K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7

em cảm thấy bình thản vô cùng

9 tháng 7

Đoạn thơ "Hạt gạo làng ta" gợi tả sự vất vả, nhọc nhằn của người nông dân trong việc làm ra hạt gạo, đồng thời thể hiện vẻ đẹp của tình yêu quê hương, đất nước. Hình ảnh đối lập giữa thiên nhiên khắc nghiệt (bão, mưa, trưa tháng sáu nắng nóng) và công việc lao động vất vả của người mẹ (mồ hôi sa, nước như ai nấu) làm nổi bật sự hy sinh, tần tảo của người nông dân. Qua đó, đoạn thơ khơi gợi lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã làm ra hạt gạo, đồng thời nhắc nhở chúng ta về giá trị của lao động và tình yêu quê hương.

9 tháng 7

tham khảo nha :

  • Khiến người đọc, đặc biệt là các em nhỏ, hiểu được giá trị của hạt gạo và biết ơn công sức của những người nông dân, những người đã đổ mồ hôi, xương máu để làm ra nó.
  • Nhắc nhở về truyền thống "ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Mỗi bát cơm chúng ta ăn hàng ngày đều là sự kết tinh của rất nhiều yếu tố, từ thiên nhiên đến con người.
  • Khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước: Hạt gạo là sản vật của "làng ta", gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam, gợi lên tình yêu tha thiết với đất nước mình.

Tóm lại, "Hạt gạo làng ta" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ giàu hình ảnh, cảm xúc và ý nghĩa. Bằng ngôn ngữ trong sáng, hồn nhiên, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh về hạt gạo đầy quý giá, là kết tinh của đất trời và công sức lao động, đồng thời gửi gắm thông điệp sâu sắc về lòng biết ơn và tình yêu quê hương.


9 tháng 7

Tham khảo :

Bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một

tác phẩm cảm động, ca ngợi công lao của người dân lao động – đặc biệt là người nông dân – trong thời kỳ kháng chiến. Hạt gạo trong bài thơ không chỉ là lương thực nuôi sống con người, mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương, sự cần cù, và tinh thần kháng chiến anh dũng.

Ngay từ những câu thơ đầu:

“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy…”

Nhà thơ đã khéo léo gợi lên vẻ đẹp bình dị của quê hương qua hình ảnh hạt gạo – chứa đựng phù sa ngọt ngào và hương sen thơm mát. Hạt gạo không chỉ là sản vật của đất trời, mà còn là kết tinh của thiên nhiên và tình đất quê hương.

Không chỉ thế, hạt gạo còn gắn liền với công sức lao động của biết bao người:

“Hạt gạo làng ta
Có công các bà
Gánh nước, tưới rau
Có công các mẹ
Tảo tần sớm trưa…”

Những câu thơ đầy tình cảm đã nói lên sự hi sinh, tần tảo của bà, của mẹ, của những người phụ nữ Việt Nam trong lao động cũng như trong thời chiến.

Bài thơ cũng không quên nhắc đến những em bé – dù còn nhỏ nhưng vẫn “làm gạo gửi ra tiền tuyến”, góp phần vào kháng chiến. Điều đó cho thấy tinh thần yêu nước thấm sâu trong từng người dân, kể cả trẻ thơ.

Bài thơ “Hạt gạo làng ta” là một bản tình ca giản dị mà sâu lắng về quê hương, đất nước và con người Việt Nam trong thời chiến. Qua hình ảnh hạt gạo nhỏ bé, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện sự biết ơn, trân trọng đối với những người lao động và tấm lòng thủy chung với quê hương. Tác phẩm dạy em biết yêu quý từng hạt cơm, từng giọt mồ hôi và thêm kính trọng những người đã góp công làm nên sự sống.

9 tháng 7

tham khảo nha:

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.


Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:


"Tre xanh,


Xanh tự bao giờ?


Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".


Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam


Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:


"Bão bùng thân bọc lấy thân


Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.


Thương nhau, tre chẳng ở riêng


Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."


Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:


"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.


hay:


"Nòi tre đâu chịu mọc cong


Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-khi-doc-bai-tre-viet-nam-cua-nguyen-duy-c118a21198.html

8 tháng 7

Anh trai là người mà em yêu quý và thân thiết nhất trong gia đình. Năm nay anh trai của em 16 tuổi, hiện là học sinh lớp 10 tại trường chuyên của thành phố. Anh ấy cao 1m68, nặng 55kg, lại thường xuyên chơi thể thao nên vóc dáng rất cân đối, rắn chắc. Trong nhà, anh trai là người có ngoại hình giống với bố nhất. Từ cái trán cao đến hàng lông mày đậm, đôi mắt một mí và cả chiếc mũi dọc dừa nữa. Duy chỉ có khuôn miệng của anh là trông giống mẹ mà thôi. Phải nói rằng, anh của em là một chàng trai có ngoại hình rất ưa nhìn. Đặc biệt, mỗi khi mỉm cười, anh ấy sẽ trở nên rất đáng yêu, giống như chú golden lớn vậy. Giống như vẻ bề ngoài, anh trai em là một người rất hiền lành và dễ mến. Anh ấy học tập rất chăm chỉ và nghe lời bố mẹ. Ngoài giờ học, anh ấy dành thời gian giúp bố mẹ các công việc nhà và đưa đón em đến trường. Đặc biệt, anh ấy còn là người rất tinh tế và quan tâm đến cảm xúc của người khác. Vì vậy mà em rất thích tâm sự với anh. Anh ấy sẽ nghiêm túc lắng nghe và cùng em tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Đối với em, anh trai như một người bạn và một người thầy vậy. Em mong rằng, khi lớn lên mình có thể trở thành một chàng trai tuyệt vời giống như anh.

8 tháng 7

Dưới đây là đoạn văn tả bố:


Bố em là người đàn ông ít nói, nhưng lại có ánh mắt chất chứa biết bao điều. Mái tóc bố đã điểm bạc theo thời gian, nhưng vầng trán vẫn còn hằn sâu những nếp nhăn của sự lo toan và trách nhiệm. Đôi bàn tay bố em không mềm mại, mà chai sần và đầy vết chai, minh chứng cho những năm tháng vất vả mưu sinh, gánh vác gia đình. Mỗi khi bố em cười, dù chỉ là một nụ cười mỉm nhẹ, em đều cảm thấy một sự ấm áp lan tỏa, xua đi bao mệt mỏi. Bố không thường xuyên nói những lời yêu thương ngọt ngào, nhưng mỗi hành động của bố đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc: từ việc lặng lẽ sửa lại chiếc xe đạp hỏng của em, đến việc thức khuya đọc sách cùng em những đêm trước kỳ thi. Bố là trụ cột vững chắc của gia đình, là người thầy đầu tiên dạy em về lòng trung thực, sự kiên trì và tình yêu thương dành cho những người xung quanh. Dù đôi khi bố nghiêm khắc, em biết đó là vì bố muốn em trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Bố em chính là người hùng thầm lặng, là niềm tự hào lớn nhất trong cuộc đời em.

8 tháng 7

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.


DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
8 tháng 7

mình nghĩ bạn hãy nêu rõ hơn là đề bài yêu cầu tả phong cảnh gì, ở đâu, thời gian nào thì mình nghĩ thầy cô và các bạn sẽ giúp bạn dễ hơn í. Mình cảm ơn ạ!

"Rập rình" có thể được hiểu là một dạng của hành vi theo dõi, nhưng thường mang tính tiêu cực hơn. Nó không chỉ là việc quan sát mà còn là việc chờ đợi, nhắm vào một mục tiêu cụ thể và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. 

có nghĩa là lén lút, rình mò, theo dõi một cách kín đáo để chờ cơ hội làm điều gì đó, thường là điều không tốt hoặc không muốn cho người khác biết. Nó mang hàm ý về sự thiếu minh bạch, có ý đồ xấu và thường gây ra cảm giác bất an cho người bị theo dõi. 


nếu đúng thì tích giúp mik nha <3


1 tháng 7

BÀI VĂN MẪU TẢ QUÊ HƯƠNG VÀO BUỔI SÁNG MÙA HÈ 1

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.


Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.


Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.


Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.


Hình ảnh buổi sáng ở quê với con trâu, lũy tre làng ngày càng hiếm trong thực tế vì xã hội ngày càng phát triển, những bạn ở thành phố chắc hẳn sẽ thấy khá lạ mắt.


hay đấy

bn tự viết hỏ

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
1 tháng 7

tính từ: nâu, đáng yêu

chủ ngữ: em tôi

1 tháng 7

Em tôi có một chú gấu bông màu nâu rất đáng yêu.

Chủ ngữ: Em tôi

Tính từ: đáng yêu

LG
30 tháng 6

a) "Hoạt động lao động hoặc sản xuất"

Động từ phù hợp: làm việc

Giải thích: "Làm việc" là hành động chỉ quá trình lao động, sản xuất, tạo ra sản phẩm hoặc giá trị nào đó.

Câu b) "Hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi"

Động từ phù hợp: nghỉ ngơi hoặc vui chơi

- Nếu thiên về thư giãn \(\Rightarrow\) dùng nghỉ ngơi

- Nếu thiên về giải trí \(\Rightarrow\) dùng vui chơi