K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7

Bài mẫu 1

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

Bài mẫu 2

Văn bản “Điều không tính trước” kể về việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa nhân vật tôi và Nghi. Mỗi người lại có những suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau trước một vấn đề. Tuy nhiên, nếu như đoàn kết, giải quyết theo hướng tích cực thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Em vô cùng ấn tượng với cách giải quyết vấn đề của nhân vật Nghi.

Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Hơn nữa, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý. Em rất ngưỡng mộ nhân vật này.

Bài mẫu 3

Đến với “Điều không tính trước” của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật Nghi đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Trước hết, Nghi có tính cách vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Trận bóng xảy ra tranh chấp, bàn thắng của tôi bị Nghi bắt lỗi việt vị, nếu như Phước và “tôi” không phục, cho rằng bản thân đúng và quyết định phục thù bằng cách đánh nhau. Thì hành động của Nghi lại hoàn toàn trái ngược, cậu đã đến tìm “tôi” và mang theo một cuốn sách về luật bóng đá với mong muốn giúp người bạn của mình hiểu rõ hơn. Không chỉ vậy, Nghi còn là một người bạn tốt bụng, chân thành. Cậu rủ “tôi” và Phước đi em phim, hóa giải được tâm trạng tức giận của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa năng lượng tích cực đến những người bạn của mình. Hình ảnh kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ” đã gợi ra thông điệp ý nghĩa về tình bạn. Nhân vật Nghị đã khiến người đọc cảm thấy thật yêu mến và trân trọng.

Bài mẫu 4

Trong “Điều không tính trước” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Nghi. Đầu tiên, Nghi là cậu bé rất vô tư, rộng lượng và rất nhiệt tình. Khi xảy ra tranh cãi, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn muốn đánh nhau để phục thù. Thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, mang theo một cuốn sách về luật bóng đá. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý, để giúp các bạn hiểu được đúng luật đá bóng. Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Sau khi đưa sách xong, Nghi đã rủ hai bạn cùng đi xem phim với mình. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa sự chân thành và tích cực của mình tới bạn bè, nhờ vậy mà cả ba người bạn trở nên thân thiết. Hình ảnh của Nghi đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và tình cảm tốt đẹp.

3 tháng 7

dell


3 tháng 7

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 

 + BPTT: So sánh 

  + Tác dụng: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển

- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

 + BPTT: Nhân hóa

 + Tác dụng: diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết.

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

 + BPTT: So sánh ,ẩn dụ

 + Tác dụng: khiến cho cánh buồm mang hình ảnh của  hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương. cánh buồm chính là linh hồn của làng chài

- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

 + BPTT: nhân hóa

 + Tác dụng: Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động, cho thấy sức mạnh cùng khát khao hướng đến tương lai tươi đẹp

- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ 

 + BPTT: nhân hóa " im bến mỏi", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác " Nghe chất muối"

 + Tác dụng: Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.Cách viết ẩn dụ  vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền

Bạn ơi, mình có chút lời khuyên này, sau khi đọc xong, hãy nhớ đến mẹ,...MẸ VẪN LUÔN Ở BÊN CON, CON À... Bạn sinh ra, lớn lên, nơi đó đã có mẹ rồi, như một điều hiển nhiên. Bạn khóc, mẹ hớt hả chạy tới, lo dỗ dành cho bạn. Bạn dỗi, bạn hờn, bạn bướng bỉnh với sự chăm sóc của mẹ. Năm lên bảy, mẹ cần đơn xin vào trường cho bạn, hồ hởi dẫn bạn đến trường. Mẹ day bạn...
Đọc tiếp

Bạn ơi, mình có chút lời khuyên này, sau khi đọc xong, hãy nhớ đến mẹ,...

MẸ VẪN LUÔN Ở BÊN CON, CON À...

Bạn sinh ra, lớn lên, nơi đó đã có mẹ rồi, như một điều hiển nhiên. Bạn khóc, mẹ hớt hả chạy tới, lo dỗ dành cho bạn. Bạn dỗi, bạn hờn, bạn bướng bỉnh với sự chăm sóc của mẹ. Năm lên bảy, mẹ cần đơn xin vào trường cho bạn, hồ hởi dẫn bạn đến trường. Mẹ day bạn tập tô, tập viết, bàn tay chai sần ấy đã nâng đỡ bạn trong những năm đầu đời. Bạn quẳng cây bút đấy vào xó, nhân lúc mẹ bận thì ào ra chơi với bạn bè. Đến tuổi ô mai, bạn hoảng loạn và cáu kỉnh nhưng rồi mẹ an ủi giúp bạn vượt qua. Bạn buồn bực, cho mẹ thật lẩm cẩm, chăm chút cho mình quá sức vào những điều chẳng mấy quan trọng. Khi bạn biết đến mạng xã hội và thường xuyên chơi game, mẹ nhắc bạn cần tập trung hơn. Bạn càu nhàu, cho mẹ thật không biết điều và ít giải trí. Kì thi cấp ba căng thẳng, mẹ sẵn sàng chờ 3 tiếng để đón con yêu về nhà. Bạn đã làm mẹ thất vọng khi đánh trượt ngay lần thi đầu tiên. Mẹ cố gắng giúp bạn ôn luyện lại kiến thức, nhưng bạn gạt cho qua. Rồi bạn lên đại học, khăng khăng đòi mẹ cho ở kí túc xám tưởng rằng thế vui và thoải mái hơn nhiều. Bạn tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định rồi xây nhà ở riêng. Mỗi lần mẹ gọi điện hỏi thăm, bạn đáp qua loa và chấm dứt bằng một câu: "Con bận lắm!" Rồi một ngày, một ngày xa lắc xa lơ dường như bạn chưa bao giờ nghĩ đến, mẹ bạn không còn nữa. Bạn bắt đầu cảm thấy trống vắng, một điều mà trước nay bạn vẫn chưa hề nhận ra, tình yêu thương của mẹ. Bạn về lại căn nhà cũ, thấy cây bút chì chỏng gọng năm nào bị bỏ rơi mẹ vẫn chưa quét đi. Bạn thấy trên bàn học của mình những bản thảo được xếp cẩn thận, mà trước nay bạn luôn cho rằng thần tiên là người khiến cho "núi sách" bừa bộn của bạn trở nên ngăn nắp. Bạn thấy đôi dép mềm mại mẹ đan tặng, mà bấy lâu nay bạn vẫn luôn vứt xó vì tiếng động khó nghe của nó. Đã có rất nhiều điều mẹ quê nhưng mẹ vẫn luôn nhớ ba thứ:

+ Ngày sinh nhật của bạn

+ Món ăn bạn thích nhất

+ Điều khiến bạn vui nhất.

Mẹ sẵn sàng hi sinh một năm đau khổ để cho bnaj được một giây hạnh phúc. Còn bạn thì sao? Mẹ dễ dàng nấu món ăn mà bạn yêu thích trong khi bạn lúng túng không biết mẹ ưa món gì. Bạn sốt, mẹ ân cần với bạn. Mẹ sốt, bạn không có nhà. Bạn mệt mỏi, mẹ để sẵn trên bàn một lọ nước chanh. Mẹ ốm, bạn cũng không quan tâm mẹ dùng thuốc gì. Đến lúc mẹ ra đi, bạn mới nhận ra mình là một người thật vông ơn, bội nghĩa. Nhưng điều đó đã quá muộn rồi. Đối mặt với bạn, giờ đây chỉ là bức ảnh hai mẹ con chụp hồi nhỏ cùng nỗi ân hận muộn màng.

- Sau khi đọc xong, hãy nhớ đến mẹ, hãy yêu thương và dành cho mẹ những gì tốt đẹp nhất vì nay mai thôi, ta không thể làm và thể hiện được những điều đó. Bạn đã làm được gì cho mẹ chưa?

Các bạn ơi, đọc xong cho mình nhận xét và bình luận ở dưới nhé!

28

Bài văn của bạn rất hay , bài văn có lối viết đặc sắc gần gũi với nhười đọc . Và mang một thông điệp đẹp đẽ về tình mẫu tử !

3 tháng 7

Olm chào em, một bài viết thật tuyệt vời, chan chứa yêu thương và tình cảm tha thiết dành cho người đã sinh ra mình đó là người mẹ. Một bài viết với lời lẽ mộc mạc nhưng tha thiết, một tình cảm sâu lắng xuất phát từ tận đáy trái tim. Nó thật ý nghĩa và đã góp phần lan tỏa tình cảm gia đình sự hiếu thảo cần và nên có của người con đối với bậc sinh thành.

Các từ láy :

  1. Mát → mát mẻ
    → Câu: Trời hôm nay rất mát mẻ, thích hợp để đi chơi.
  2. Xinh → xinh xắn
    → Câu: Bé Lan có gương mặt xinh xắn và đáng yêu.
  3. Đẹp → đẹp đẽ
    → Câu: Ngôi nhà mới xây trông thật đẹp đẽ và hiện đại.
  4. Xe → xe xịn (từ láy âm đầu, dùng trong ngôn ngữ nói)
    → Câu: Anh ấy mới mua một chiếc xe xịn màu đen bóng.
  5. Hoa → hoa hoè (từ láy thể hiện màu sắc, trang trí)
    → Câu: Cô ấy ăn mặc lòe loẹt, nhiều hoa hoè hoa sói.

Các từ ghép :

Mát → máy mát
→ Câu: Mẹ mua cho em một cái máy mát để dùng mùa hè.

  • Xinh → xinh đẹp
    → Câu: Cô giáo em rất xinh đẹp và hiền hậu.
  • Đẹp → đẹp trai
    → Câu: Anh trai em rất đẹp trai và học giỏi.
  • Xe → xe đạp
    → Câu: Mỗi sáng em đi học bằng xe đạp.
  • Hoa → hoa hồng
    → Câu: Mẹ trồng rất nhiều hoa hồng ở sân trước nhà.


3 tháng 7

nhưng mà 1 từ phải tạo ra 4 từ láy từ ghép cũng như thế

VM
3 tháng 7

Mỗi người sinh ra đều có một quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có những dòng sông, lũy tre, con đường làng thân thuộc. Quê hương tuy nhỏ bé, nhưng lại là một phần không thể tách rời của đất nước. Bởi thế, người ta mới nói: " Vùng trời quê hương nà cũng là bầu trời tổ quốc "

Câu nói ấy chứa đựng một chân lý giản dị mà sâu sắc. Việt Nam là một dải đất hình chữ S, trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, với biết bao vùng quê khác nhau. Mỗi vùng trời – từ miền núi Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, đến cao nguyên miền Trung, sông nước miền Tây – đều có phong cảnh riêng, con người riêng, nhưng tất cả đều góp phần làm nên bản đồ của đất nước. Dù ở nơi đâu, thì bầu trời xanh ấy vẫn là bầu trời Việt Nam – tổ quốc thân yêu.

Tình yêu quê hương vì thế không chỉ dừng lại ở nơi ta sinh ra, mà còn là tình yêu đối với mọi miền của đất nước. Khi hiểu rằng "vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc", ta sẽ biết yêu hơn từng tấc đất, từng con người dù là ở gần hay xa, biết đoàn kết và trân trọng sự đa dạng trong một khối thống nhất.

Là học sinh, em tự nhủ phải học tập tốt, tìm hiểu và yêu quý không chỉ quê hương mình mà cả các vùng miền khác. Bởi lẽ, khi mỗi vùng quê được gìn giữ, phát triển, thì tổ quốc sẽ thêm mạnh giàu, vững bền.

VM
3 tháng 7

Mình viết hơi lâu thông cảm, còn cái in đậm là nhắc lại đề bài nha !

3 tháng 7

“Chúng ta đang sống trong một thời đại mà con người có thể bay lên sao Hỏa, nhưng đôi khi lại không thể hiểu nổi chính mình.” Câu nói này không chỉ là một nhận định, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về mối quan hệ giữa sự phát triển của tri thức và những khủng hoảng trong đời sống tinh thần của con người hiện đại. Trong khi trí tuệ và công nghệ đưa nhân loại lên tầm cao mới, thì tinh thần – phần sâu kín nhất trong mỗi con người – lại đang chịu nhiều tổn thương, mất phương hướng và đôi khi trở nên xa lạ với chính bản thân mình.

Không thể phủ nhận rằng tri thức nhân loại đang phát triển vượt bậc. Chúng ta đã khám phá vũ trụ, chế tạo trí tuệ nhân tạo, lập trình robot, kết nối toàn cầu qua mạng internet và giải mã bộ gen người. Những thành tựu ấy là kết quả của hàng thế kỷ lao động miệt mài và sáng tạo không ngừng của con người. Khoa học và công nghệ ngày nay không chỉ phục vụ cuộc sống mà còn định hình cả tương lai của nhân loại.

Thế nhưng, trong ánh hào quang của tri thức, con người dường như đang đánh mất một điều gì đó rất quan trọng: chính mình. Sự phát triển quá nhanh của xã hội hiện đại khiến con người quay cuồng trong guồng quay của công việc, áp lực thành tích, nỗi sợ bị bỏ lại phía sau và cuộc chạy đua không ngừng nghỉ để “trở nên tốt hơn”. Ta dễ dàng thấy những biểu hiện của khủng hoảng tinh thần: trầm cảm, lo âu, cảm giác cô đơn dù sống giữa đám đông, sự đứt gãy trong các mối quan hệ và khoảng trống trong đời sống ý nghĩa.

Con người hiện đại biết nhiều, nhưng không hẳn hiểu sâu. Chúng ta có thể truy cập hàng triệu thông tin chỉ trong vài giây, nhưng lại không biết điều gì thực sự quan trọng với mình. Chúng ta có thể xây dựng một thành phố thông minh, nhưng lại gặp khó khăn khi lắng nghe và thấu hiểu một người thân yêu. Ta có thể viết những thuật toán tinh vi, nhưng không giải nổi bài toán của cảm xúc, của giá trị sống, của sự cân bằng nội tâm.

Nguyên nhân của khủng hoảng tinh thần này có thể đến từ chính sự lệch pha trong phát triển: tri thức – đặc biệt là khoa học kỹ thuật – phát triển nhanh hơn khả năng thích nghi tinh thần, đạo đức và cảm xúc của con người. Khi con người bị cuốn vào thế giới ảo, những giá trị thật trở nên mong manh và bị lãng quên. Khi thành công được đo bằng tiền bạc hay danh vọng, thì lòng tự trọng, sự cảm thông hay thấu hiểu lại trở nên “xa xỉ”.

Vậy con người cần làm gì để không trở thành “kẻ mù quáng giữa ánh sáng tri thức”? Câu trả lời là cần sự cân bằng giữa phát triển trí tuệ và chăm sóc đời sống tinh thần. Học cách lắng nghe bản thân, dành thời gian để nghỉ ngơi, kết nối với thiên nhiên, duy trì những mối quan hệ lành mạnh và tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Giáo dục cũng cần được điều chỉnh để không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn – dạy con người biết yêu thương, bao dung và sống có trách nhiệm.

Tóm lại, thời đại chúng ta đang sống là thời đại của những kỳ tích về tri thức, nhưng cũng là thời đại của những thách thức tinh thần chưa từng có. Câu nói mở đầu như một lời nhắc nhở: tiến bộ không đồng nghĩa với hạnh phúc, và để thật sự phát triển, con người không chỉ cần hiểu thế giới – mà còn cần hiểu chính mình. Chỉ khi đó, tri thức mới thực sự trở thành ánh sáng dẫn đường chứ không phải là ngọn đèn chói lóa khiến ta quên mất con đường về.

Tích cho mik nha

3 tháng 7

những bạn hs hiện nay đavấn đề dùng Ai không sử dụng chất xám của mình lên tình hình học tập sẽ giảm sút kiến thức sẽ quên hết đi bởi vì tôi cũng đã từng trong số đó. lên tôi khuyên các bạn hãy bỏ AI .

3 tháng 7

Quá đúng luôn 👍👍👍

2 tháng 7

Stt

Tên BPTT

Khái niệm

Tác dụng

Các cách

1

So sánh

Đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng có nét tương đồng

Làm nổi bật đặc điểm của sự vật được miêu tả, tạo hình ảnh sinh động

So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng

2

Nhân hóa

Gắn cho sự vật, hiện tượng những hành động, tính cách của con người

Làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động, giàu cảm xúc

Xưng hô với vật như với người ; Dùng từ miêu tả hoạt động, trạng thái của người để tả vật ; Trò chuyện với vật như với người

3

Ẩn dụ

Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên sự giống nhau ngầm

Gợi hình, gợi cảm, tăng sức biểu đạt và hàm ý sâu sắc

Ẩn dụ hình thức ; Ẩn dụ cách thức ; Ẩn dụ phẩm chất ; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

4

Hoán dụ

Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi

Tạo cách diễn đạt cô đọng, gợi nhiều liên tưởng

Lấy cụ thể gọi trừu tượng ; Lấy bộ phận chỉ toàn thể ; Lấy dấu hiệu chỉ vật chứa dấu hiệu ; Lấy vật chứa chỉ vật bị chứa

5

Liệt kê

Sắp xếp nối tiếp 1 loạt từ hoặc cụm từ cùng loại

Làm nổi bật đặc điểm, tăng sức gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh ý

Dùng chuỗi/cụm từ cùng loại, có thể cách nhau bằng dấu phẩy

6

Điệp từ, điệp ngữ

Lặp lại cụm từ, từ, câu trong một đoạn văn hoặc thơ

Nhấn mạnh, tạo âm hưởng, tăng tính biểu cảm

Điệp từ, điệp cấu trúc


2 tháng 7

Đều là những anh hùng chống giặc ngoại xâm

2 tháng 7

có lòng yêu nc chống giặc ngoại xâm

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
2 tháng 7

TK:

Chiến tranh, một vết sẹo hằn sâu trong lịch sử nhân loại, luôn là đề tài cho những suy tư và tranh luận không ngừng. Câu nói "Trong chiến tranh, lý tưởng chỉ tồn tại trên giấy, người ta giết chóc vì sống sót" đã chạm đến một sự thật trần trụi và đầy khắc nghiệt của cuộc chiến, lột tả sự đối lập nghiệt ngã giữa những giá trị cao đẹp mà con người theo đuổi và bản năng sinh tồn nguyên thủy khi đứng trước lằn ranh sinh tử.

Thật vậy, khi tiếng súng nổ, khi cái chết cận kề, những lý tưởng về tự do, hòa bình, công lý hay độc lập dân tộc dường như trở nên xa vời, phi thực tế đối với người lính nơi tiền tuyến. Thay vào đó, mục tiêu duy nhất, ám ảnh và thôi thúc họ hành động chính là sự sống sót. Mọi lý tưởng, nếu có, cũng chỉ như những nét mực trên giấy, nhạt nhòa và vô nghĩa trước họng súng đang chĩa thẳng vào mình. Bản năng sinh tồn trỗi dậy mạnh mẽ, chi phối mọi hành động và suy nghĩ. Người ta chiến đấu không phải vì những khẩu hiệu hào nhoáng, mà vì muốn được sống thêm một ngày, được nhìn thấy ánh bình minh, được trở về với gia đình.

Sự tàn khốc của chiến tranh đã phơi bày một khía cạnh tăm tối của con người: để tồn tại, người ta có thể buộc phải làm những điều tàn nhẫn, vượt ra ngoài khuôn khổ đạo đức thông thường. Giết chóc không còn là hành động mang tính biểu tượng cho một lý tưởng cao cả, mà trở thành phương tiện để bảo vệ chính mình và đồng đội. Những chuẩn mực xã hội, những giá trị đạo đức mà chúng ta đề cao trong thời bình, dường như bị bào mòn, biến dạng bởi áp lực khủng khiếp của cái chết và sự hỗn loạn. Người lính, dù mang theo lý tưởng cao đẹp đến đâu khi bước vào cuộc chiến, cũng có thể bị biến thành những cỗ máy chiến đấu vô tri, chỉ biết tuân theo mệnh lệnh và tìm cách hạ gục đối phương để giành lấy cơ hội sống.

Tuy nhiên, liệu có phải lý tưởng hoàn toàn tan biến trong khói lửa chiến tranh? Hay nó vẫn âm ỉ cháy, trở thành ngọn đuốc dẫn lối cho những người lính? Thực tế cho thấy, ngay cả trong những hoàn cảnh khốc liệt nhất, vẫn có những người chiến đấu không chỉ vì sinh tồn mà còn vì một niềm tin sâu sắc vào lý tưởng. Chính lý tưởng về độc lập, tự do đã tiếp thêm sức mạnh cho những người lính, giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi, chịu đựng gian khổ và hy sinh. Họ có thể giết chóc để sống sót, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, họ vẫn hướng về một tương lai tốt đẹp hơn, nơi những lý tưởng đó có thể được hiện thực hóa. Lý tưởng có thể không trực tiếp cầm súng, nhưng nó là động lực tinh thần to lớn, là niềm tin để người lính trụ vững trong cuộc chiến.