K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau:CON THÚ LỚN NHẤTNguyễn Huy Thiệp Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. Nhà ấy chỉ có hai vợ chồng đều luống tuổi. Họ đi đâu cũng có nhau. Người vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng, suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

CON THÚ LỚN NHẤT

Nguyễn Huy Thiệp

Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. Nhà ấy chỉ có hai vợ chồng đều luống tuổi. Họ đi đâu cũng có nhau. Người vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng, suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo.

Người chồng là tay thợ săn cự phách. Khẩu súng kíp trong tay lão như có mắt. Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú rừng nào thoát chết. Đằng sau nhà lão, lông chim, xương thú chất đầy thành đống. Những đống lông chim xơ xác đen xỉn như màu mực tàu, còn những đống xương thú màu đá vôi thì lốm đốm những vệt nước tủy vàng khè, hôi hám. Những đống ấy to như những cái mả. Lão thợ săn như là hiện thân thần Chết của rừng. Chim chóc và thú rừng sợ hãi lão. Cánh thợ săn ở Hua Tát vừa ghen tị, vừa bất bình với lão. Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình. Có người kể rằng đã tận mắt nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa. Một con công đang múa nhé: cái đầu cong như lá lúa, cái đuôi xòe nửa vòng cung với đủ màu sắc, tia nắng mặt trời hắt ánh lửa lấp lánh như vàng, đôi chân kheo khéo lượn vòng. Chỉ có tình yêu thì mới lượn vòng tinh tế như thế. Con công đang múa, thế mà – “đùng” – khẩu súng trong tay lão già giật lên, phụt ra một lưỡi lửa đỏ. Con công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhòe máu. Vợ lão già đến, khô đét, đen ngòm, âm thầm nhặt con công cho vào cái lếp sau lưng.

Tuy vậy, suốt đời lão già chỉ săn được những con chim, con thú bình thường. Lão già chưa bao giờ săn được con thú lớn ba bốn tạ thịt. Khẩu súng lão chỉ bắn được những con vật nhỏ ngu ngốc. Đấy chính là điều lão già khổ tâm, dằn vặt... Cả bản Hua Tát xa lánh vợ chồng lão, không ai nói chuyện, chơi bời với gia đình lão. Nhìn thấy vợ chồng lão, người ta tránh ngoắt đi. Cứ thế, lão thợ săn sống cô đơn bên người vợ âm thầm.

Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân một con thú nào trong rừng. Chưa bao giờ người Hua Tát sống vất vả thế. Người ta đồn là Then bắt đầu trừng phạt. Lão thợ săn ngụ cư kiếm ăn cũng rất khó khăn. Vợ chồng lão lang thang khắp rừng. Lần đầu tiên trong đời lão già gặp phải cảnh này. Ba tuần trăng, khẩu súng của lão không hề được nổ. Lão già dậy từ gà gáy canh ba vác súng đi đến tối mịt. Người vợ già của lão không còn đủ sức đi theo chồng nữa. Mụ ở nhà nhóm lửa chờ đợi. Ngọn lửa mụ nhóm như có ma ám, không đỏ mà lại xanh lét như mắt chó sói.

Lần ấy lão già đi vắng cả tuần liền. Người lão mệt lả. Đầu gối lão chùn xuống, các bắp thịt nhão ra tưởng chừng có thể dùng tay bấu được như bấu những con vắt nhẽo bết máu. Lão đã lết khắp nơi mà không gặp gì. Đến một con chim sâu, thậm chí một con bướm lão cũng không thấy. Lão hoang mang sợ hãi. Then đã trừng phạt thế gian như lời người ta đồn đại hay chăng?

Cuối cùng, mệt lả, lão già kiệt sức phải lết về nhà. Đến con suối đầu bản, lão dừng lại nhìn về nhà mình. Nhà lão có ánh lửa, cái ánh lửa xanh lét, chắc là vợ lão vẫn thức đợi chồng. Lão nhắm nghiền đôi mắt đục và sâu hoắm lại. Ngẫm nghĩ một lát, lão lộn lại rừng. Mũi lão đã đánh hơi thấy mùi thú… Lão gặp may thật. Lão đã nhìn thấy nó. Cái con công ấy đang múa. Kìa, đôi chân con công di chuyển nhẹ nhàng về phía bên phải, cái đuôi xòe thành đường tròn lại dịch về phía bên trái. Cái ánh xanh gay gắt trên túm lông đầu của nó rực rỡ làm sao! Lão già giương súng lên: “đùng”! Phát súng nổ. Lão nghe thấy tiếng rú thất thanh. Lão chạy lại con thú bị bắn ngã. Đấy là vợ lão. Mụ đi ra rừng đợi lão, tay mụ còn cầm bộ lông chim công.

Lão thợ săn nằm sấp xuống, úp mặt vào vũng máu trên lớp lá mục nồng nồng, ngái và hôi như mùi chuột. Miệng lão hộc lên như tiếng lợn lòi. Lão nằm thế rất lâu. Mây đen sà xuống thấp, khu rừng tối sẫm, nóng hâm hấp như da người sốt. Gần sáng, lão già bỗng đứng phắt dậy nhanh như con vượn. Lão nảy ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình. Lão nằm trong bụi cây, gần cái xác thối rữa của vợ lão một sải tay, đạn lên nòng, khắc khoải chờ đợi. Nhưng Then đã trừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão.

Ba ngày sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn xuyên qua trán lão.

Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình.

(Trích Những ngọn gió Hua Tát, NXB Hội Nhà văn, 2024, tr. 258 – 262)

* Chú thích:

Cái lếp: giỏ đeo.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra dấu hiệu để xác định ngôi kể của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Liệt kê các từ ngữ, hình ảnh miêu tả nhân vật lão thợ săn trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: Con công đang múa, thế mà – “đùng” – khẩu súng trong tay lão già giật lên, phụt ra một lưỡi lửa đỏ. Con công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhoè máu.

Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét về ước mơ lớn nhất đời mình của nhân vật lão thợ săn.

Câu 5 (1,0 điểm): Từ chủ đề của câu chuyện, anh/ chị hãy chia sẻ góc nhìn của mình về lối sống bản năng của con người (trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

0
2 tháng 6
  • Vần: Vần bằng, liền, âm “ưa” (xưa - đưa - cá - dừa)
  • Nhịp: 8 tiếng/nghệ, ngắt nhịp 4/4
2 tháng 6
  • Mặt trời như một quả cầu lửa rực rỡ chầm chậm hạ thấp, ánh sáng dịu dàng trải dài khắp không gian.
  • Mặt trời như một đốm sáng vàng ấm áp, từ từ len qua từng tán cây, phủ lên mặt đất một tấm thảm ánh sáng nhè nhẹ.
  • Mặt trời đỏ ửng trên nền trời chiều tà, tỏa những tia nắng yếu ớt, pha trộn sắc vàng và cam.
  • Mặt trời như một ngọn đèn khổng lồ, tỏa sáng hiền hòa, mang theo hơi ấm cuối ngày.
  • Mặt trời lặn dần sau những ngọn đồi, để lại một vệt sáng mờ ảo như tơ lụa, mềm mại và dịu dàng.
3 tháng 6

Cảm ơn nha

29 tháng 5

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

29 tháng 5

Sau mùa hè cơn mưa rất đẹp

29 tháng 5

Olm chào em, đối với những tài khoản không phải vip của Olm thì không thể luyện lại bài tập, không thể xem hết bài giảng, đang xem sẽ bị dừng, không xem được đáp án, không nộp được bài, em nhé. Trừ khi cô giáo giao lại bài đó cho em làm lại thì được.

Để sử dụng toàn bộ học liệu của Olm thì em vui lòng kích hoạt vip olm. Quyền lợi của Olm vip là sử dụng toàn bộ học liệu của Olm từ lớp 1 đến lớp 12. Học và luyện không giới hạn bài giảng bài tập của Olm. Cùng hàng triệu đề thi thông minh, ngân hàng câu hỏi. Hỏi bài không giới hạn trên diễn đàn hỏi đáp, tương tác với giáo viên qua zalo. 

Hiện nay, tại một số địa phương, người dân đã hưởng ứng “lối sống xanh” bằng những hành động thiết thực như tiết kiệm điện, nước, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Bên cạnh những hoạt động đó, việc buôn bán và sử dụng thực phẩm an toàn, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường,... cũng dần được mọi người chú ý thực...
Đọc tiếp

Hiện nay, tại một số địa phương, người dân đã hưởng ứng “lối sống xanh” bằng những hành động thiết thực như tiết kiệm điện, nước, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Bên cạnh những hoạt động đó, việc buôn bán và sử dụng thực phẩm an toàn, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường,... cũng dần được mọi người chú ý thực hiện tích cực hơn. Tóm lại, “lối sống xanh” góp phần nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường xung quanh và ngày càng được nhiều người lựa chọn.

(Theo Lê Phi Hùng, Xây dựng "lối sống xanh" trong cộng đồng)

A) Kiểu đoạn văn phối hợp.

B) Kiểu đoạn văn diễn dịch.


C) Kiểu đoạn văn quy nạp.

D) Kiểu đoạn văn song song.

2
28 tháng 5

Chọn C nhé

29 tháng 5

Chọn nhé

28 tháng 5

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

28 tháng 5

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Câu 1. Anh/ Chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Đức trong truyện ngắn dưới đây:THẰNG GÙLàng tôi có một đứa trẻ bị tật nguyền. Nó tên là Đức, một cái tên hẳn hoi nhưng tất cả bọn trẻ chúng tôi đều gọi tên nó là thằng Gù. Lên mười tuổi mà...
Đọc tiếp

Câu 1. Anh/ Chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Đức trong truyện ngắn dưới đây:

THẰNG GÙ

Làng tôi có một đứa trẻ bị tật nguyền. Nó tên là Đức, một cái tên hẳn hoi nhưng tất cả bọn trẻ chúng tôi đều gọi tên nó là thằng Gù. Lên mười tuổi mà thằng Gù vẫn chưa đi học, chẳng hiểu do mặc cảm hay do điều gì khác. Nhiều hôm từ trong phòng học (phòng học của chúng tôi ở tầng hai), tôi thấy thằng Gù chăn trâu ngoài cánh đồng. Cái hình người gấp khúc, chỗ đỉnh gù cao hơn chỏm đầu khiến tôi nhận ngay ra nó. Nó và con trâu giống như hai chấm đen nổi lên giữa màu xanh rười rượi của cánh đồng [...].

Thằng Gù lảng tránh tất cả các trò chơi của chúng tôi. Những tiếng trêu chọc: “Ê, con lạc đà châu Phi”, “Tránh ra chúng mày ơi cho bà còng đi chợ” làm nó càng cúi gập người xuống, mắt dí vào bụng. Nó im lặng len lét vòng qua chỗ chúng tôi đang chơi đùa. Có lần, nó bỏ chạy...

[...] Một buổi chiều mưa vừa dứt, nắng mới tưng tửng hé sáng vạt đồi, chúng tôi chợt nghe tiếng đàn ghi ta vang lên từ chiếc loa nén nào đó. Có người hát rong về làng. [...] Chúng tôi ùa ra xem. Người lớn, trẻ con, vòng trong, vòng ngoài lố nhố vây quanh đoàn người hát rong. Tôi gọi là đoàn vì họ có tới ba người. Hai đứa trẻ và một người đàn ông mang kính đen, đeo cây đàn ghi ta trước bụng. Trong hai đứa trẻ, có một đứa giống hệt thằng bé tật nguyền của làng tôi. Nó cũng bị gù.

Nó biểu diễn nhiều trò. Buồn cười nhất là trò trồng cây chuối. Không phải nó trồng cây chuối bằng tay và đầu như lũ trẻ chúng tôi thường làm. Nó trồng bằng cái lưng gù. Đoạn gấp giữa đỉnh gù và đầu thành cái đế đỡ đôi chân khẳng khiu của nó dựng đứng. Mỗi lần nó trồng cây chuối mọi người lại cười ồ. Có người hứng chí vỗ tay hét: “Trồng lại đi, thế thế...”. [...] Đã thế tiếng hô “Làm lại đi” vẫn thúc giục không ngớt.

Giữa lúc đó thì nó chen chân vào. Thằng Gù của làng tôi. Tiếng cười rộ: “À, hai thằng gù. Đức ơi, mày trồng thêm cây chuối nữa đi.”. Tôi nín thở nhìn theo nó. [...] Nó từ từ đi đến bên “cây chuối” người. Đỡ thằng bé gù đứng thẳng lại, nó bỗng quắc mắt nhìn vòng người vây quanh. Bất ngờ nó thét:

– Thế mà cười được à? Đồ độc ác!

Sau tiếng thét của nó, đám đông bừng tỉnh. Tiếng cười tắt lặng. Người đàn ông đang gảy đàn cũng dừng tay sững sờ. Tất cả các cặp mắt dồn về nó. Khuôn mặt thằng Đức đẫm lệ. Nó móc túi áo ngực lôi ra những đồng tiền được gấp cẩn thận đặt vào lòng mũ của người hát rong. Đôi vai nó rung rung thổn thức. Cái vòng người đang vây quanh tự nhiên gãy vỡ. Đứt từng quãng. Không ai bảo ai, từng người một lặng lẽ tan dần. […]

Theo Hạ Huyền (Con gái người lính đảo, Truyện đọc thêm môn Giáo dục công dân và môn Ngữ văn ở THCS, NXB Giáo dục, 2003)

Chú thích:

– Nhà văn Hạ Huyền tên thật là Đỗ Văn Tiến (1957-2009). Một người chuyên viết truyện thiếu nhi, một nhà văn, một nhà báo xuất sắc. Ông nguyên là trưởng cơ quan đại diện Tạp chí Văn Hiến Việt Nam tại Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp trong văn học thiếu nhi cũng như báo chí Việt Nam.

– Văn chương của Hạ Huyền thể hiện sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, tinh tế của làng quê và nhắn nhủ con người hướng tới cái đẹp, cái thiện.

1
28 tháng 5

Dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi dựa trên đoạn trích đã cho:

Câu 1. Chỉ ra luận điểm có trong đoạn văn (2).

Luận điểm chính trong đoạn văn (2) là: "Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó."

Câu 2. Xác định thành phần biệt lập của câu văn in đậm.

Câu văn in đậm là: "Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: "Việc mơ những giấc mơ điên rồ là điều tốt nhất mà người có thể làm"."

Thành phần biệt lập trong câu này là "Như Đôn Ki-hô-tê đã nói" – đây là thành phần biệt lập chú thích, dùng để dẫn lời nói.

Câu 3. Trình bày cách hiểu của anh/chị về quan điểm: Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần.

Cách hiểu về quan điểm này là: Người biết ước mơ là những người sống một cuộc đời ý nghĩa, cao đẹp, có mục đích và lý tưởng. Giống như các thiên thần (trong quan niệm dân gian, thiên thần là những sinh vật thanh cao, lương thiện, mang đến điều tốt đẹp), những người có ước mơ cũng mang trong mình những khát vọng tốt đẹp, hướng thiện, và có khả năng lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cho xã hội. Họ không sống một cuộc đời tẻ nhạt, vô vị mà luôn hướng tới những điều lớn lao, vượt ra khỏi giới hạn của thực tại, tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống.

Câu 4. Nêu tác dụng của những bằng chứng được sử dụng trong đoạn trích.

Đoạn trích sử dụng các bằng chứng sau:

  • Dẫn chứng điển hình: "cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen", "tỷ phú Bill Gates".
  • Dẫn chứng về lời nói/quan niệm của nhân vật nổi tiếng: Lời của Đôn Ki-hô-tê ("Việc mơ những giấc mơ điên rồ là điều tốt nhất mà người có thể làm").

Tác dụng của những bằng chứng này là:

  • Tăng tính thuyết phục và minh họa: Các ví dụ cụ thể giúp người đọc dễ hình dung và tin tưởng hơn vào những lập luận của tác giả về tầm quan trọng của ước mơ.
  • Làm rõ ý nghĩa của ước mơ: Từ những ước mơ nhỏ bé của cô bé bán diêm đến ước mơ lớn lao của Bill Gates, cho thấy ước mơ tồn tại ở mọi cấp độ và mang đến ý nghĩa khác nhau cho cuộc sống.
  • Làm cho lập luận trở nên phong phú và hấp dẫn: Việc sử dụng các bằng chứng từ văn học (An-đéc-xen, Đôn Ki-hô-tê) và đời thực (Bill Gates) tạo sự đa dạng, không gây nhàm chán và thu hút người đọc.
  • Khẳng định giá trị phổ quát của ước mơ: Chứng minh rằng ước mơ là một phần thiết yếu và có giá trị trong cuộc sống của mọi người, bất kể hoàn cảnh hay vị thế xã hội.

Câu 5. Chia sẻ về những việc anh/chị đã làm để biến ước mơ thành hiện thực. (Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng)

Để biến ước mơ trở thành hiện thực, tôi tin rằng cần phải có một lộ trình rõ ràng và sự nỗ lực không ngừng. Gần đây, tôi đã đặt mục tiêu cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình để có thể tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Tôi bắt đầu bằng cách lập thời gian biểu học tập mỗi ngày, dành ít nhất một giờ để nghe podcast, xem phim không phụ đề và thực hành nói chuyện với bạn bè hoặc người bản xứ qua các ứng dụng trực tuyến. Tôi cũng chủ động tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để có môi trường luyện tập thực tế. Dù đôi khi cảm thấy nản lòng, nhưng tôi luôn nhắc nhở bản thân về mục tiêu ban đầu và những lợi ích mà việc thành thạo tiếng Anh sẽ mang lại. Tôi tin rằng với sự kiên trì này, ước mơ của tôi sẽ sớm trở thành hiện thực.