K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4

Were they to have time, they would come to our house for dinner.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
3 tháng 4

I usually listen to music when i finish my homework

I usually listen to music in my freetime

22 tháng 5

inh hoa văn học Việt Nam)

Bốn câu thơ đầu:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Ý nghĩa:

  • Miêu tả hình ảnh chiếc xe không kính do chiến tranh ác liệt, thể hiện sự khốc liệt của chiến trường và tinh thần ung dung, lạc quan, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn.


22 tháng 5

 và đo hiệu điện thế, cường độ dòng điện

a) Sơ đồ mạch điện cơ bản

Một mạch điện đơn giản thường gồm: nguồn điện (pin), bóng đèn, công tắc, dây dẫn.

Sơ đồ:



text

(+) -----[Công tắc]-----[Bóng đèn]-----(-)
             |                   |
           (A)                 (V)
  • A: Ampe kế (đo cường độ dòng điện, mắc nối tiếp với bóng đèn)
  • V: Vôn kế (đo hiệu điện thế, mắc song song với bóng đèn)

b) Cách đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện

  • Đo cường độ dòng điện:
    • Dùng ampe kế, mắc nối tiếp vào vị trí cần đo (thường là nối tiếp với bóng đèn).
  • Đo hiệu điện thế:
    • Dùng vôn kế, mắc song song với thiết bị cần đo (thường là hai đầu bóng đèn).
22 tháng 5

h với thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là các thành phần trong câu dùng để cảm thán, gọi đáp, phụ chú, tình thái,... mà không ảnh hưởng đến ngữ pháp chính của câu.

Ví dụ phân tích:

"Trẻ thơ ơi! Đừng khóc nữa
Mẹ còn đây, mẹ vẫn bên con
À, có lẽ con sợ bóng tối
Nhưng, yên tâm nhé, mẹ luôn ở gần."

  • "ơi" là thành phần gọi đáp.
  • "À" là thành phần cảm thán.
  • "có lẽ" là thành phần tình thái.
  • "nhé" là thành phần tình thái.

Bạn có thể chọn 4 câu thơ yêu thích và phân tích tương tự.

22 tháng 5

ất thống chí" và "Thánh Gióng"

Tiêu chí

Hoàng Lê nhất thống chí

Thánh Gióng

Thể loại

Tiểu thuyết lịch sử chương hồi

Truyền thuyết dân gian

Nội dung chính

Ghi lại sự kiện lịch sử cuối Lê đầu Nguyễn

Kể về người anh hùng làng Gióng

Nhân vật trung tâm

Vua Lê, Quang Trung, tướng lĩnh

Thánh Gióng

Tính chất cốt truyện

Sự kiện thực, nhân vật có thật

Yếu tố kỳ ảo, nhân vật truyền thuyết

Ý nghĩa

Phản ánh hiện thực lịch sử, tinh thần dân tộc

Ca ngợi sức mạnh nhân dân, lòng yêu nước

22 tháng 5

ài thơ "Tựu trường" – Huy Cận

Bài thơ "Tựu trường" của Huy Cận là một trong những tác phẩm nổi tiếng viết về ngày khai trường, thể hiện cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của học sinh khi bước vào năm học mới. Dưới đây là trích đoạn tiêu biểu (bạn nên kiểm tra lại văn bản đầy đủ nếu cần):

Mỗi năm đến ngày khai trường
Lòng tôi lại rộn ràng bao nỗi nhớ
Nhớ cánh phượng hồng rơi đỏ ngõ
Nhớ tiếng trống trường vang vọng trời xa...

Nội dung:
Bài thơ gợi lại những kỷ niệm trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò, niềm vui, sự hồi hộp và cả những mong ước khi bước vào năm học mới.

4 tháng 4

1) They were watching TV last night when they heard a noise outside.
(Họ đang xem TV tối qua thì họ nghe thấy tiếng động bên ngoài.)

2) We were playing soccer at 8 o'clock yesterday morning.
(Chúng tôi đang chơi bóng đá vào lúc 8 giờ sáng hôm qua.

3) My English test started at 7 o'clock this morning.
(Bài kiểm tra tiếng Anh của tôi bắt đầu lúc 7 giờ sáng nay.)

4) Unless you increase the temperature, we will be frozen.
(Nếu bạn không tăng nhiệt độ, chúng ta sẽ bị đông cứng.)

5) If you study hard, you will get good marks.
(Nếu bạn học chăm chỉ, bạn sẽ đạt điểm cao.)

6) The bus leaves at 9 o'clock. Don't be late.
(Xe buýt rời đi lúc 9 giờ. Đừng đến trễ.)

2 tháng 4

Suốt chiều dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Thật vậy, những cánh rừng bát ngát xanh từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng ví như một lá phổ khổng lồ để thanh lọc bầu không khí của con người. Nhịp thở đều đặn, kiên nhẫn của rừng cũng chính là nhịp thở khỏe mạnh của mỗi thân thể cường tráng của chúng ta. Rừng còn là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững chắc để tránh gió bão từ biển khơi cuồng nộ cuốn vào hòng phá tan cuộc sống của chúng ta. Cũng nhờ vành đai ấy mà đất đai không bị sạt lở, cuốn trôi ra biển. Cuộc sống con người chỉ thực sự yên bình khi ngoài kia, những cánh rừng được phủ xanh bát ngát, vẫn rì rào cùng gió ngàn muôn thuở. Chưa hết, rừng còn chứa đựng trong lòng nó biết bao tài nguyên quý giá. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người. Rừng còn là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng. Biết bào loài thực vật đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng còn là xứ sở của những loài động vật phong phú, đa dạng, đóng góp biết bao lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.

Ngoài ra, rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, mang lại sự đa dạng sinh học. Nhưng đứng trước thực trạng cuộc sống hiện đại như hiện nay, ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề cấp bách của toàn xã hội và rừng xanh được xem như “lá phổi xanh” của Trái Đất cung cấp oxi, điều hòa khí hậu và làm cho môi trường xung quanh chúng ta trong lành, mát mẻ hơn. Nó còn là thành trì khá vững chắc ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn đất, hạn chế lũ quét và những tổn thất, mất mát to lớn do thiên tai mang lại. Không những vậy, rừng còn là địa điểm thu hút khách du lịch ở khắp mọi miền đất nước, là nơi nghỉ dưỡng trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, là địa điểm tham quan, nghiên cứu... như rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),... Và về mặt tinh thần, rừng cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ... như Nhớ rừng (Thế Lữ), Việt Bắc (Tố Hữu), Rừng xanh yêu thương (Huy Cường)...

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến... và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Nhiều người không có ý thức thì cứ thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Không những chặt cây lấy gỗ, họ còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép. Chính vì việc phá hoại rừng của một bộ phận người không có ý thức đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.Cuộc sống của con người đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng gây mất cân bằng sinh thái. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. Hay như hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người

Có thể thấy, rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, nó mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần ra sức chung tay bảo vệ rừng, duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có bằng cách tích cực tham gia vận động mọi người trồng cây gây rừng, có những biện pháp phòng chống cháy rừng, ngăn chặn triệt để nạn lâm tặc, nạn phá rừng bừa bãi để duy trì nguồn tài nguyên vô giá của nước ta vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lý nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.

2 tháng 4

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.Thật vậy, những cánh rừng bát ngát xanh từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng ví như một lá phổ khổng lồ để thanh lọc bầu không khí của con người. Nhịp thở đều đặn, kiên nhẫn của rừng cũng chính là nhịp thở khỏe mạnh của mỗi thân thể cường tráng của chúng ta. Rừng còn là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững chắc để tránh gió bão từ biển khơi cuồng nộ cuốn vào hòng phá tan cuộc sống của chúng ta. Cũng nhờ vành đai ấy mà đất đai không bị sạt lở, cuốn trôi ra biển. Cuộc sống con người chỉ thực sự yên bình khi ngoài kia, những cánh rừng được phủ xanh bát ngát, vẫn rì rào cùng gió ngàn muôn thuở. Chưa hết, rừng còn chứa đựng trong lòng nó biết bao tài nguyên quý giá. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người. Rừng còn là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng. Biết bào loài thực vật đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng còn là xứ sở của những loài động vật phong phú, đa dạng, đóng góp biết bao lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.Ngoài ra rừng phòng hộ có vai trò chặn lũ quét, xói mòn đất, làm dịu bớt sự gay gắt của thiên tai, những biến đổi bất thường của thời tiết. Thiên tai như một hung thần dữ tợn thường đến bất ngờ cướp đi tính mạng và tài sản của biết bao con người. Nhưng nhờ có rừng che chắn bảo vệ đã giúp ngăn chặn và giảm thiểu rất nhiều sự tàn khốc cũng những thiệt hại to lớn do bão lũ gây ra cho con người. Nếu không có rừng thì ta không thể lường trước được cái giá mà con người phải trả cho thiên nhiên đắt đỏ như thế nào. Nhận thức được tầm quan trọng ấy chúng ta cần phải biết trân trọng và bảo vệ rừng.Rừng quan trọng là vậy nhưng thật đáng buồn làm sao khi hiện nay, xã hội phát triển, dân số bùng nổ nhanh chóng và do đó nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng cũng nhanh chóng tăng cao. Dân số tăng làm nhu cầu về chỗ ở và các dịch vụ xã hội tăng, do đó rừng bị con người chặt phá để lấy đất làm nhà, xây trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… Nguồn lợi nhuận mà rừng mang lại là vô cùng lớn, do đó rất nhiều người bất chấp mà khai thác gỗ rừng và các loại động thực vật khác một cách tràn lan và thậm chí là trái phép. Bên cạnh đó, những cư dân sống gần rừng thường là bà con dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng mà còn thường xuyên phá rừng làm nương rẫy, sau nhiều mùa vụ không canh tác nữa thì bỏ không, tạo thành những khoảng đất trống đồi trọc, không chỉ là phá hoại rừng mà còn gây nguy cơ xói mòn, sạt lở đất mỗi khi có mưa lũ. Tất cả những nguyên nhân ấy làm diện tích đất rừng giảm đáng kể và là một sự phá huỷ không nhỏ đối với môi trường tự nhiên.Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn sau:ÁO TẾT       Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.      Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn sau:

ÁO TẾT

       Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

      Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.
       Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

- Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

- Vậy mầy được mấy bộ?

- Có một bộ hà.

Con bé Em trợn mắt:

- Ít quá vậy?

- Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.

- Vậy à?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

- Còn mầy?

- Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

- Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới. Má nó nói hoài: "Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho". Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

- Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé em. Thiệt đó.

(Áo TếtNguyễn Ngọc Tư, in trong Xa xóm Mũi, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2023, trang 60 -64)​

* Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ nổi tiếng nhất của Việt Nam đương đại. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thường tập trung vào đề tài cuộc sống của người dân miền Tây sông nước. Bà sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng vẫn giàu chất thơ, tạo nên những câu chuyện vừa chân thực vừa lãng mạn.  

 

DÀN Ý

Mở bài           Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả

- Trong dòng chảy của văn chương Việt Nam hiện đại, Nguyễn Ngọc Tư nổi lên như một nhà văn tiêu biểu với những tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ.

- Truyện ngắn "Áo Tết" là một minh chứng rõ nét cho khả năng sáng tác tinh tế và giàu cảm xúc của bà.

            Khái quát những nét đặc sắc  của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật).

-           Qua câu chuyện giản dị nhưng sâu lắng về tình bạn và sự chênh lệch về hoàn cảnh sống, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa rõ nét những mảnh đời nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

Thân bài       Trình bày luận điểm về chủ đề tác phẩm.

 Nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn:

 - Truyện kể về bé Em, một cô bé hạnh phúc với cuộc sống khá giả và những bộ quần áo mới cho ngày Tết. Ngược lại, bạn của bé Em, Bích lại sống trong một gia đình nghèo khó, chỉ có một bộ đồ mới cho Tết. Sự chênh lệch này đã khiến bé Em, dù rất muốn khoe chiếc áo đầm hồng mới, lại cảm thấy do dự khi nghĩ đến hoàn cảnh của bạn.

- Truyện viết về đề tài về tình bạn và sự đồng cảm giữa những đứa trẻ, một đề tài quen thuộc nhưng được Nguyễn Ngọc Tư khai thác theo cách rất đời thường và đầy tình cảm.

- Chủ đề của truyện là sự cảm thông và tình bạn chân thành, vượt qua mọi khác biệt về hoàn cảnh sống.

            Phân tích những lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ một vài khía cạnh nội dung chủ đề.

- Tác phẩm thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu giữa hai nhân vật chính, bé Em và Bích, qua các hành động nhỏ nhặt như chia sẻ, nhường nhịn và hy sinh cho nhau.

+ Bé Em: nhân vật chính được xây dựng với tính cách hồn nhiên, trong sáng và giàu tình cảm. Tính cách này được thể hiện qua việc bé Em thích khoe đồ mới và có lòng hiếu khách khi nhận ra hoàn cảnh khó khăn của bạn. Sự tinh tế và sâu sắc của tâm hồn bé Em khiến cho người đọc cảm thấy xúc động và có sự đồng cảm.

+ Bích: Bạn của bé Em, mặc dù đối diện với hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn giữ được sự lạc quan và vui vẻ. Sự lạc quan này không chỉ làm cho nhân vật trở nên đáng yêumà còn là nguồn động viên cho người đọc.

-> Truyện khắc họa nhân vật chân thực, sinh động từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về tâm trạng và suy nghĩ của họ.

- Tác giả sử dụng những tình huống đời thường để nhấn mạnh vào giá trị của tình bạn và lòng nhân ái, giúp độc giả nhận ra ý nghĩa sâu sắc của việc hiểu biết và chia sẻ.

Thông điệp:

- "Áo Tết" mang lại một thông điệp tích cực và ý nghĩa về tình bạn và lòng nhân ái. Từ câu chuyện, chúng ta học được rằng tình bạn không phải chỉ dựa vào những điều vật chất mà còn là sự hiểu biết và chia sẻ. Đồng thời, việc trân trọng những giá trị tốt đẹp của tuổi thơ cũng là một yếu tố quan trọng để làm giàu cuộc sống.

            Trình bày luận điểm về những nét đặc sắc nghệ thuật.

Truyện “Áo tết” của Nguyễn Ngọc Tư có nhiều nét đặc sắc về mặt nghệ thuật: cốt truyện, ngôi kể, tình huống huống truyện, ngôn ngữ, hình ảnh,…

            Phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm.

- Truyện có cốt truyện đơn giản nhưng sâu sắc, tập trung vào một tình huống nhỏ để từ đó làm nổi bật lên chủ đề của truyện.

- Ngôi kể thứ ba, với điểm nhìn khách quan, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và đồng cảm với các nhân vật.

- Cách dựng tình huống trong truyện rất khéo léo, khi Nguyễn Ngọc Tư chọn một chi tiết nhỏ - chiếc áo đầm hồng - để khai thác sự chênh lệch về hoàn cảnh sống của hai cô bé.

- Cách khắc họa nhân vật qua lời nói, hành động và suy nghĩ cũng rất tinh tế, giúp người đọc cảm nhận được rõ nét tính cách và tâm hồn của từng nhân vật trong câu chuyện này.

- Ngôn ngữ truyện mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc, mang đậm chất Nam Bộ, tạo nên một giọng điệu trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng thấm đượm tình người.

Kết bài           Khẳng định lại ý kiến về chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

 - Truyện "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong việc tạo dựng một câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc về tình bạn và lòng nhân ái.

- Sự sắc sảo trong việc xây dựng nhân vật, cốt truyện và ngôn từ, cùng lối kể chuyện giản dị đã khắc họa thành công khía cạnh của tâm hồn của con người, khiến cho tác phẩm trở nên đặc sắc và gần gũi với độc giả.

            Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra được từ tác phẩm.

- Truyện không chỉ giúp ta nhận thức được giá trị của tình bạn mà còn nhắc nhở ta về trách nhiệm đối với những người xung quanh, đặc biệt là trong cuộc sống đầy rẫy những bất công.

1
22 tháng 5

huật trong truyện ngắn "Áo tết"

Các nét nghệ thuật đặc sắc:

  • Miêu tả tâm lý tinh tế: Tác giả khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật rất chân thật, gần gũi.
  • Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh: Lời kể tự nhiên, hình ảnh áo Tết gắn với ký ức tuổi thơ, gợi cảm xúc ấm áp.
  • Kết cấu truyện chặt chẽ: Tình huống truyện được xây dựng hợp lý, dẫn dắt người đọc đi từ hồi hộp đến xúc động.
  • Sử dụng chi tiết đắt giá: Những chi tiết nhỏ như màu vải, đường kim mũi chỉ, sự mong chờ của nhân vật đều góp phần làm nổi bật chủ đề truyện.

Kết luận:
Truyện ngắn "Áo tết" thành công nhờ nghệ thuật kể chuyện tinh tế, ngôn ngữ giàu cảm xúc và khả năng khơi gợi ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ, gia đình.