K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4

Câu 1

Bài thơ "Ca sợi chỉ" của Hồ Chí Minh mượn hình ảnh sợi chỉ để gửi gắm thông điệp sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc. Ban đầu, sợi chỉ tượng trưng cho mỗi cá nhân yếu ớt, nhỏ bé, “ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời”. Nhưng khi các sợi chỉ “họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều”, chúng dệt nên tấm vải “bền hơn lụa, lại điều hơn da” đó là hình ảnh ẩn dụ cho một tập thể vững chắc khi biết gắn bó, đoàn kết. Hồ Chí Minh sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, để làm nổi bật sự chuyển hóa từ yếu ớt đến mạnh mẽ của sợi chỉ, đồng thời nhấn mạnh vai trò của đoàn kết trong công cuộc kháng chiến. Lời thơ mộc mạc, gần gũi nhưng đầy sức gợi, kết thúc bằng lời kêu gọi chân thành “Việt Minh hội ấy mau mau phải vào” như một lời nhắn gửi thiết tha tới toàn dân. Qua đó, bài thơ không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn là bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng


Câu 2

Trong cuộc sống, không ai có thể sống và phát triển một mình. Mỗi người đều là một phần của tập thể, cộng đồng. Vì thế, đoàn kết , gắn bó, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh. Ông cha ta đã từng dạy “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Câu nói giản dị ấy đã khẳng định vai trò to lớn của sự đoàn kết trong cuộc sống con người

Trước hết, đoàn kết giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Khi mỗi người biết cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ, mọi công việc dù khó khăn đến đâu cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Một cá nhân có thể yếu ớt, nhưng khi nhiều người cùng đồng lòng, họ sẽ tạo nên một sức mạnh vững chắc. Cũng như những sợi chỉ nhỏ bé, khi kết lại với nhau sẽ dệt nên tấm vải bền đẹp, con người khi gắn bó sẽ tạo nên một tập thể mạnh mẽ

Trong lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù. Từ thời Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, toàn dân đã cùng nhau đứng lên bảo vệ đất nước. Sự gắn bó, đồng lòng của nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ đã tạo nên sức mạnh vô địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta"

Không chỉ trong chiến tranh, đoàn kết còn rất quan trọng trong học tập và làm việc. Một lớp học chỉ có thể tiến bộ khi các bạn biết giúp đỡ nhau cùng học tốt. Một nhóm làm việc chỉ hiệu quả khi các thành viên biết lắng nghe, phối hợp. Gia đình cũng chỉ hạnh phúc khi mọi người biết yêu thương, nhường nhịn. Như vậy, đoàn kết chính là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và xã hội văn minh

Ngược lại, nếu thiếu đoàn kết, con người dễ rơi vào mâu thuẫn, tranh cãi, thậm chí chia rẽ. Một tập thể không có sự gắn bó sẽ yếu ớt, dễ tan rã. Lợi ích chung bị ảnh hưởng, mục tiêu lớn không thể thực hiện được. Vì vậy, mỗi người cần học cách tôn trọng, lắng nghe và đặt lợi ích tập thể lên trên cá nhân để xây dựng sự đoàn kết vững chắc

Tóm lại, đoàn kết là sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua khó khăn, tạo nên những thành tựu lớn lao. để lớp học, trường học phát triển, mỗi học sinh cần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết chính là góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và tốt đẹp hơn


14 tháng 4

Câu1:

Bài thơ "Ca sợi chỉ" của tác giả Hồ Chí Minh là một tác phẩm mang nhiều bài học sâu sắc, thể hiện tư tưởng nhân đạo và tinh thần cách mạng của Bác Hồ. Sợi chỉ là một vật nhỏ bé, quen thuộc, giản dị và thiết thực trong đời sống, tác giả Hồ Chí Minh đã gửi gắm những bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó và trách nhiệm trong công việc chung của tập thể. Những câu thơ “ Càng dài lại càng mỏng manh,

             Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng!

               Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

      Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                 Dệt nên tấm vải mỹ miều,

        Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da"

Qua lối miêu tả chiều dài và cách nhìn nhận sợi chỉ từ góc nhìn của người ngoài, tác giả đã lấy hình ảnh sợi chỉ để gợi ra hình ảnh con người, phần nào làm rõ khả năng của một cá nhân khi ở riêng lẻ và khi ở trong tập thể. Nhấn mạnh sức mạnh chung, đồng thời là trách nhiệm của một cá nhân với tập thể. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, gần gũi, đồng thời là ngôn ngữ mộc mạc giàu sức miêu tả, khiến thông điệp truyền tải trở nên sâu sắc nhưng dễ cảm nhận. 2 câu thơ cuối           

              "Yêu nhau xin nhớ lời nhau,

    Việt Minh hội ấy mau mau phải vào."

Là 1 lời kêu gọi xuyên thời gian, kêu gọi nhân dân trong quá khứ và khơi gợi mãnh liệt tình yêu nước của những người trẻ hiện tại của chủ tịch Hồ Chí Minh. "Ca sợi chỉ" không chỉ là một bài thơ giàu nghệ thuật mà còn là lời nhắn gửi về tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và ý nghĩa của sự cống hiến trong cuộc sống.

Câu 2:

Đoàn kết là một trong những phẩm chất quan trọng nhất để xây dựng nên một tập thể vững mạnh và xã hội phát triển. Từ ngàn đời nay, ông cha ta đã khẳng định: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, nhấn mạnh vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết trong đời sống con người. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự gắn bó, đồng lòng giữa các cá nhân cũng luôn là nền tảng tạo nên thành công.

Đoàn kết không chỉ đơn thuần là việc cùng làm một việc gì đó, mà còn là sự thấu hiểu, cảm thông, sẵn sàng chia sẻ và cùng hướng tới một mục tiêu chung. Khi mọi người biết gạt bỏ lợi ích cá nhân, biết hỗ trợ và nâng đỡ lẫn nhau, thì sức mạnh được tạo ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với nỗ lực riêng lẻ. Một tập thể thống nhất sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà nếu đi một mình, ta khó có thể vượt qua. Câu chuyện bó đũa vẫn luôn là minh chứng rõ ràng nhất: một chiếc đũa dễ bị bẻ gãy, nhưng cả bó đũa thì lại rất cứng cáp.

Trong lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết đã làm nên những chiến thắng vẻ vang. Nhờ sự đồng lòng của toàn dân mà chúng ta đã vượt qua những thời kỳ gian khổ, chiến thắng thực dân, đế quốc, giành lại độc lập tự do. Không có sự đoàn kết, sẽ không có một Việt Nam vững mạnh và kiên cường như hôm nay. Trong thời kỳ hiện đại, khi đại dịch COVID-19 lan rộng, tinh thần đoàn kết của người dân cả nước – từ bác sĩ, chiến sĩ, đến những người dân thường đã góp phần kiểm soát dịch bệnh và lan tỏa tình người giữa cuộc sống đầy biến động.

Không chỉ trên bình diện quốc gia, đoàn kết còn cần thiết trong từng môi trường nhỏ hơn như trường lớp, cơ quan, hay chính gia đình. Một lớp học có tinh thần gắn bó, biết hỗ trợ nhau trong học tập sẽ tạo nên môi trường tích cực, thân thiện. Một gia đình đoàn kết là nền tảng để nuôi dưỡng yêu thương, giáo dục con người. Một tập thể làm việc biết cùng hướng về mục tiêu chung sẽ luôn phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Tuy nhiên, xây dựng sự đoàn kết không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi mỗi người phải biết tôn trọng người khác, biết lắng nghe, chia sẻ và hy sinh cái tôi cá nhân vì lợi ích chung. Sự đoàn kết thực sự đến từ sự chân thành, trách nhiệm và tinh thần cộng đồng cao.

      Đoàn kết là một sức mạnh to lớn, là chiếc cầu nối giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể. Trong thời đại ngày nay, khi thế giới ngày càng phức tạp và cạnh tranh gay gắt, tinh thần đoàn kết lại càng trở nên cần thiết. Là một người trẻ, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của đoàn kết, và góp phần xây dựng một xã hội yêu thương, gắn bó và vững mạnh hơn

Đề thi đánh giá năng lực

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                                CA SỢI CHỈ                        Mẹ tôi là một đoá hoa,                Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.                        Xưa tôi yếu ớt vô cùng,                Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.                        Khi tôi đã thành chỉ rồi,              ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                               CA SỢI CHỈ

                       Mẹ tôi là một đoá hoa,

               Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.

                       Xưa tôi yếu ớt vô cùng,

               Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.

                       Khi tôi đã thành chỉ rồi,

               Cũng còn yếu lắm, ăn ngồi không ngon,

                       Mạnh gì sợi chỉ con con,

               Khôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng!

                       Càng dài lại càng mỏng manh,

               Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng!

                       Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

               Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                       Dệt nên tấm vải mỹ miều,

               Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

                       Đố ai bứt xé cho ra,

               Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

                       Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,

               Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.

                       Yêu nhau xin nhớ lời nhau,

               Việt Minh hội ấy mau mau phải vào.

(Thơ Hồ Chí Minh, Cảnh Nguyên và Hồ Văn Sơn biên soạn, trang 73)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật “tôi” trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ vật gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

                       Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

               Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                       Dệt nên tấm vải mỹ miều,

               Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

                       Đố ai bứt xé cho ra,

               Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

Câu 4 (1.0 điểm): Sợi chỉ có những đặc tính nào? Theo anh/chị, sức mạnh của sợi chỉ nằm ở đâu?

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

7
24 tháng 2

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là: Biểu cảm.

Câu 2:

Nhân vật “tôi” trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ: Cái bông.

Câu 3:

*Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ là nhân hóa, sợi chỉ cũng có ý thức, có bạn bè: 

Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

- Tác dụng:

+ Làm câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Thể hiện rằng khi hợp lại, những sợi chỉ có thể có sức mạnh phi thường.

=> Tình đoàn kết.

*Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ là so sánh: 

Dệt nên tấm vải mỹ miều,

Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

- Tác dụng:

+ Làm câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp và sự vững bền của tình đoàn kết.

Câu 4:

- Đặc tính của sợi chỉ: Mỏng manh nhưng dẻo dai, có thể hợp lại với các sợi chỉ khác để tạo nên cái đẹp và sự bền vững.

- Sức mạnh chủ yếu của sợi chỉ nằm ở việc có thể kết hợp với các sợi chỉ khác để tạo nên một mảnh vải đẹp, đó là sức mạnh của sự đoàn kết.

Câu 5:

- Bài học: Sức mạnh của tình đoàn kết tạo ra những thắng lợi vẻ vang.

- Ý nghĩa: Phải biết yêu đồng bào, yêu dân tộc, biết nhường nhịn và cùng nỗ lực để đạt đến thành công.

24 tháng 2

Câu 2 bông hoa

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Tìm những từ ngữ cho thấy thái độ của người đi đường với người đàn bà bán ngô nướng. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ:  Người đi qua thờ ơ Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Tìm những từ ngữ cho thấy thái độ của người đi đường với người đàn bà bán ngô nướng.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ: 

Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con

Câu 4. Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. 

Câu 5. Nêu một thông điệp anh/chị rút ra sau khi đọc bài thơ và lí giải. 

Bài đọc:

         Những người đàn bà bán ngô nướng

Những người đàn bà bán ngô nướng
Bày số phận mình bên đường
Những nhem nhuốc bên ngoài che dấu
Bao ngọt lành, nóng hổi bên trong

Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con

Tôi ngồi xuống hai bàn tay ấp ủ
Một tuổi thơ lam lũ ruộng bùn
Cắn vào kí ức
Từng hạt ngô rơi
         Những kỉ niệm lon ton
Những hạt ngô - những giọt lệ của mẹ
Những mắt tròn xoe đói khát em thơ
Không dám cắn nữa
            áp bắp ngô lên má
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…
Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa
Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm!

         (Nguyễn Đức Hạnh, trích Khoảng lặng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2016, tr.107-108)

0
20 tháng 1

Lớp 12 ☠

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định ngôi kể trong văn bản. Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh khắc họa cuộc sống của Thứ khi ở Hà Nội.  Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân. Câu 4. Nhận xét sự thay đổi của Thứ khi ở Hà Nội và Sài Gòn.  Câu...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định ngôi kể trong văn bản.

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh khắc họa cuộc sống của Thứ khi ở Hà Nội. 

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân.

Câu 4. Nhận xét sự thay đổi của Thứ khi ở Hà Nội và Sài Gòn. 

Câu 5. Trình bày một thông điệp anh/chị rút ra sau khi đọc văn bản và lí giải. 

Bài đọc:

Sống mòn

       Tóm tắt: “Sống mòn” là cuốn tiểu thuyết của nhà văn hiện thực Nam Cao, viết trước Cách mạng tháng Tám về đề tài người trí thức tiểu tư sản. Nhân vật chính là Thứ - một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí hướng. Sau khi lấy được bằng Thành chung(1), y vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh. Nhưng sau 3 năm, vì nghéo khó, bệnh tật, y phải về quê, chịu cảnh thất nghiệp. Rồi Thứ lên Hà Nội dạy ở một trường tư do Đích - anh họ đồng thời cũng là bạn của Thứ cùng vợ chưa cưới là Oanh mở ở ngoại thành Hà Nội. Cùng dạy với Thứ, Oanh còn có San. Cuộc sống của họ đều khó khăn. Thứ nhận thấy kiếp sống nghèo khổ đã làm thui chột ước mơ, hoài bão và đẩy y cùng những người xung quanh đến cảnh “sống mòn”, trở nên ti tiện, nhỏ nhen. Nghỉ hè, Thứ về quê và phải đối mặt với những chuyện rắc rối của gia đình. Khi y quay trở lại Hà Nội thì trường phải đóng cửa vì thành phố luôn trong tình trạng báo động, Đích đang hấp hối trên giường bệnh,... Thứ đành trở về quê. Đoạn trích dưới đây là phần cuối của tiểu thuyết.

       Thứ đứng tựa mạn tàu... Người ta không thể ước ao một buổi sáng đẹp hơn. Trời xanh lơ, tươi màu như vừa mới quét sơn. Một vài túm mây trắng, lửng lơ. Không gian như rộng quang ra. Ánh nắng chan hòa và rực rỡ. Nhưng Thứ buồn... Y nhìn đằng sau, Hà Nội lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần. Biết bao nhiêu là ước vọng cao xa khi còn ngồi trên ghế nhà trường! Cái đầu tóc mới nuôi có bao giờ thèm mong sau này làm một ông phán tầm thường, mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương vê nuôi vợ, nuôi con? Y sẽ đỗ thành chung, y sẽ đỗ tú tài, y sẽ vào đại học đường, y sang Tây,... Y sẽ thành một vĩ nhân đem những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân. Vào Sài Gòn, y đã làm một kẻ lông bông. Tuy vậy, mấy năm ở Sài Gòn cũng là một quãng thời gian đẹp của y. Ít ra, y cũng hăm hở, y đã náo nức, y đã mong chờ. Y đã ghét và yêu. Y đã say mê. Y đã ngồi ở thư viện không biết mỏi lưng và đón một dịp đi Pháp không biết nản... Về Hà Nội, y sống rụt rè hơn, sẻn so hơn, sống còm rom. Y chỉ còn dám nghĩ đến chuyện để dành, chuyện mua vườn, chuyện làm nhà, chuyện nuôi sống y với vợ con y. Nhưng cũng chưa đến nỗi hỏng cả mười phần. Ít ra, y cũng còn làm được một việc gì, còn kiếm nổi bát cơm của mình ăn. Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế y thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Ý sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. Y sẽ đi và bất cần tất cả!... Nhưng mà Hà Nội vẫn lùi dần, lùi dần... và đời y cũng lùi dần. Y đang lùi về một xó nhà quê. Con tàu chở y về. Y cưỡng lại làm sao, bởi vì y đang ở trên con tàu đó. Chiều hôm nay, về đến nhà, y sẽ bảo Liên rằng trường đã vỡ rồi, y hết kế sinh nhai, y sẽ ra đi, sẽ đi liều,… Liên sẽ vuốt tóc y, xoa đầu y, vỗ về y vào bảo rằng y sẽ chẳng đi đâu. Và y sẽ chẳng đi đâu... Ấy! Cái đời y là vậy! Y biết thế! Y nhu nhược quá, hèn yếu quá! Y không bao giờ cưỡng lại (...) Y chỉ để mặc con tàu mang đi.

       Hà Nội vẫn lùi dần, lùi dần,... và bây giờ thì xa rồi, khuất hẳn rồi. Hai bên bờ sông, lần lượt qua những đồng ruộng và những khóm tre, những làng mạc xo ro, những người nhà quê bao nhiêu đời nay đương đánh vật nhau với đất. Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại ở đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi...

       Bên cạnh Thứ, một anh chàng nhà quê trẻ tuổi, mượn được tờ báo của một kẻ đồng hành, mở ra, ề à đọc cho mấy người nhà quê khác nghe chung. Thứ nhớ đến cuộc chiến tranh ghê gớm hiện thời. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu thành phố tan nát! Cái thảm sông máu, núi thây thật là rùng rợn. Nhân loại lên cơn sốt rét, đang quằn quại, nhăn nhó, rên la, tự mình lại cắn mình, tự mình lại xé mình, để đổi thay. Cái gì sẽ trồi ra? Lòng Thứ đột nhiên lại hé ra một tia sáng mong manh. Thứ lại thấy hi vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn... đẹp đẽ hơn... Nhưng y lại đỏ mặt ngay. Người ta chỉ được hưởng những cái gì mình đáng hưởng thôi. Y đã làm gì chưa?

(Tuyển tập Nam Cao, tập 2, NXB Văn học, 2005, tr.331-334)

Chú thích: 

(1) Bằng Thành chung: Bằng cấp cho người thi đỗ hết cấp cao đẳng tiểu học thời Pháp thuộc, tương đương với bằng tốt nghiệp trung học cơ sở ngày nay.

1
20 tháng 1

Ưạ

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:        Hồi lên sáu, tôi có nhìn thấy một lần, một bức tranh tuyệt đẹp, trong một cuốn sách về Rừng Hoang nhan đề: "Những câu chuyện có sống qua". Bức tranh vẽ hình một con trăn đang nuốt một con thú dữ. Đây là bản sao của bức vẽ.       Trong sách, người ta nói: "Loài trăn nuốt chửng cả con mồi, không nhai. Sau chúng chẳng nhúc nhích gì...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

      Hồi lên sáu, tôi có nhìn thấy một lần, một bức tranh tuyệt đẹp, trong một cuốn sách về Rừng Hoang nhan đề: "Những câu chuyện có sống qua". Bức tranh vẽ hình một con trăn đang nuốt một con thú dữ. Đây là bản sao của bức vẽ.

Hình minh họa trong Hoàng tử bé


      Trong sách, người ta nói: "Loài trăn nuốt chửng cả con mồi, không nhai. Sau chúng chẳng nhúc nhích gì được nữa và ngủ sáu tháng liền để tiêu hóa con mồi.".

      Từ đó, tôi hay nghĩ đến các chuyện xảy ra trong rừng rậm, và đến lượt tôi, với một cây bút chì màu, tối vẽ được hình vẽ đầu tiên của tôi. Hình vẽ số một của tôi. Nó như thế này:

Hình minh họa trong Hoàng tử bé

      Tôi đưa cho các người lớn xem kiệt tác của tôi và hỏi họ bức vẽ của tôi có làm cho họ sợ không.

      Họ trả lời: "Sao một cái mũ lại làm cho sợ được?".

      Bức tranh của tôi đâu có vẽ một chiếc mũ. Nó vẽ một con trăn đang tiêu hóa một con voi. Thế là tôi vẽ lại bên trong bụng trăn, để cho các người lớn có thể hiểu được. Đối với người lớn, bao giờ cũng phải giảng. Bức vẽ số hai của tôi thế này:

Hình ảnh minh họa trong Hoàng tử bé

      Các người lớn khuyên tôi hãy để qua một bên các bức vẽ trăn nhìn bên ngoài hay bổ đôi kia đi, và hãy để tâm vào môn địa, môn sử, môn toán và môn ngữ pháp. Như vậy đó mà vào tuổi lên sáu, tôi đã bỏ một cuộc đời họa sĩ tuyệt diệu.

      Tôi thất vọng vì bức vẽ số một và bức vẽ số hai của tôi không thành công. Các người lớn không bao giờ tự mình hiểu được điều gì, và trẻ con lúc nào, lúc nào cũng phải giảng giải cho các ông, đến nhọc!

      Thế là tôi phải chọn một nghề khác, và tôi học lái máy bay. Trên thế giới, đâu tôi cũng từng có bay một tí. Và môn địa lí, đúng thế, có giúp cho tôi nhiều, chỉ nhìn qua, tôi biết nhận ra đây là Trung Quốc chứ không phải vùng Arizona. Cái đó cần lắm, nếu ban đêm ta bị lạc.

      Như vậy đấy, trong cuộc đời tôi, tôi có hàng đống những cuộc gặp gỡ với khối người quan trọng. Tôi đã sống nhiều ở nhà những người lớn. Tôi đã nhìn thấy họ rất gần. Việc này vẫn chẳng làm tôi đánh giá họ khá hơn bao nhiều.

      Khi gặp một người lớn có vẻ hơi sáng suốt một chút, tôi liền đem bức vẽ số một mà tôi vẫn giữ, để thử ông ta, ông ta trả lời hoài: "Đây là một cái mũ.". Thế là tôi chẳng thèm nói với ông ta về rắn trăn, rừng hoang hay trăng sao gì nữa. Tôi tự hạ ngang tầm ông ta. Tôi nói với ông ta về bài bạc, về đấu bóng, về chính trị và về cà vạt. Thế là người lớn rất lấy làm bằng lòng được gặp một người biết điều như tôi.

(Trích tiểu thuyết Hoàng tử bé, Saint Exupéry)

Câu 1. Xác định ngôi kể trong văn bản trên.

Câu 2. Kiệt tác của cậu bé trong văn bản là gì? 

Câu 3. Theo em, vì sao người lớn lại bảo cậu bé hãy chú trọng học những môn văn hóa thay vì khuyến khích cậu bé vẽ thật nhiều?

Câu 4. Những người lớn trong văn bản trên được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về những nhân vật ấy? 

Câu 5. Qua văn bản, em rút ra được những bài học gì cho bản thân? 

1
21 tháng 1

Câu 1. Ngôi kể trong văn bản trên: Ngôi thứ nhất. Câu 2. Kiệt tác của cậu bé trong văn bản là: Bức vẽ số một – hình vẽ một con trăn đang nuốt chửng và tiêu hóa một con voi (bên ngoài trông giống một cái mũ). Câu 3. Người lớn bảo cậu bé hãy chú trọng học các môn văn hóa thay vì khuyến khích vẽ vì: Người lớn thường thực dụng, chỉ coi trọng những kiến thức "hữu ích" trong học tập và công việc. Họ không có khả năng nhìn nhận sáng tạo, tưởng tượng, và không hiểu được ý nghĩa sâu xa trong bức vẽ của cậu bé. Câu 4. Người lớn được miêu tả: Thực tế, thực dụng, thiếu sáng tạo và không hiểu được tâm hồn của trẻ con. Họ thường đánh giá mọi thứ qua vẻ bề ngoài và áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ em. Nhận xét: Những người lớn trong văn bản đại diện cho cách tư duy khô khan, hạn chế trí tưởng tượng và sự sáng tạo, khiến trẻ con dễ cảm thấy thất vọng hoặc bị ép buộc theo những lối mòn. Câu 5. Bài học rút ra: Hãy giữ gìn trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bản thân, không để ý kiến của người khác làm mất đi niềm đam mê. Trẻ em cần được khuyến khích và tôn trọng những ý tưởng của mình, thay vì áp đặt hay phủ nhận. Quan trọng hơn, chúng ta cần học cách nhìn sâu vào vấn đề, không chỉ đánh giá mọi thứ qua vẻ bề ngoài.