K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a: Ta có: \(AM=MB=\dfrac{AB}{2}\)

\(BN=NC=\dfrac{BC}{2}\)

mà AB=BC(ABCD là hình vuông)

nên AM=MB=BN=NC

Xét ΔMBC vuông tại B và ΔNCD vuông tại C có

MB=NC

BC=CD

Do đó: ΔMBC=ΔNCD

=>\(\widehat{BMC}=\widehat{CND}\)

=>\(\widehat{CND}+\widehat{NCO}=90^0\)

=>CM\(\perp\)DN tại O

b: \(BM=\dfrac{AB}{2}=\dfrac{4}{2}=2\left(cm\right)\)

ΔMBC vuông tại B

=>\(S_{MBC}=\dfrac{1}{2}\cdot MB\cdot BC=\dfrac{1}{2}\cdot2\cdot4=4\left(cm^2\right)\)

ΔCBM vuông tại B

=>\(CM^2=CB^2+BM^2=4^2+2^2=20\)

=>\(CM=\sqrt{20}=2\sqrt{5}\left(cm\right)\)

Xét ΔCON vuông tại O và ΔCBM vuông tại B có

\(\widehat{MCB}\) chung

Do đó: ΔCON~ΔCBM

=>\(\dfrac{S_{CON}}{S_{CBM}}=\left(\dfrac{CN}{CM}\right)^2=\left(\dfrac{2}{2\sqrt{5}}\right)^2=\dfrac{1}{5}\)

=>\(S_{CON}=\dfrac{S_{MBC}}{5}=\dfrac{4}{5}\left(cm^2\right)\)

12 tháng 3

Olm chào em, khi đăng câu hỏi trên Olm thì em cần đăng nội dung của bài đó lên đây. Có như vậy cộng đồng Olm mới có thể hiểu được nội dung của bài và hỗ trợ cho em được tốt nhất, em nhé.

12 tháng 3

Mình đoán rằng bạn hỏi về bài Nói và Nghe trang 54 Lớp 8 Tập 2 bộ sách KNTT đúng kh nhỉ? Vậy mình làm theo phán đoán của mình nha!
I. Tìm ý
1. Chọn vấn đề thảo luận: Chủ đề: “Nên hay không nên cấm học sinh sử dụng mạng xã hội?”
2. Tìm hiểu các quan điểm khác nhau
- Ý kiến đồng ý với việc cấm:
+ Học sinh có thể bị xao nhãng, ảnh hưởng đến việc học.
+ MXH có nhiều nội dung tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Dễ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng xấu, tin giả hoặc bắt nạt trực tuyến.
- Ý kiến phản đối việc cấm:
+ Mạng xã hội giúp học sinh kết nối, giao lưu, học hỏi kiến thức mới.
+ Có thể sử dụng mạng xã hội để học tập, trao đổi tài liệu với bạn bè.
+ Việc cấm hoàn toàn kh thực tế, thay vào đó cần hướng dẫn sử dụng đúng cách.
II. Dàn ý
1. Mở đầu
- Giới thiệu vấn đề: Có nên cấm học sinh sử dụng mạng xã hội hay không?
- Đề cập đến sự phổ biến của mạng xã hội trong đời sống hiện nay.
2. Thân bài
- Giải thích MXH là gì?
- Lợi ích của mạng xã hội:
+ Giúp kết nối bạn bè, trao đổi thông tin nhanh chóng.
+ Là nguồn tài liệu phong phú, hỗ trợ học tập.
+ Cung cấp thông tin, giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội.
- Hạn chế của mạng xã hội:
+ Gây mất tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
+ Tiềm ẩn nhiều nguy cơ như lừa đảo, tin giả, bắt nạt trực tuyến.
+ Khiến học sinh phụ thuộc, giảm khả năng giao tiếp trực tiếp.
- Giải pháp hợp lý:
+ Kh nên cấm hoàn toàn, mà cần giáo dục học sinh sử dụng mạng xã hội đúng cách.
+ Học sinh cần quản lý thời gian hợp lý, không để mạng xã hội ảnh hưởng đến học tập.
+ Gia đình và nhà trường nên hướng dẫn, kiểm soát nội dung phù hợp.
3. Kết bài
- Khẳng định quan điểm: Kh nên cấm hoàn toàn, mà cần hướng dẫn sử dụng hợp lý.
- Kêu gọi học sinh sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và có trách nhiệm.
III. Bài nói mẫu
Em xin kính chào thầy cô và các bạn! hoặc Kính thưa thầy/cô giáo và các bạn!
Em tên là ..... Hôm nay, em xin trình bày quan điểm của mình về một vấn đề rất quen thuộc trong đời sống: Có nên cấm học sinh sử dụng mạng xã hội hay không?
Trước hết, mạng xã hội là một công cụ giúp giới trẻ tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter,… đã tạo ra không gian để chia sẻ và lan truyền thông tin một cách toàn cầu chỉ trong vài giây. Nhờ đó, giới trẻ có thể nắm bắt những sự kiện nổi bật, xu hướng mới và kiến thức đa dạng trên nhiều lĩnh vực. (Ví dụ, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, mạng xã hội đã trở thành kênh truyền tải thông tin hữu ích về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng tránh và cách thức tự bảo vệ sức khỏe.)
Như chúng ta đã biết, mạng xã hội ngày càng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại đối với học sinh.
Trước hết, mạng xã hội có nhiều lợi ích. Nó giúp chúng ta kết nối với bạn bè, trao đổi thông tin và tìm kiếm tài liệu học tập. Nhiều nhóm học tập trực tuyến đã giúp học sinh trao đổi bài vở, học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, mạng xã hội cũng là một kênh để cập nhật tin tức và mở rộng hiểu biết về thế giới.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, mạng xã hội có thể gây ra nhiều tác hại. Nhiều bạn mải mê lướt mạng mà quên mất nhiệm vụ học tập. Ngoài ra, các nội dung tiêu cực, tin giả hay hành vi bắt nạt trực tuyến cũng có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý học sinh.
Vậy chúng ta nên làm gì? Theo em, không nên cấm hoàn toàn mạng xã hội, vì đây là một công cụ hữu ích. Thay vào đó, chúng ta cần học cách sử dụng nó một cách thông minh. Học sinh nên biết kiểm soát thời gian sử dụng, không để mạng xã hội ảnh hưởng đến việc học. Nhà trường và gia đình cũng cần hướng dẫn, giúp học sinh tiếp cận thông tin một cách an toàn.
Tóm lại, mạng xã hội có hai mặt: nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích; nhưng nếu lạm dụng, nó có thể gây hại. Vì vậy, thay vì cấm đoán, chúng ta nên học cách sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và có trách nhiệm.
Những gì em vừa chỉ ra, chỉ là một trong số những khía cạnh rất nhỏ mà MXH tác động đối với cuộc sống con người. Em hi vọng tất cả chúng ta sẽ đủ tỉnh táo để nhận thức và ứng dụng MXH một cách hợp lí trong đời sống.
Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe! Mong thầy/cô và các bạn sẽ có những góp ý và nhận xét để buổi thảo luận của chúng ta dc sôi nổi hơn!
#ngophuongloan(chipcuti)
Chúc bạn học tốt hjhj!!

 

Gọi E,F lần lượt là trung điểm của AD,BC

Xét hình thang ABCD có

E,F lần lượt là trung điểm của AD,BC

=>EF là đường trung bình của hình thang ABCD

=>EF//AB//CD

Xét ΔDAB có

E,N lần lượt là trung điểm của DA,DB

=>EN là đường trung bình của ΔDAB

=>EN//AB 

Xét ΔCAB có

M,F lần lượt là trung điểm của CA,CB

=>MF là đường trung bình của ΔCAB

=>MF//AB

TA có: EN//AB

EF//AB

mà EN,EF có điểm chung là E

nên E,N,F thẳng hàng(1)

Ta có: MF//AB

FE//AB

mà MF,FE có điểm chung là F

nên M,F,E thẳng hàng(2)

Từ (1),(2) suy ra E,N,M,F thẳng hàng

mà EF//AB//CD
nên MN//AB//CD

Cho hình thang ABCD (AB//CD) . ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG ĐÁY AB CẮT CÂC CẠNH BÊN AD, BC VÀ ĐƯỜNG CHÉO BD, AC LẦN LƯỢT TẠI M, N, P, Q

11 tháng 3

C. nourishing

11 tháng 3

Có 10 quả táo, mỗi đĩa có 5 quả. Hỏi 9 đĩa như vậy có mấy quả táo?

11 tháng 3

CHÚNG MÌNH CÙNG NHAU ĐỚP

NGỒI NGỊCH CH*M TRONG LỚP

THẾ MỚI LÀ BẠN CÙNG LỚP

Xét ΔAEH vuông tại E và ΔAHB vuông tại H có

\(\widehat{EAH}\) chung

Do đó: ΔAEH~ΔAHB

=>\(\dfrac{AE}{AH}=\dfrac{AH}{AB}\)

=>\(AE\cdot AB=AH^2\left(1\right)\)

Xét ΔAFH vuông tại F và ΔAHC vuông tại H có

\(\widehat{FAH}\) chung

DO đó: ΔAFH~ΔAHC

=>\(\dfrac{AF}{AH}=\dfrac{AH}{AC}\)

=>\(AF\cdot AC=AH^2\left(2\right)\)

Từ (1),(2) suy ra \(AE\cdot AB=AF\cdot AC\)

=>\(\dfrac{AE}{AC}=\dfrac{AF}{AB}\)

Xét ΔAEF vuông tại A và ΔACB vuông tại A có

\(\dfrac{AE}{AC}=\dfrac{AF}{AB}\)

Do đó: ΔAEF~ΔACB

MÙA HOA LẠC THẢO                                 Truyện ngắn của Phan Thị Mỹ Huệ Ngoại mất vào mùa hoa lạc thảo nở trắng đường ray xe lửa chạy bên hông nhà.Đêm ấy, mưa rất to. Mưa vần vũ trên nền trời đen kịt đầy sấm chớp. Mẹ ngồi bên giường ngoại, mải miết, yên lặng, cái yên lặng của một đời người đã trải qua quá nhiều đau khổ.Trong đám con cháu,...
Đọc tiếp

MÙA HOA LẠC THẢO

                                 Truyện ngắn của Phan Thị Mỹ Huệ

 

Ngoại mất vào mùa hoa lạc thảo nở trắng đường ray xe lửa chạy bên hông nhà.

Đêm ấy, mưa rất to. Mưa vần vũ trên nền trời đen kịt đầy sấm chớp. Mẹ ngồi bên giường ngoại, mải miết, yên lặng, cái yên lặng của một đời người đã trải qua quá nhiều đau khổ.

Trong đám con cháu, ngoại thương mẹ nhất. Thật cũng lạ. Mẹ cũng là người ít nghe lời ngoại nhất. Từ bé cho đến lớn, mẹ bao giờ cũng làm ngược lại lời ngoại bảo. Ngoại nói mẹ là đứa con gái sinh ra đúng vào mùa hoa lạc thảo, mùa ấy, nạn đói tràn khắp nơi, mưa gió vần vũ ghê lắm. Mẹ lại bị sinh non. Ngoại đi ruộng về trượt chân ngã vào một vạt hoa lạc thảo và trở dạ. Những bông hoa lạc thảo mong manh đã ấp ôm mẹ và ngoại trong đêm ấy. Khi người ta tìm thấy thì ngoại đã ngất đi, còn mẹ thì mặt mày xanh rớt, tay chân tím tái, hơi thở đã tắt. Vậy mà vẫn như những bông hoa lạc thảo mong manh, bé xíu ấy, nhận được hơi ấm từ một người tốt bụng, tim mẹ đập nhẹ nhàng.

***

Mùa xuân năm ấy, mẹ lớn lên, tạm biệt mùa hoa lạc thảo, mẹ đến với rừng. Bất chấp lời khuyên ngăn của ngoại, mẹ vẫn đi. Mẹ muốn bảo vệ những mầm cây nơi đại ngàn Tây Nguyên. Ngoại cản:

- Con thể chất ốm yếu, lên đó sốt rét rừng…

- Má, con ốm chứ đâu có yếu!

-…

Ngoại im lặng và mẹ ra đi.

Mẹ về với rừng bằng tình yêu vừa trong sáng vừa nồng nàn, nhưng mẹ không thể bảo vệ được nơi mẹ yêu cũng như không thể bảo vệ được người mẹ yêu. Ba đã ra đi trong một lần cố gắng đuổi theo bọn lâm tặc. Từng cây rừng bị ngã và ba cũng ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại nơi ấy.

Rồi tới ngoại.

Đêm mưa.

Ngoại một mình men theo đường ray xe lửa để khơi thông nước cho đám đậu phộng. Gió quất vào ngoại những ngọn roi lạnh tái xương da. Mưa càng lúc càng nặng hạt. Những hạt mưa dài, mênh mông kéo đêm đến thật sâu. Tiếng ầm ào nghe càng lúc càng rõ rệt. Ngoại biết, một trận cuồng phong sẽ đến. Ngoại tất tả chạy ngược về hướng gió. Nơi ấy có cây xoài mồ côi thật lớn, có thể ngăn được dòng nước dữ. Ngoại cứ lao đi ngược mưa, ngược gió và tiếng ầm ào càng lúc càng dữ tợn. Lũ trên nguồn tràn về, những con nước hun hút rít vào đêm, cuồng nộ.

***

Người ta tìm thấy ngoại trong một vạt hoa lạc thảo bên đường ray xe lửa. Nhưng lần này không giống như mùa mưa năm nào, lạc thảo đã không đủ sức để ôm ấp và bảo vệ ngoại.

Và ti vi báo tin, có một trận lũ quét to lắm. Nghe đâu hơn 100 người chết.

Mẹ bật khóc bên giường ngoại.

Mưa vẫn rơi. Muộn màng.

​​​​                               

                                   TpHCM, 20/2/2025

 

​Câu 4. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật tu từ trong tác phẩm.

​Câu 5. Thông điệp có ý nghĩa anh/ chị rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao? (Viết 10 dòng).

1
9 tháng 3

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật và tác dụng

Một trong những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Mùa hoa lạc thảohình ảnh tượng trưng – hình ảnh hoa lạc thảo xuất hiện xuyên suốt câu chuyện.

Tác dụng:

  • Tượng trưng cho sự sống mong manh: Hoa lạc thảo mỏng manh nhưng kiên cường, giống như cuộc đời của mẹ và ngoại – những người phụ nữ chịu nhiều đau thương nhưng vẫn mạnh mẽ vượt qua.
  • Tạo sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại: Hình ảnh hoa lạc thảo gắn với hai thời điểm quan trọng – khi mẹ chào đời và khi ngoại ra đi, tạo nên vòng tuần hoàn của số phận.
  • Gợi cảm xúc sâu lắng: Hoa lạc thảo xuất hiện như nhân chứng cho những biến cố trong gia đình, làm câu chuyện thêm phần xúc động, thấm đẫm tình cảm gia đình và sự hi sinh.

Câu 5: Thông điệp rút ra từ văn bản

Truyện ngắn Mùa hoa lạc thảo gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, sự hi sinh và thiên nhiên.

Thông điệp chính:

  • Tình mẫu tử thiêng liêng: Ngoại thương mẹ nhất, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ con cháu, giống như mẹ từng bất chấp nguy hiểm để đi bảo vệ rừng.
  • Sự hi sinh cao cả của con người: Ngoại và ba đều ngã xuống trong nỗ lực bảo vệ những điều mình yêu quý – người thì vì thiên nhiên, người thì vì đất đai, cây cỏ.
  • Thiên nhiên và con người có mối quan hệ chặt chẽ: Khi thiên nhiên bị hủy hoại (như nạn phá rừng), con người cũng chịu những hậu quả khốc liệt (như trận lũ quét cuối truyện).

=> Câu chuyện là lời nhắc nhở về tình yêu thương gia đình và ý thức bảo vệ thiên nhiên, nếu không, thiên nhiên sẽ nổi giận và con người sẽ phải trả giá.

9 tháng 3

Cánh Đồng Quê Em

Cánh đồng bát ngát xanh rì,
Gió lay lúa chín thầm thì lời ru.
Bình minh rạng rỡ mây mù,
Nắng vàng trải nhẹ, sương mờ bay xa.

Cò bay lượn giữa bao la,
Từng đàn ríu rít như là hát ca.
Bà con cấy hái chan hòa,
Mồ hôi nhỏ xuống đậm đà tình quê.

Hoàng hôn tím cả trời đê,
Khói lam lững lờ bên lũy tre xanh.
Đồng quê đẹp tựa bức tranh,
Yêu sao một thoáng thanh bình nơi đây!


Chúc bạn nộp bài tốt nhé! ❤