(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
QUẢ BÀNG HÌNH TRÁI TIM
(Tóm lược phần đầu: Cây bàng vươn cành tới gần song sắt xà lim, khiến hai người tử tù trong ngục nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ. Họ trò chuyện về trường lớp ngày xưa, nơi có cây bàng xanh mát che nắng trên sân trường. Dù đang trong hoàn cảnh tuyệt vọng, hình ảnh cây bàng và những ký ức ấy làm họ tươi cười, vơi bớt nỗi đau).
Bỗng nhiên, người tử tù, từng là học sinh Hà Nội, rên khe khẽ:
– Ôi! Khát nước quá! Có lẽ, anh sắp ngất đây!
Đôi mắt người tử tù nhắm nghiền, nén cơn khát và đau đớn vết thương do kẻ thù tra tấn. Người tử tù trẻ tuổi ngả đầu vào bạn tù. Đôi mắt nhìn qua song sắt, thầm ước:
– Nếu không bị kẻ thù cùm chân thì ta vươn tay ra ngoài song sắt, hái một quả bàng chín vàng kia, vắt nước cho anh...
Cây bàng đã lớn lên bên song sắt nhà tù mấy chục năm. Tiếng hô của các tử tù trước khi ra pháp trường, ánh mắt chứa chan hy vọng của mỗi người tử tù thấm đẫm vào thân cây, vào từng nụ hoa bàng.
Lộp độp! Lộp độp! Bỗng nhiên, mấy quả bàng chín mọng rơi vào trong xà lim. Người tử tù trẻ tuổi kinh ngạc, tay run run nhặt quả bàng. Hai tay lẩy bẩy vắt nước từ cùi quả bàng vào miệng bạn tù. Đôi môi khô rạn, nứt nẻ dần dần mềm mại. Nước quả bàng thấm dần vào lưỡi... Đôi mắt mệt mỏi từ từ hé mở. Người tù trẻ tuổi lấy cùm ghè vỡ quả bàng, lấy nhân bên trong. Nhân quả bàng bùi ngậy giống nhân hạt lạc. Từ hôm ấy, quả bàng là nước uống, là cơm ăn của hai người tử tù. Sức khỏe của hai người tử tù hồi phục. Hai người vẫn dựa lưng vào nhau, kể cho nhau nghe những kỷ niệm về cây bàng giữa sân trường yêu dấu của mình.
Người tử tù lớn tuổi rất ngạc nhiên thấy quả bàng rơi vào xà lim mang hình trái tim của người. Lạ nhỉ?
– Gió biển Phú Quốc mạnh mẽ. Gió nắn trái bàng thành hình trái tim để hướng xuống mặt đất?
– Cây bàng trên đảo thấu hiểu khát vọng của biết bao người tử từ. Từ đó, quả bàng mang hình trái tim, hệt trái tim con người?
Một buổi chiều, tên cai ngục đi qua các xà lim tử tù. Mắt hắn vằn hệt mắt thú dữ nhìn vào trong xà lim. Đôi mắt vằn đỏ vì ngạc nhiên:
– Bảy ngày qua, ta không cho những tên tử tù ăn cơm hẩm, uống nước cống, nhằm để chúng chết khô đét trong ngục. Nhưng vì sao, chúng nó vẫn tươi tắn như cây được tưới nước mưa nhỉ?
Rào... rào... rào... Từ trên cành cao, những quả bàng hướng mũi nhọn đầu trái tim, phóng tới tấp xuống tên cai ngục, Bị tấn công bất ngờ, tên cai ngục hoảng hốt bỏ chạy.
Đàn chim sáo đậu trên cành bàng hót nhặng lên:
– Đáng đời kẻ ác! Quả bàng bé nhỏ đã làm cho kẻ ác khiếp sợ!
Bên ngoài biển, sóng ào ào vỗ vào chân đảo. Bên trong xà lim, hai người tử tù bàn chuyện xa xôi:
– Bao giờ đất nước thống nhất, trở về Hà Nội, anh mang giống bàng Phú Quốc, trồng một hàng trong công viên!
– Em lấy nhân quả bàng, chế biến thành món mứt tết tặng cho tất cả du khách đến thăm vịnh Hạ Long, quê em. Nước quả bàng thì đóng hộp, tặng các cháu mẫu giáo được cô giáo phát phiếu “Bé ngoan” ngày cuối tuần.
Vào một ngày biển động. Bọn người mắt vằn như mắt thú dữ hì hục chặt hạ cây bàng bên ngoài song sắt. Chúng xông vào xà lim. Hai người tử tù đều nắm trong tay một quả bàng hình trái tim. Người tử tù bị bịt mắt, lôi đi là người muốn tất cả nhân quả bàng trên đời hóa thành mứt tết ngọt ngào tặng cho nhân loại.
Thời gian trôi theo mặt trời trên biển Việt Nam. Tên cai ngục mắt vằn hung dữ, trở lại di tích nhà tù Phú Quốc. Đôi mắt già nua bối rối nhìn qua song sắt xà lim. Trong xà lim, hiện lên mô hình sống động hai người tử tù dựa lưng vào nhau. Cây bàng ngoài song sắt bị chặt hạ, từ phần gốc nảy lên một mầm bàng non tươi xanh. Mầm bàng non ấy, bây giờ đã hóa thân thành cây bàng già, lưng gù theo năm tháng. Bên gốc bàng, ló dạng căn nhà nhỏ xinh xắn. Bước ra cửa là một người tử tù năm xưa.
– Nào, hãy thưởng thức món mứt nhân quả bàng. Đây là món quà mà bạn tôi muốn làm quà cho mọi người trên Trái đất này!
Đôi mắt vằn năm xưa của người cai ngục, nay chuyển sang màu xám ngoét. Những giọt nước mắt chảy ngoằn ngoèo theo hai bên sống mũi gồ ghề.
(Lê Toán, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi, NXB Văn học, 2008)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể và chỉ ra dấu hiệu hình thức của ngôi kể đó trong văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra lời người kể chuyện và lời nhân vật trong các câu văn sau:
Đàn chim sáo đậu trên cành bàng hót nhặng lên:
– Đáng đời kẻ ác! Quả bàng bé nhỏ đã làm cho kẻ ác khiếp sợ!
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau:
Từ trên cành cao, những quả bàng hướng mũi nhọn đầu trái tim, phóng tới tấp xuống tên cai ngục.
Câu 4 (1,0 điểm). Nhan đề văn bản Quả bàng hình trái tim có ý nghĩa gì?
Câu 5 (1,0 điểm). Những quả bàng mang hình trái tim rơi vào xà lim đã giúp người chiến sĩ vượt qua hoàn cảnh tù đày nghiệt ngã. Vậy chúng ta cần làm gì đề vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống?
Đề 1:
Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc với bà, đồng thời thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước được nuôi dưỡng từ những kỷ niệm tuổi thơ bình dị, như tiếng gà trưa, ổ trứng hồng.
Câu 5: Em đồng tình với ý kiến: Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu từ những điều bình dị xung quanh ta. Vì tình yêu đất nước không chỉ đến từ những điều lớn lao mà bắt đầu từ tình yêu thương bà, yêu mái nhà, tiếng gà, xóm làng quen thuộc. Những điều giản dị, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày chính là nền tảng để hình thành tình cảm sâu nặng với quê hương, Tổ quốc. Qua đoạn thơ, chính tiếng gà trưa – một âm thanh rất đời thường – đã khơi dậy trong người cháu cảm xúc yêu thương, là động lực để chiến đấu vì đất nước.
Đề 2:
Câu 1: Thể loại: thơ trữ tình. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
Câu 2: Theo người cha, khi con lớn khôn, con sẽ không còn cảm nhận thế giới bằng trí tưởng tượng phong phú như khi còn nhỏ. Những điều kỳ diệu như “chim biết nói”, “đại bàng về đậu trên cành khế” sẽ trở thành kỷ niệm, là chuyện ngày xưa. Con sẽ đối mặt với hiện thực cuộc sống, nơi “cây chỉ còn là cây”.
Câu 3: Từ “đi” trong câu “Đi qua thời ấu thơ” có nghĩa là trôi qua, vượt qua. Nó thể hiện sự chuyển đổi từ tuổi thơ sang thời trưởng thành, là dấu mốc thay đổi trong nhận thức và cuộc sống của con.
Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nhắn nhủ rằng khi lớn lên, con sẽ đối mặt với những thực tế không còn lung linh như thuở nhỏ. Hạnh phúc không dễ dàng có được, mà con phải nỗ lực và tự mình giành lấy bằng đôi bàn tay. Tuổi thơ đẹp và nhiệm màu, nhưng trưởng thành là hành trình cần sự cố gắng và kiên cường.
Câu 5: Thông điệp ý nghĩa là tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ, nhưng khi trưởng thành, chúng ta cần đối diện với thực tế, vượt qua khó khăn bằng sự cố gắng và bản lĩnh của chính mình. Hạnh phúc không phải là điều dễ dàng, mà là kết quả của sự nỗ lực không ngừng.
Đề 1:
- Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình yêu thương sâu sắc, nhớ nhung da diết đối với người bà và tuổi thơ ấu êm đềm. Tiếng gà trưa không chỉ làm người cháu xao động, đỡ mỏi mệt trên đường hành quân mà còn gợi về những kỷ niệm hạnh phúc, bình dị bên bà với "ổ trứng hồng tuổi thơ". Tình cảm đó đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc.
- Câu 5: em hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên vì, tình yêu đất nước thực sự có cội nguồn sâu xa từ tình cảm gia đình và những điều bình dị, thân thuộc xung quanh ta. Lý do là vì gia đình chính là cái nôi đầu tiên định hình nhân cách và cảm xúc của mỗi con người. Tình yêu thương, sự gắn bó với ông bà, cha mẹ, với mái ấm gia đình chính là những hạt giống ban đầu của lòng biết ơn và sự trân trọng. Từ những mối quan hệ gần gũi, thiêng liêng ấy, tình cảm của chúng ta dần được mở rộng ra: từ yêu thương gia đình đến yêu mến xóm làng, yêu từng con đường, góc phố, yêu những kỷ niệm tuổi thơ bình dị như tiếng gà trưa, ổ trứng hồng, và cuối cùng là yêu mảnh đất hình chữ S – Tổ quốc Việt Nam. Chính những điều nhỏ bé, quen thuộc ấy đã tạo nên một phần ký ức, tâm hồn và bản sắc của mỗi người. Khi những điều bình dị được nâng niu, chúng ta sẽ cảm nhận được sự gắn kết sâu sắc với quê hương, từ đó nảy sinh ý thức và trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước. Tình yêu Tổ quốc không phải là một khái niệm trừu tượng xa vời, mà nó được nuôi dưỡng và bồi đắp từ chính những xúc cảm chân thành, gần gũi nhất trong cuộc sống hằng ngày.
Đề 2:
- Câu 1:
+ Thể loại: Thơ tự do
+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
- Câu 2: Theo người cha, khi "Mai rồi con lớn khôn", những điều thay đổi là:
+ Sự mất đi của trí tưởng tượng và thế giới thần tiên
+ Chuyện cổ tích chỉ còn là quá khứ
- Câu 3: Từ đi trong câu Đi qua thời ấu thơ có nghĩa là trải qua, vượt qua một giai đoạn, một quãng thời gian trong cuộc đời. Nó thể hiện sự chuyển tiếp, kết thúc một giai đoạn (thời thơ ấu) để bước sang một giai đoạn mới (khi lớn khôn, trưởng thành).
- Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con những điều sau khi con lớn dần và từ giã thời thơ ấu:
+ Con sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng của tuổi thơ nữa
+ Con sẽ đối mặt với cuộc sống thực tế, khó khăn hơn
+ Con phải tự mình giành lấy hạnh phúc
- Câu 5: Thông điệp ý nghĩa mà em rút ra từ bài thơ là: Tuổi thơ là một giai đoạn quý giá với những điều kỳ diệu và hồn nhiên, nhưng trưởng thành là một hành trình tất yếu mà mỗi người phải trải qua. Khi lớn lên, chúng ta cần chấp nhận đối mặt với hiện thực cuộc sống, tự lực cánh sinh, dùng chính đôi tay mình để tạo dựng hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời. Bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta trân trọng những giá trị của tuổi thơ nhưng đồng thời chuẩn bị tinh thần để vững vàng bước vào tương lai.