K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CHÍNH THỨC MỞ CUỘC THI LẬP TRÌNH THI ĐẤU "THE CODING RACE (SEASON 1)" Không cần đăng kí ở bất cứ form nào khác, chỉ cần gia nhập nhóm và đăng kí tham gia contest và đăng kí thành công cuộc thi. Lưu ý, cuộc thi không phân biệt thời gian nộp bài mà chỉ xét đến số điểm và số lần nộp bài. Các bạn vẫn có thể đăng kí tham gia contest cho đến khi contest kết thúc!Link tham gia nhóm:...
Đọc tiếp

CHÍNH THỨC MỞ CUỘC THI LẬP TRÌNH THI ĐẤU "THE CODING RACE (SEASON 1)"


Không cần đăng kí ở bất cứ form nào khác, chỉ cần gia nhập nhóm và đăng kí tham gia contest và đăng kí thành công cuộc thi. Lưu ý, cuộc thi không phân biệt thời gian nộp bài mà chỉ xét đến số điểm và số lần nộp bài. Các bạn vẫn có thể đăng kí tham gia contest cho đến khi contest kết thúc!


Link tham gia nhóm: https://codeforces.com/group/ha053ybA36/

Link tham gia contest: https://codeforces.com/group/ha053ybA36/contest/605137


Thể lệ và cách thức đăng kí: Để hiểu rõ hơn về cuộc thi này, các bạn có thể truy cập đường link sau. Đường link này, bao gồm thể lệ và hướng dẫn tham gia, sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về kì thi này, và những thông báo chúng mình đưa ra trong bài viết này: https://docs.google.com/document/d/1MOTi_9y8p1pukQsfgW9kSNcXVKCS17vr/edit?usp=sharing&ouid=115389910780066243905&rtpof=true&sd=true

---------------------------------------

Sau gần một năm chuẩn bị, với sự nỗ lực của các thành viên trong hội đồng Ban tổ chức và hội đồng ra đề thi, cuộc thi Lập trình thi đấu The Coding Race (season 1) đã chính thức ra mắt với một vòng thi đấu duy nhất.


Thời gian: 14h45, 5/6/2025 - 20h30, 13/6/2025

Nội dung: Cuộc thi sử dụng OI-style format, đồng nghĩa sẽ có nhiều nhóm điểm khác nhau trong một bài tập, và nhận được kết quả đúng của tất cả các bộ dữ liệu kiểm tra (test cases) trong một nhóm điểm sẽ được toàn bộ số điểm của nhóm đó. Các bạn sẽ có 8 ngày để thử sức với 21 bài, trong đó có 2 bài được tách thành 2 phiên bản Dễ-Khó khác nhau. Độ khó của kỳ thi trải dài và phù hợp với những bạn mới biết lập trình, cho đến những thành viên lâu năm của bộ môn Lập trình thi đấu (nói cách khác, độ khó của kỳ thi trải dài từ Div.1 đến Div.4 Codeforces, hoặc từ ABC đến AGC Atcoder).


Thể lệ và cách thức tham gia: https://docs.google.com/document/d/1MOTi_9y8p1pukQsfgW9kSNcXVKCS17vr/edit?usp=sharing&ouid=115389910780066243905&rtpof=true&sd=true


- Với những thí sinh nâng cao, sẽ có ít nhất 1 bài interactive, nên hãy đọc blog sau đây nếu bạn muốn hiểu thêm về dạng bài này: https://codeforces.com/blog/entry/45307


Giải thưởng:

- Tất cả các thành viên đạt giải đều được nhận mã giảm giá 20% tài khoản VIP của hệ thống học trực tuyến OLM và Hoc24, Đánh giá năng lực OLM.

- Quyền đăng kí được ứng tuyển vào OLM và Hoc24.

- Quyền được cấp giấy chứng nhận có dấu đỏ, được gửi đến trong tối đa 7 ngày.


Bảng A: 3.600.000đ

1 giải Nhất: 1.000.000đ

1 giải Nhì: 600.000đ

1 giải Ba: 400.000đ

2 giải Tư: 200.000đ

5 giải Năm: 100.000đ

10 giải Sáu: 50.000đ

10 giải Khuyến khích 20.000đ, trao ngẫu nhiên cho TOP 21 đến TOP 100 giải.


Bảng B: 1.500.000đ

1 giải Nhất: 600.000đ

1 giải Nhì: 300.000đ

1 giải Ba: 150.000đ

2 giải Tư: 100.000đ

5 giải Khuyến khích: 50.000đ


Cuộc thi này được tổ chức bởi Đội ngũ đến từ Công ty cổ phần Binggroup, nền tảng học trực tuyến Hoc24 và OLM. Cuộc thi này được tài trợ và bảo trợ truyền thông bởi Khoa Toán Kinh tế, trường Công nghệ, Đại học Kinh tế quốc dân. Thay mặt đội ngũ tổ chức, mình rất mong sự chuẩn bị chu đáo đến từ chúng mình sẽ được các bạn đón nhận và tham gia. Chúng mình chúc bạn sẽ đạt được giải thưởng cao nhất trong kì thi này.

Và bây giờ, một lời từ nhà tài trợ!


Khoa Toán Kinh tế – Trường Công nghệ, Đại học Kinh tế Quốc dân là điểm đến lý tưởng cho bất kỳ ai đam mê kết hợp sức mạnh của toán học với kinh tế số. Hiện khoa đang đào tạo ba ngành: Toán Kinh tế, Phân tích Dữ liệu Kinh tế (EDA) và Định phí bảo hiểm & Quản trị rủi ro (Actuary). Chương trình học luôn được cập nhật liên tục để phản ánh những xu hướng và ứng dụng mới nhất của thị trường. Với môi trường học tập năng động, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và mạng lưới đối tác doanh nghiệp vững mạnh, sinh viên sẽ sẵn sàng tỏa sáng ngay từ khi ra trường.


Trong chương trình EDA, sinh viên sẽ xây dựng nền tảng vững chắc về kinh tế, thống kê và lập trình, đồng thời thành thạo các công cụ phân tích hiện đại như Python, SQL và Tableau, cũng như ứng dụng AI/ML để giải quyết các thách thức thực tiễn trong thế giới thực. Chương trình Actuary có quan hệ đối tác quốc tế với Đại học Lyon 1 (Pháp) và được Hiệp hội Các nhà Toán học Thực hành Actuary (SOA) công nhận, mở ra cơ hội cho các chương trình liên kết và song bằng từ bậc Cử nhân lên Thạc sĩ về Actuary. Sinh viên tốt nghiệp sẽ hoàn toàn sẵn sàng tư vấn định giá bảo hiểm, quản lý rủi ro, phân tích đầu tư tài chính, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và dự báo xu hướng thị trường.


Để biết thêm thông tin về các ngành học hoặc liên hệ với Khoa, vui lòng xem poster đính kèm: https://bit.ly/mfeneu2425

---------------------------------------

Mọi thông tin và thắc mắc, vui lòng liên hệ:

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=61575551576400 (The Coding Race)

Facebook: https://www.facebook.com/hoc24.vn (Học trực tuyến cùng Hoc24.vn)

Email: vemc.contest@gmail.com

Codeforces: https://codeforces.com/group/ha053ybA36

#codeforces #Hoc24 #OLM #competitiveprogramming #Contest #TheCodingRace

7
LG
5 tháng 6

Chắc là thú vị lắm đây!

LG
5 tháng 6

Giải thưởng thật hấp dẫn!

19 tháng 6

Cách sao chép hàm rất giống với cách sao chép công thức, bởi vì hàm thực chất là một dạng của công thức. Khi bạn sao chép một ô chứa hàm, bạn đang sao chép công thức có chứa hàm đó.

Có thể sao chép hàm bằng những cách nào?

Bạn có thể sao chép hàm (công thức chứa hàm) trong phần mềm bảng tính bằng nhiều cách phổ biến sau:

  1. Sử dụng tay kéo điền (Fill Handle):
    • Cách làm: Chọn ô chứa hàm cần sao chép. Di chuyển con trỏ chuột đến góc dưới cùng bên phải của ô cho đến khi nó biến thành dấu cộng màu đen nhỏ (+). Nhấp giữ và kéo con trỏ chuột theo hướng bạn muốn sao chép (xuống dưới, sang phải, lên trên, sang trái).
    • Ưu điểm: Nhanh chóng, tiện lợi khi sao chép cho một vùng liền kề.
    • Ví dụ: Nếu ô C1 có hàm =SUM(A1:B1), kéo Fill Handle xuống C2, C3 sẽ cho ra =SUM(A2:B2)=SUM(A3:B3).
  2. Sử dụng Copy và Paste:
    • Cách làm: Chọn ô chứa hàm. Nhấp chuột phải và chọn Copy (hoặc nhấn Ctrl + C). Chọn ô hoặc vùng ô đích mà bạn muốn dán hàm vào. Nhấp chuột phải và chọn Paste (hoặc nhấn Ctrl + V).
    • Ưu điểm: Linh hoạt, có thể dán hàm vào các vị trí không liền kề, hoặc dán riêng công thức (Paste Special - Formulas) mà không dán định dạng.
  3. Sử dụng phím tắt:
    • Ctrl + C (Copy) và Ctrl + V (Paste): Tương tự như cách 2.
    • Ctrl + D (Fill Down - điền xuống): Chọn ô chứa hàm và các ô trống bên dưới mà bạn muốn dán vào, sau đó nhấn Ctrl + D.
    • Ctrl + R (Fill Right - điền sang phải): Chọn ô chứa hàm và các ô trống bên phải mà bạn muốn dán vào, sau đó nhấn Ctrl + R.
    • Ưu điểm: Cực kỳ nhanh chóng khi sao chép theo hàng hoặc cột.

Khi sao chép (hay di chuyển) hàm, vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm có thay đổi không?

Đây là một câu hỏi rất hay liên quan đến cách hoạt động của địa chỉ ô tính trong bảng tính, cụ thể là khái niệm về địa chỉ tương đối (relative reference)địa chỉ tuyệt đối (absolute reference).

  • Khi sao chép hàm:
    • Vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm sẽ KHÔNG THAY ĐỔI.
    • Giải thích: Các phần mềm bảng tính (mặc định) sử dụng địa chỉ tương đối. Điều này có nghĩa là khi bạn sao chép một công thức (chứa hàm) từ vị trí này sang vị trí khác, các tham chiếu ô trong công thức sẽ tự động điều chỉnh theo vị trí mới, nhưng mối quan hệ vị trí giữa ô công thức và ô tham chiếu vẫn được giữ nguyên.
    • Ví dụ: Nếu ô C1 chứa hàm =SUM(A1, B1). Khi sao chép hàm này xuống ô C2:
      • Ô A1 cách C1 2 cột về bên trái.
      • Ô B1 cách C1 1 cột về bên trái.
      • Khi sao chép xuống C2, hàm sẽ tự động thành =SUM(A2, B2). Bạn sẽ thấy A2 vẫn cách C2 2 cột về bên trái, và B2 vẫn cách C2 1 cột về bên trái. Mối quan hệ tương đối không đổi.
    • Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng địa chỉ tuyệt đối (có ký hiệu $, ví dụ: $A$1), thì khi sao chép, địa chỉ đó sẽ không thay đổi (vị trí không tương đối nữa, mà là cố định).
  • Khi di chuyển hàm:
    • Vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm sẽ KHÔNG THAY ĐỔI.
    • Giải thích: Khi bạn di chuyển (cắt và dán) một ô chứa hàm, phần mềm bảng tính sẽ giữ nguyên chính xác công thức gốc. Các tham chiếu ô trong công thức sẽ không bị điều chỉnh như khi sao chép. Công thức vẫn sẽ tham chiếu đến cùng các ô ban đầu.
    • Ví dụ: Nếu ô C1 chứa hàm =SUM(A1, B1). Khi di chuyển (Cut & Paste) hàm này sang ô D5:
      • Hàm trong ô D5 vẫn sẽ là =SUM(A1, B1). Nó không tự động thành =SUM(B5, C5).
      • Việc di chuyển chỉ đơn thuần là "chuyển" công thức gốc đi nơi khác mà không thay đổi nội dung của công thức.

Tóm lại, sự khác biệt quan trọng nằm ở chỗ sao chép (Copy) điều chỉnh địa chỉ tương đối, trong khi di chuyển (Cut) thì không. Điều này rất quan trọng để hiểu khi bạn thao tác với dữ liệu và công thức trong bảng tính.

9 tháng 6

Tên các thiết bị trong hình lần lượt là:

(1) bàn tính gảy; (2) máy vi tính; (3) máy tính cơ

Sắp xếp các thiết bị theo khả năng tính toán tăng dần là:

(1); (3); (2)