K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5

Tương lai của các em có thể là được học trong trường này trường kia, thành ông to bà lớn, làm nghề này nghề nọ,..Đúng không các em?

8 tháng 5

Công việc bạn muốn làm là gì trong tương lai

8 tháng 5

Em nói đúng, viết phải đặt cái tâm, mang cái hồn để cảm nhận, để liên tưởng, để liên hệ, để cảm thấy văn học nó đẹp đến như thế nào.

8 tháng 5

Biện pháp tu từ nhân hóa:

Biện pháp nhân hóa được sử dụng ở các câu:

  • "Mèo biết chữ đâu?"
  • "Hay là thích nghe bé đọc"
  • "Mèo con giờ đã thuộc làu"

Mèo – vốn là con vật không biết chữ, không thể nghe hiểu hoặc thuộc bài – lại được miêu tả như một em bé biết lắng nghe, biết “thuộc làu” bài học.

Tác dụng của biện pháp nhân hóa:

  • Làm cho hình ảnh chú mèo trở nên gần gũi, đáng yêu, giống như một người bạn nhỏ của em bé.
  • Tăng tính sinh động, giàu cảm xúc cho đoạn thơ, tạo sự hồn nhiên, ngộ nghĩnh phù hợp với thế giới trẻ thơ.
  • Gợi tả không khí học tập vui vẻ, ấm áp giữa em bé và chú mèo – như một người bạn cùng học, cùng chia sẻ.
8 tháng 5

- Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ các loại môi trường và tài nguyên như đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.

- Trong thực tiễn, đa dạng sinh học giúp cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,…

→ Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người và có vai trò quan trọng đối với chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.

8 tháng 5

cốc cốc . google chrome .

8 tháng 5

các chình duyệt web là : cốc cốc, safari, internet explorer, firefox, microsoft edge

11 tháng 5

Mik xin trả lời là:

ĐĐ của động vật ko xương sống là:

+Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể không phát triển

+Không có xương cột sống

Nếu đúng bạn tick cho mik nhé

8 tháng 5

giúp mik với

8 tháng 5

Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...

8 tháng 5

Giúp mik với ạ

8 tháng 5

Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng: 1. **Gợi sự sống động, gần gũi**: Dừa vốn là cây cối vô tri được miêu tả như con người ("đứng canh", "đủng đỉnh", "đứng chơi"), khiến hình ảnh trở nên sinh động, có hồn, như một người bạn thư thái giữa thiên nhiên. 2. **Thể hiện tình cảm yêu mến**: Cách nhân hóa cho thấy tác giả coi cây dừa như một con người với thái độ ung dung, lạc quan, qua đó bộc lộ sự trìu mến với loài cây này. 3. **Tạo sự liên tưởng thú vị**: Hành động "đủng đỉnh như đứng chơi" gợi vẻ đẹp an nhiên của thiên nhiên, đồng thời khắc họa bản chất kiên cường (đứng canh trời đất) nhưng lại rất thanh thản của cây dừa. 4. **Làm nổi bật phẩm chất**: Nhân hóa giúp ẩn dụ đức tính của con người - sự kiên định (canh giữ) đi cùng phong thái ung dung, không vướng bận. → Hiệu quả: Biến thiên nhiên thành một bức tranh có tâm trạng, khiến người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên mà đầy kiêu hãnh của cây dừa trong không gian rộng lớn.

8 tháng 5

Ko đồng ý vì có nhiều nguyên nhân ( khách quan và chủ quan) khiến cuộc kháng chiến chống Pháp thất bại của nhân dân Việt Nam

9 tháng 5

Tham khảo:

Không đồng ý với ý kiến: triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Vì: có nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan) khiến cuộc kháng chiến chống Pháp thất bại của nhân dân Việt Nam thất bại.

- Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch và ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; có nhiều hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

Tuy nhiên, nhà Nguyễn cần chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm lớn nhất trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. Vì:

+ Trước vận nước nguy nan, nhiều sĩ phu tiến bộ, đã mạnh dạn đề nghị triều đình cải cách, canh tân đất nước. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã khước từ hoặc thực hiện một cách nửa vời, đồng thời tiếp tục thực hiện những chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt.

+ Trong quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao, dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều thời cơ phản công quân Pháp.

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:NGÔI SAO Bố đi công tác vắng, bà Tâm bị ốm phải đi bệnh viện đúng vào dịp rằm tháng tám. Nhà có người ốm nên ai cũng bận bịu. Hằng ngày, đi làm về mẹ lại vào bệnh viện săn sóc bà nên Trung thu đến mà mẹ không chuẩn bị tết rằm cho bé được như mọi năm. Nhưng bé cũng có một mâm cỗ nhỏ: một quả...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

NGÔI SAO

Bố đi công tác vắng, bà Tâm bị ốm phải đi bệnh viện đúng vào dịp rằm tháng tám. Nhà có người ốm nên ai cũng bận bịu. Hằng ngày, đi làm về mẹ lại vào bệnh viện săn sóc bà nên Trung thu đến mà mẹ không chuẩn bị tết rằm cho bé được như mọi năm. Nhưng bé cũng có một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi vỏ khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ, em đem mấy thứ đồ chơi bày chung quanh nom rất vui mắt.

Chiều, rồi đêm xuống. Trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch, rước đèn ông sao, đèn múi khế, đèn lồng,... thì Tâm lại thấy mâm cỗ của mình không thích bằng. Tâm bỏ mâm cỗ, chạy đi xem đèn. Trong tất cả các đèn, Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt. Ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ các màu (ý là ngôi sao ở trong bầu trời đấy). Trên đầu ngôi sao cắm ba lá cờ con. Hà còn lấy một tấm ảnh Bác Hồ dán vào giữa ngôi sao. Nến thắp lên trông Bác hồng hào như đang cười với các cháu! Tâm thích cái đèn quá! Nhưng đã tối rồi, mẹ đang ở trong bệnh viện với bà, không ai đi mua đèn cho Tâm được nữa. Thế là Tâm không có đèn. Tâm cứ đi bên cạnh Hà. Mắt không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn mình thích nên thỉnh thoảng Hà lại đưa cho Tâm cầm một lúc, cứ thế cả hai đứa cùng cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng tùng dinh dinh...”.

Mẹ Hà ngồi chơi bên cửa nhìn thấy thế thì gọi con lại, bảo:

– Bố Tâm đi công tác vắng nhà, bà lại ốm, mẹ không có nhà, chưa mua được đèn cho Tâm, con với bạn chơi chung. Chốc nữa chơi xong, con đưa cho bạn đem về treo ở nhà bạn con nhé!

Hà nghĩ một tí rồi gật đầu:

– Vâng ạ!

Đêm gần khuya, cuộc rước đèn tản dần, Hà đưa đèn ông sao cho bạn. Thấy Tâm không nhận, mẹ Hà bảo:

– Cháu cứ cầm đèn về nhà thì mai bác mới cho Hà sang nhà cháu chơi bày cỗ. Thế là Tâm nhận đèn. Đôi bạn nhỏ chia tay nhau bịn rịn.

Hà về nhà đi ngủ. Trong giấc ngủ, em mơ thấy một cô tiên có đôi cánh màu hồng bay đến bên giường, giơ tay vuốt tóc Hà và nói một câu gì đó mà Hà nghe không rõ, Hà vùng dậy, chạy theo. Cô tiên bay ra ngoài cửa sổ. Hà choàng tỉnh dậy, mở mắt nhìn quanh. Chỉ có mẹ ngồi bên cạnh em và trong buồng tối om om. Một vệt ánh sáng từ ngoài cửa sổ hắt vào. Hà nhìn ra ngoài cửa sổ. Ô, lạ chưa, một ngôi sao ở ven trời đang bay vào cửa sổ nhà em! Một ngôi sao vàng óng đứng giữa những chấn song tỏa ra một vòng ánh sáng màu vàng dịu. Gió thổi rung rinh.

– Mẹ ơi, có ngôi sao bay vào nhà mình!

Hà gọi. Nhưng mẹ đang ngủ say, không nghe. Hà nằm im nhìn ngôi sao rồi em ngủ thiếp đi trong những làn gió đầu thu mát.

Sáng hôm sau, Hà dậy sớm. Em vội vàng nhìn ra ngoài cửa sổ. Ô, không phải là ngôi sao đâu, mà là một cái đèn, một cái đèn ông sao giống như cái đèn mà Hà cho Tâm tối hôm qua, chỉ có khác là cái đèn này làm bằng giấy bóng vàng.

– Mẹ ơi, cái đèn của ai treo ở cửa sổ nhà ta thế kia hả mẹ? – Hà hỏi mẹ.

– Đèn của con đấy! – Mẹ nói.

– Đèn của con à? – Hà ngạc nhiên tròn mắt nhìn mẹ.

– Đêm qua, mẹ bạn Tâm đi thăm bà, về mua cho Tâm, Tâm đem sang bảo cho con, con ngủ rồi nên mẹ treo lên cửa sổ.

– Ô, thế mà con lại tưởng có một ngôi sao bay vào nhà mình xem cỗ trung thu!

Hà reo lên rồi ngồi im nhìn cái đèn rực rỡ trong ánh nắng vàng. Em bỗng nghĩ không biết là tối qua Tâm có nhìn thấy ngôi sao bay vào trong cửa sổ nhà Hà không. Mà Tâm có thấy thì chắc là thấy một ngôi sao đỏ.

(Nguyễn Thị Ngọc Tú, trích “Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám”, NXB Giáo dục, 2005)

Câu 1 (1,0 điểm):

a. Xác định ngôi kể được sử dụng trong tác phẩm.

b. Xét theo mục đích nói, câu “Chiều, rồi đêm xuống.” thuộc kiểu câu gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Khi thấy Tâm và Hà chơi chung đèn, mẹ Hà đã dặn dò con như thế nào? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật người mẹ?

Câu 3 (1,0 điểm): Trong tác phẩm, “ngôi sao” không chỉ là chiếc đèn trung thu mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Theo em, hình ảnh “ngôi sao” tượng trưng cho điều gì? Em hãy lí giải ngắn gọn cho câu trả lời của mình bằng chi tiết từ tác phẩm.

Câu 4 (1,0 điểm): Trong khoảng 3 – 5 câu văn, em hãy viết về bài học ý nghĩa nhất mà em nhận được từ tác phẩm.

1
11 tháng 5

Câu 1 (1,0 điểm):

a. Ngôi kể trong tác phẩm:
Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ ba. Câu chuyện được kể từ một điểm nhìn bên ngoài, không phải từ nhân vật chính. Người kể chuyện tường thuật lại những hành động, suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện.

b. Xét theo mục đích nói, câu “Chiều, rồi đêm xuống.” thuộc kiểu câu gì?
Câu này là một câu trần thuật. Câu này chỉ đơn giản mô tả sự chuyển biến của thời gian, từ chiều đến đêm mà không có yếu tố hỏi, cảm thán hay cầu khiến.


Câu 2 (1,0 điểm):

Khi thấy Tâm và Hà chơi chung đèn, mẹ Hà đã dặn dò con như sau:

  • Mẹ Hà nói: “Chốc nữa chơi xong, con đưa cho bạn đem về treo ở nhà bạn con nhé!”

Qua đó, em hiểu rằng nhân vật người mẹ rất thấu hiểu và quan tâm đến bạn bè của con mình. Dù cuộc sống có khó khăn, mẹ Hà vẫn dạy con cách chia sẻ và quan tâm đến người khác. Đây là một hành động đầy tình cảm, thể hiện sự nhân hậu, bao dung và trách nhiệm trong cách nuôi dạy con cái.


Câu 3 (1,0 điểm):

Trong tác phẩm, hình ảnh "ngôi sao" không chỉ là chiếc đèn trung thu mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Theo em, hình ảnh "ngôi sao" tượng trưng cho hi vọng, tình yêu thương và sự quan tâm.

  • Chiếc đèn ông sao mà Hà làm cho Tâm chính là một biểu tượng của tình bạntình thương yêu giữa các nhân vật. Hình ảnh ngôi sao vàng sáng trong đêm không chỉ là vật trang trí mà còn mang đến sự ấm áp, ánh sáng và niềm vui. Hơn nữa, khi Hà tưởng rằng có một ngôi sao bay vào nhà mình, đó chính là sự xuất hiện của một niềm hy vọng, sự kỳ diệu trong cuộc sống, giúp em cảm thấy lạc quan và hạnh phúc.

Câu 4 (1,0 điểm):

Bài học ý nghĩa mà em nhận được từ tác phẩm là tình bạn và lòng nhân ái. Mặc dù Tâm không có đèn để chơi Trung thu, nhưng sự quan tâm và chia sẻ của Hà đã giúp Tâm cảm thấy vui vẻ và không cô đơn. Điều này cho thấy, trong cuộc sống, sự chia sẻ và quan tâm đến người khác là điều vô cùng quan trọng, giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau.