Huyền bí tháp Nhạn Phú Yên Tới Phú Yên, đừng bỏ lỡ hành trình tham quan tháp Nhạn để khám phá nền văn hóa Sa Huỳnh cũng như những bí ẩn trong cách xây dựng công trình, lối kiến trúc của người Chăm-pa cổ. Người ta kể rằng: xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo...
Đọc tiếp
Huyền bí tháp Nhạn Phú Yên Tới Phú Yên, đừng bỏ lỡ hành trình tham quan tháp Nhạn để khám phá nền văn hóa Sa Huỳnh cũng như những bí ẩn trong cách xây dựng công trình, lối kiến trúc của người Chăm-pa cổ. Người ta kể rằng: xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ. Tháp được gọi tên là “tháp Nhạn” là bởi có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này. Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, soi bóng trên dòng Đà giang hùng vĩ, một cặp sông - núi hữu tình, là không gian linh thiêng, nơi người Chăm xưa hướng về, thánh địa thờ phụng thần linh bao đời. Tòa tháp được xây theo tỉ lệ cân đối với ba phần: Đế, thân và mái, các tầng tháp đều có phong cách giống nhau, càng lên cao càng thu nhỏ lại. Chân tháp được ốp đá sa thạch. Thân cao, đồ sộ với một màu nâu đỏ rực rỡ. Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp. Trên đỉnh tháp là hình tượng Linga bằng đá được điêu khắc công phu, gắn với ý nghĩa tâm linh của người Chăm. Cửa và mặt chính của tháp quay về hướng Đông. Ba mặt tường còn lại đều có trang trí hoa văn gắn với những ý niệm tôn giáo xa xưa và tạo hình cửa giả. Vì lối xây dựng tầng cao càng thu hẹp, nên tường phía trong tháp cũng uốn theo và thu nhỏ dần, vòm lại theo hình chóp nón và nối với nhau ở viên gạch cuối cùng. Lòng tháp Nhạn có diện tích khoảng 25m2, đứng từ trong nhìn lên thấy không gian vừa cao rộng, vừa sâu thẳm huyền bí. Du khách tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều. Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được. Để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào. Sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đã tạo cho tháp Nhạn một dáng vẻ vừa vững chãi vừa thanh thoát, tinh tế, mang tính thẩm mỹ cao. Đến Tuy Hòa mà chưa đặt chân tới tháp Nhạn thì coi như bạn chưa đến thành phố này. Năm 1988, Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia. Những dấu tích ở núi Nhạn cho biết xưa kia từng có một quần thể kiến trúc Champa rất lớn tại đây. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại công trình kiến trúc tháp Nhạn chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử và nghệ thuật, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vào mỗi dịp lễ, Tết, mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, nhân dân trong vùng đều đến đây cầu nguyện cho cuộc sống được bình an. Tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đây diễn ra Lễ hội vía Bà – Tạ ơn Mẹ Xứ sở, vị thần đã có công dạy người dân nghề nông, nghề dệt, che chở và bảo vệ mọi người khỏi thiên tai, địch họa. Với ý nghĩa ấy, Lễ hội vía Bà (hay còn gọi là lễ hội Tháp Nhạn) là lễ hội chung của nhân dân trong vùng, cả người Chăm và người Việt dọc khu vực miền Trung cùng hành hương, dâng hương. Ngày nay, lễ hội còn thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến tham dự. Toàn bộ khu vực tháp Nhạn đã được quy hoạch gọn trong khuôn viên khoảng 1000 m2, lát gạch và quy hoạch gọn gàng, sạch sẽ. Ngọn tháp Chăm cổ kính vươn cao sừng sững, nổi bật giữa một khung cảnh xanh thẫm màu cây cối và màu trời. Khi màn đêm buông xuống, ánh đèn từ chân tháp chiếu lên soi rõ tòa tháp, chói sáng một góc trời, làm cho tháp Nhạn càng trở nên lung linh, rực rỡ. Đây cũng là nơi thường xuyên có các chương trình biểu diễn nghệ thuật múa hát truyền thống phục vụ du khách vào dịp cuối tuần. (Theo Trung tâm Thông tin du lịch) Câu 1: Xác định kiểu văn bản thông tin của đoạn trích trên Câu 2: Chỉ ra các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên Câu 3: Nêu tác dụng của số liệu được sử dụng trong đoạn trích Câu 4: Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích Câu 5: Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo và các bạn học sinh đã luôn đồng hành, động viên và giúp em vượt qua những khó khăn trong học tập. Em chúc cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt và mong rằng cô sẽ tiếp tục hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho các bạn học sinh khác với tư cách là một giáo viên ưu tú ạ!
Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!