹp, rõ ràng, nhiều hình ảnh minh họa sinh động.
  • Cách thiết kế bài học hiện đại, lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện.
  • Các bài tập và câu hỏi hướng dẫn khơi gợi tư duy, không mang tính áp đặt.
  • Nội dung sách gắn với cuộc sống thực tế, giúp học sinh vừa học vừa rèn nhân cách.

4. Ý nghĩa của quyển sách

Cuốn sách không chỉ là tài liệu học tập mà còn là cầu nối đưa học sinh đến với văn hóa, con người và vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Qua từng trang sách, các em không chỉ học cách phân tích văn bản, mà còn học cách làm người, biết yêu thương và sống có trách nhiệm hơn.


Kết luận

Sách Ngữ văn 8 – Tập 2 – Cánh Diều là một công cụ học tập quan trọng, góp phần hình thành phẩm chất và năng lực học sinh trong thời đại mới. Việc học và tiếp cận cuốn sách này một cách tích cực sẽ giúp học sinh không chỉ học tốt môn Ngữ văn mà còn phát triển kỹ năng sống cần thiết.

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: CON ĐƯỜNG LÀNG (Nguyễn Thị Việt Hà)Cái ngõ xoan nhà bàLối rất quanh co, đường vàng rơm rạNgười đi làm đồng buổi sáng vác cày bừa vội vãĐể chiều về thong thả cánh đồng xanhCái ngõ xoanSáng nay rưng rứcTrên luống ngô, khoai, lạc, rau khúc ngả buồnChập chờn cánh chuồnNặng cơn mưa báo...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

CON ĐƯỜNG LÀNG
(Nguyễn Thị Việt Hà)

Cái ngõ xoan nhà bà
Lối rất quanh co, đường vàng rơm rạ
Người đi làm đồng buổi sáng vác cày bừa vội vã
Để chiều về thong thả cánh đồng xanh
Cái ngõ xoan
Sáng nay rưng rức
Trên luống ngô, khoai, lạc, rau khúc ngả buồn
Chập chờn cánh chuồn
Nặng cơn mưa báo trước
Con đường làng...bà ơi...cháu chưa đi hết
Dẫu chân đã đặt đến nơi vượt qua tổ quốc mình
Người ta vẫn hay chùng chình
Sa vào đám đông, cuộc vui, quên con đường quê bé nhỏ
Quên lối cỏ
Bước chân lúc nhỏ chăn trâu lối giẫm đã mòn
Cháu đã chạm chân mấy lần vòng tròn đất nước
Nhưng cháu vẫn chưa đi hết
Con đường làng
Một ngày...
Rắc vàng...
Gò Đống Mối...
Bà ngủ thảnh thơi trên cánh đồng vừa thu hoạch xong vụ lúa
Bà ơi rau khúc đã già
Cháu chợt nhớ ra chưa từng học làm bánh khúc từ bà...

(Khi chúng ta già, tuyển tập thơ Nguyễn Thị Việt Hà, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2019, tr.140 – 142)

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2. Chỉ ra những câu thơ miêu tả dáng hình, trạng thái của “cái ngõ xoan nhà bà”.

Câu 3. Phân tích ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu: Trên luống ngô, khoai, lạc, rau khúc ngả buồn.

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về hai chữ “chùng chình” được sử dụng trong đoạn thơ:

Người ta vẫn hay chùng chình
Sa vào đám đông, cuộc vui, quên con đường quê bé nhỏ
Quên lối cỏ
Bước chân lúc nhỏ chăn trâu lối giẫm đã mòn

Câu 5. Theo anh/chị, ta cần làm gì để tuổi trẻ trôi đi không nuối tiếc? (trình bày khoảng 5 – 7 dòng)

1