K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3

C. nourishing

11 tháng 3

Có 10 quả táo, mỗi đĩa có 5 quả. Hỏi 9 đĩa như vậy có mấy quả táo?

11 tháng 3

CHÚNG MÌNH CÙNG NHAU ĐỚP

NGỒI NGỊCH CH*M TRONG LỚP

THẾ MỚI LÀ BẠN CÙNG LỚP

Xét ΔAEH vuông tại E và ΔAHB vuông tại H có

\(\widehat{EAH}\) chung

Do đó: ΔAEH~ΔAHB

=>\(\dfrac{AE}{AH}=\dfrac{AH}{AB}\)

=>\(AE\cdot AB=AH^2\left(1\right)\)

Xét ΔAFH vuông tại F và ΔAHC vuông tại H có

\(\widehat{FAH}\) chung

DO đó: ΔAFH~ΔAHC

=>\(\dfrac{AF}{AH}=\dfrac{AH}{AC}\)

=>\(AF\cdot AC=AH^2\left(2\right)\)

Từ (1),(2) suy ra \(AE\cdot AB=AF\cdot AC\)

=>\(\dfrac{AE}{AC}=\dfrac{AF}{AB}\)

Xét ΔAEF vuông tại A và ΔACB vuông tại A có

\(\dfrac{AE}{AC}=\dfrac{AF}{AB}\)

Do đó: ΔAEF~ΔACB

MÙA HOA LẠC THẢO                                 Truyện ngắn của Phan Thị Mỹ Huệ Ngoại mất vào mùa hoa lạc thảo nở trắng đường ray xe lửa chạy bên hông nhà.Đêm ấy, mưa rất to. Mưa vần vũ trên nền trời đen kịt đầy sấm chớp. Mẹ ngồi bên giường ngoại, mải miết, yên lặng, cái yên lặng của một đời người đã trải qua quá nhiều đau khổ.Trong đám con cháu,...
Đọc tiếp

MÙA HOA LẠC THẢO

                                 Truyện ngắn của Phan Thị Mỹ Huệ

 

Ngoại mất vào mùa hoa lạc thảo nở trắng đường ray xe lửa chạy bên hông nhà.

Đêm ấy, mưa rất to. Mưa vần vũ trên nền trời đen kịt đầy sấm chớp. Mẹ ngồi bên giường ngoại, mải miết, yên lặng, cái yên lặng của một đời người đã trải qua quá nhiều đau khổ.

Trong đám con cháu, ngoại thương mẹ nhất. Thật cũng lạ. Mẹ cũng là người ít nghe lời ngoại nhất. Từ bé cho đến lớn, mẹ bao giờ cũng làm ngược lại lời ngoại bảo. Ngoại nói mẹ là đứa con gái sinh ra đúng vào mùa hoa lạc thảo, mùa ấy, nạn đói tràn khắp nơi, mưa gió vần vũ ghê lắm. Mẹ lại bị sinh non. Ngoại đi ruộng về trượt chân ngã vào một vạt hoa lạc thảo và trở dạ. Những bông hoa lạc thảo mong manh đã ấp ôm mẹ và ngoại trong đêm ấy. Khi người ta tìm thấy thì ngoại đã ngất đi, còn mẹ thì mặt mày xanh rớt, tay chân tím tái, hơi thở đã tắt. Vậy mà vẫn như những bông hoa lạc thảo mong manh, bé xíu ấy, nhận được hơi ấm từ một người tốt bụng, tim mẹ đập nhẹ nhàng.

***

Mùa xuân năm ấy, mẹ lớn lên, tạm biệt mùa hoa lạc thảo, mẹ đến với rừng. Bất chấp lời khuyên ngăn của ngoại, mẹ vẫn đi. Mẹ muốn bảo vệ những mầm cây nơi đại ngàn Tây Nguyên. Ngoại cản:

- Con thể chất ốm yếu, lên đó sốt rét rừng…

- Má, con ốm chứ đâu có yếu!

-…

Ngoại im lặng và mẹ ra đi.

Mẹ về với rừng bằng tình yêu vừa trong sáng vừa nồng nàn, nhưng mẹ không thể bảo vệ được nơi mẹ yêu cũng như không thể bảo vệ được người mẹ yêu. Ba đã ra đi trong một lần cố gắng đuổi theo bọn lâm tặc. Từng cây rừng bị ngã và ba cũng ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại nơi ấy.

Rồi tới ngoại.

Đêm mưa.

Ngoại một mình men theo đường ray xe lửa để khơi thông nước cho đám đậu phộng. Gió quất vào ngoại những ngọn roi lạnh tái xương da. Mưa càng lúc càng nặng hạt. Những hạt mưa dài, mênh mông kéo đêm đến thật sâu. Tiếng ầm ào nghe càng lúc càng rõ rệt. Ngoại biết, một trận cuồng phong sẽ đến. Ngoại tất tả chạy ngược về hướng gió. Nơi ấy có cây xoài mồ côi thật lớn, có thể ngăn được dòng nước dữ. Ngoại cứ lao đi ngược mưa, ngược gió và tiếng ầm ào càng lúc càng dữ tợn. Lũ trên nguồn tràn về, những con nước hun hút rít vào đêm, cuồng nộ.

***

Người ta tìm thấy ngoại trong một vạt hoa lạc thảo bên đường ray xe lửa. Nhưng lần này không giống như mùa mưa năm nào, lạc thảo đã không đủ sức để ôm ấp và bảo vệ ngoại.

Và ti vi báo tin, có một trận lũ quét to lắm. Nghe đâu hơn 100 người chết.

Mẹ bật khóc bên giường ngoại.

Mưa vẫn rơi. Muộn màng.

​​​​                               

                                   TpHCM, 20/2/2025

 

​Câu 4. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật tu từ trong tác phẩm.

​Câu 5. Thông điệp có ý nghĩa anh/ chị rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao? (Viết 10 dòng).

1
9 tháng 3

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật và tác dụng

Một trong những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Mùa hoa lạc thảohình ảnh tượng trưng – hình ảnh hoa lạc thảo xuất hiện xuyên suốt câu chuyện.

Tác dụng:

  • Tượng trưng cho sự sống mong manh: Hoa lạc thảo mỏng manh nhưng kiên cường, giống như cuộc đời của mẹ và ngoại – những người phụ nữ chịu nhiều đau thương nhưng vẫn mạnh mẽ vượt qua.
  • Tạo sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại: Hình ảnh hoa lạc thảo gắn với hai thời điểm quan trọng – khi mẹ chào đời và khi ngoại ra đi, tạo nên vòng tuần hoàn của số phận.
  • Gợi cảm xúc sâu lắng: Hoa lạc thảo xuất hiện như nhân chứng cho những biến cố trong gia đình, làm câu chuyện thêm phần xúc động, thấm đẫm tình cảm gia đình và sự hi sinh.

Câu 5: Thông điệp rút ra từ văn bản

Truyện ngắn Mùa hoa lạc thảo gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, sự hi sinh và thiên nhiên.

Thông điệp chính:

  • Tình mẫu tử thiêng liêng: Ngoại thương mẹ nhất, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ con cháu, giống như mẹ từng bất chấp nguy hiểm để đi bảo vệ rừng.
  • Sự hi sinh cao cả của con người: Ngoại và ba đều ngã xuống trong nỗ lực bảo vệ những điều mình yêu quý – người thì vì thiên nhiên, người thì vì đất đai, cây cỏ.
  • Thiên nhiên và con người có mối quan hệ chặt chẽ: Khi thiên nhiên bị hủy hoại (như nạn phá rừng), con người cũng chịu những hậu quả khốc liệt (như trận lũ quét cuối truyện).

=> Câu chuyện là lời nhắc nhở về tình yêu thương gia đình và ý thức bảo vệ thiên nhiên, nếu không, thiên nhiên sẽ nổi giận và con người sẽ phải trả giá.

9 tháng 3

Cánh Đồng Quê Em

Cánh đồng bát ngát xanh rì,
Gió lay lúa chín thầm thì lời ru.
Bình minh rạng rỡ mây mù,
Nắng vàng trải nhẹ, sương mờ bay xa.

Cò bay lượn giữa bao la,
Từng đàn ríu rít như là hát ca.
Bà con cấy hái chan hòa,
Mồ hôi nhỏ xuống đậm đà tình quê.

Hoàng hôn tím cả trời đê,
Khói lam lững lờ bên lũy tre xanh.
Đồng quê đẹp tựa bức tranh,
Yêu sao một thoáng thanh bình nơi đây!


Chúc bạn nộp bài tốt nhé! ❤

9 tháng 3

kbt tình yêu gia đình h sao

9 tháng 3

dạ là sao ạ

Lên tra gg đi:))

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó...
Đọc tiếp

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.


Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.


Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quả! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lả, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt.


Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.


(Theo Nguyễn Ngọc Thuần, in trong “Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt” – Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012.)


- câu 1 ; xác định các câu văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp trong văn bản trên


- câu 2: câu văn "ông xem từng con chữ lấy tay chạm vào nó rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông" sử dụng biện pháp tu từ gì

1
9 tháng 3

Câu 1: Xác định các câu văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp trong văn bản trên:

  • Các câu văn sử dụng cách dẫn trực tiếp trong đoạn văn là:
    1. “Con mình vừa gửi thư về.” - Đây là lời của bố nói với mẹ.
    2. “Thư đâu?” - Đây là câu hỏi của mẹ tôi.
    3. “Ôi, con mình viết chữ đẹp quả! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” - Đây là lời của mẹ tôi.
    4. “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.” - Đây là câu nói của bố tôi.

Câu 2: Câu văn "ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông" sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Cụ thể, "ép vào khuôn mặt đầy râu của ông" là hình ảnh biểu trưng cho sự trân trọng, yêu thương đối với những lá thư mà người bố nhận được từ con. Biện pháp này làm tăng sức gợi hình và cảm xúc trong câu.
9 tháng 3

Trường em cũng như rất nhiều các trường học khác thường tổ chức các buổi lao động tập trung hoặc theo lớp để dọn vệ sinh, trồng cây xanh… góp phần xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Như thường lệ, thứ bảy tuần vừa rồi một buổi lao động đã diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh.

Đó là một buổi lao động tập trung theo trường và các lớp lao động theo sự phân công của nhà trường. Mỗi lớp một việc, lớp thì quét sân trường, lớp thì lau bàn ghế và cửa kính… Riêng lớp em được phân công tưới chăm sóc các bồn hoa. Cuối buổi học của ngày thứ sáu bạn lớp trưởng đã phân công các bạn mang dụng cụ cho buổi lao động, bạn thì mang xô để xách nước, bạn thì mang bao tải để đựng cỏ…

Đúng tám giờ sáng thứ bảy toàn trường tập trung đầy đủ mang theo dụng cụ đã được phân công. Các bạn tập trung nghe theo thầy giáo phổ biến kế hoạch của buổi lao động một lúc rồi chia ra theo các lớp, bạn lớp trưởng điểm danh rồi chúng em bắt đầu vào công việc.

Các bạn chia ra thành các nhóm nhỏ, rồi mỗi nhóm nhận trách nhiệm một bồn hoa, có bao nhiêu bồn hoa thì chia ra bấy nhiêu nhóm. Mỗi bạn một tay, nhổ sạch cỏ trong các bồn hoa, sau đó lấy xô xách nước để tưới. Mặc dù trời rất nắng và nóng song các bạn làm việc rất nhiệt tình, các lớp khác cũng vậy ai cũng chăm chỉ làm tốt công việc được phân công.

Khi công việc đã làm được khá nhiều, ai nấy đều đã thấm mệt, chúng em tập trung lại và cử một số bạn đi mua nước và một ít hoa quả để giải lao, hầu như lớp nào cũng vậy, Chúng em ăn uống rất vui vẻ, những cốc nước mát như xóa tan đi cái mệt. Các lớp còn mời nhau lại uống nước và ăn hoa quả cùng nhóm của mình. Sau thời gian nghỉ ngơi, ai nấy đều như tỉnh táo hẳn và sẵn sàng cho số công việc còn lại của lớp mình. Mọi người rất tích cực để nhanh chóng hoàn thành công việc. Một số lớp đã làm xong thì vui vẻ ra hỗ trợ các lớp chưa làm xong để mọi người cùng được nghỉ. Tất cả đều vui vẻ giúp đỡ chứ không tỏ ra khó chịu khi phải làm hộ một phần cho các lớp khác.

Đúng mười một giờ, tất cả các lớp đã hoàn thành xong công việc được giao. Các bạn trong mỗi lớp tập trung lại để lớp trưởng đi báo cáo với các thầy cô. Sau khi báo cáo xong, các bạn ra về khi đã có sự cho phép của các thầy cô.

Buổi lao động được đánh giá là rất sôi nổi và có hiệu quả không những góp phần làm đẹp thêm cho trường học mà còn thể hiện sự đoàn kết giữa các lớp với nhau khi gặp khó khăn.