K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hoạt động Thương mại • Nội thương: Vai trò: Đáp ứng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng. • Tình hình phát triển: Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng mở rộng và hiện đại. • Ngoại thương: Vai trò: Tăng cường xuất nhập khẩu, nâng cao vị thế kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế. • Tình hình phát...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hoạt động Thương mại

• Nội thương: Vai trò: Đáp ứng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng. • Tình hình phát triển: Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng mở rộng và hiện đại.
• Ngoại thương: Vai trò: Tăng cường xuất nhập khẩu, nâng cao vị thế kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế. • Tình hình phát triển: Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Vùng du lịch và Sản phẩm đặc trưng 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ: • Sản phẩm đặc trưng: Cảnh quan thiên nhiên (ruộng bậc thang, Hồ Ba Bể, thác Bản Giốc), văn hóa dân tộc thiểu số (chợ phiên, lễ hội). 2. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: • Sản phẩm đặc trưng: Các di tích lịch sử (Vịnh Hạ Long, phố cổ Hà Nội, chùa Bái Đính), văn hóa lễ hội (Hội Gióng, lễ hội Chùa Hương). 3. Bắc Trung Bộ: • Sản phẩm đặc trưng: Di tích cố đô Huế, động Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi biển Cửa Lò. 4. Duyên hải Nam Trung Bộ: • Sản phẩm đặc trưng: Bãi biển đẹp (Nha Trang, Quy Nhơn), văn hóa Chăm-pa (tháp Chàm, lễ hội Katê). 5. Tây Nguyên: • Sản phẩm đặc trưng: Không gian văn hóa cồng chiêng, thác nước lớn (Dray Nur, Dray Sáp), rừng quốc gia Yok Đôn. 6. Đông Nam Bộ: • Sản phẩm đặc trưng: Khu du lịch sinh thái (Cần Giờ), khu vui chơi hiện đại (Suối Tiên, Bửu Long). 7. Đồng bằng sông Cửu Long: • Sản phẩm đặc trưng: Du lịch sông nước (chợ nổi Cái Răng), vườn trái cây (Cái Mơn, Mỹ Khánh), rừng tràm Trà Sư

0

Đề thi đánh giá năng lực

1. Vai trò của nội thương và ngoại thương a) Nội thương (thương mại trong nước) Thúc đẩy sản xuất: Tạo động lực phát triển kinh tế, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước. Tăng trưởng kinh tế: Góp phần nâng cao GDP và cải thiện đời sống nhân dân. Tạo việc làm: Phát triển thị trường bán lẻ, dịch vụ, logistics giúp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Ổn định thị...
Đọc tiếp

1. Vai trò của nội thương và ngoại thương a) Nội thương (thương mại trong nước) Thúc đẩy sản xuất: Tạo động lực phát triển kinh tế, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước. Tăng trưởng kinh tế: Góp phần nâng cao GDP và cải thiện đời sống nhân dân. Tạo việc làm: Phát triển thị trường bán lẻ, dịch vụ, logistics giúp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Ổn định thị trường: Điều tiết cung cầu, hạn chế tình trạng khan hiếm hoặc dư thừa hàng hóa. Hỗ trợ phát triển vùng miền: Kết nối sản xuất với tiêu dùng, đặc biệt là vùng nông thôn và miền núi. b) Ngoại thương (thương mại quốc tế) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Xuất khẩu giúp gia tăng nguồn thu ngoại tệ, nhập khẩu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và công nghệ. Mở rộng thị trường: Giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): Góp phần nâng cao công nghệ, tạo việc làm và tăng thu ngân sách. Cải thiện cán cân thương mại: Giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào một số mặt hàng nhập khẩu và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. --- 2. Tình hình phát triển của nội thương và ngoại thương Việt Nam a) Nội thương Thị trường bán lẻ phát triển mạnh: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ liên tục tăng qua các năm, đóng góp lớn vào GDP. Xu hướng thương mại điện tử: Các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop phát triển mạnh, giúp mở rộng thị trường tiêu dùng. Hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại mở rộng: Các chuỗi như VinMart, Co.opmart, Big C, Bách Hóa Xanh phủ sóng khắp cả nước. Thách thức: Cạnh tranh với hàng nhập khẩu, giá cả không ổn định, ảnh hưởng bởi biến động kinh tế toàn cầu. b) Ngoại thương Xuất khẩu tăng trưởng mạnh: Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như điện thoại, linh kiện điện tử, dệt may, thủy sản, nông sản (gạo, cà phê, hồ tiêu). Đối tác thương mại lớn: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu chính. Tham gia nhiều hiệp định thương mại: CPTPP, EVFTA, RCEP giúp mở rộng thị trường và giảm thuế xuất khẩu. Thách thức: Phụ thuộc vào một số thị trường lớn, rủi ro về hàng rào thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao. --- Kết luận Nội thương và ngoại thương đều đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nội thương giúp ổn định thị trường trong nước, nâng cao sức mua và hỗ trợ sản xuất. Ngoại thương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội hội nhập quốc tế nhưng cũng gặp nhiều thách thức. Cần có chiến lược phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế. Sản phẩm đặc trưng của các vùng du lịch ở Việt Nam

0
19 tháng 1

20 tỷ con kiến và nhiều hơn

19 tháng 1

có khoảng 20 triệu tỉ con kiến

19 tháng 1

Bạn ơi đề bài có vẻ ko đủ nhỉ

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:      – Thôi nào.      Eugène nói với lão:     – Cha hãy ngủ đi, lão Goriot tốt bụng của con, con sẽ viết thư cho họ. Ngay khi Bianchon trở lại, con sẽ đi nếu các cô ấy không đến.     – Các con gái ta không tới ư?     Ông già nức nở nhắc lại:      – Ta sẽ chết mất. Chết vì tức giận. Lúc này đây ta đã thấy tất cả cuộc...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

    Thôi nào. 

    Eugène nói với lão:

    – Cha hãy ngủ đi, lão Goriot tốt bụng của con, con sẽ viết thư cho họ. Ngay khi Bianchon trở lại, con sẽ đi nếu các cô ấy không đến.

    – Các con gái ta không tới ư?

    Ông già nức nở nhắc lại: 

    – Ta sẽ chết mất. Chết vì tức giận. Lúc này đây ta đã thấy tất cả cuộc đời ta, ta thật ngu ngốc. Các con ta không yêu ta, rõ ràng là chúng chưa bao giờ yêu ta. Nếu chúng không đến bây giờ thì chúng sẽ không bao giờ đến. Chúng càng đến muộn, chúng càng làm cho ta buồn khổ. Ta hiểu các con ta mà. Chúng có bao giờ quan tâm đến nỗi cô đơn, buồn phiền, đau khổ, những sự cần thiết của ta thì chúng cũng chẳng đoán biết được cái chết của ta đâu, chẳng qua chúng không hiểu thấu tình yêu thương của ta thôi. Phải, ta thấy rõ rồi, đối với chúng thì cái thói quen rút gan rút ruột ta đã khiến cho chúng không nhìn thấy những giá trị của việc ta đã làm cho chúng. Giá chúng đòi móc mắt ta thì ta cũng sẽ bảo: "Các con cứ việc móc nó ra.". Ta thật là ngu ngốc. Các con ta cứ tưởng rằng mọi người cha đều giống cha chúng. Sau này các con của chúng sẽ trả thù cho ta, chúng sẽ có lợi nếu chúng đến đây. Cậu hãy báo trước cho chúng biết rằng chúng đang làm cho chúng trở nên tồi tệ. Chúng đã phạm vào tất cả các tội ác. Cậu hãy đi đi, cậu hãy nói với chúng rằng nếu không đến nghĩa là chúng đã giết cha chúng rồi. Chúng đã phạm vào bao nhiêu tội ác rồi, đừng mang thêm tội giết cha nữa. Cậu hãy hét lên như ta đây này: "Ôi Anastasie! Ôi Delphine! Hãy đến với cha các cô đi, ông ấy đã rất tốt với các cô và giờ đây ông ấy đang sắp chết?". Chẳng có gì hết. Chẳng có một ai. Vậy thì ta sẽ phải chết như một con chó ư? Tôi đã bị con cái bỏ rơi, đó là phần thưởng cho tôi sao? Thật là độc ác và bẩn thỉu. Ta ghê tởm chúng, ta nguyền rủa chúng, kể cả khi đêm đến, ta cũng sẽ thức dậy từ quan tài để nguyền rủa chúng, bởi vì chúng ăn ở quá tệ. Ta sai lầm rồi phải không? Chúng đối xử thật tồi tệ phải không? Ôi ta vừa nói gì nhỉ? Cậu vừa nói với ta là Delphine đến rồi đấy chứ? Nó là đứa con gái tốt nhất của ta đấy. Eugène ạ, cậu như con trai của ta. Cậu cũng yêu nó chứ. Hãy đối xử với nó như một người cha ấy. Còn Anastasie bất hạnh nữa. Số phận của chúng ra sao đây? Ôi chúa ơi, ta sắp chết rồi, ta đau đớn quá. Cắt bỏ đầu ta đi, chỉ để lại cho ta mỗi trái tim thôi.

    – Christophe, cậu đi tìm Bianchon đi và mang đến cho tôi một cái xe.

    Eugène kêu lên sợ hãi khi nghe thấy những tiếng kêu la, rên rỉ của ông già. Cháu sẽ đi tìm các con gái của ông, người cha già nhân hậu ạ, cháu sẽ đưa họ về với cụ.

    – Mau lên, mau lên, cậu hãy yêu cầu hiến binh, hiến binh.

    Ông già vừa nói vừa nhìn Eugène với cái nhìn tràn đầy lý trí:

    – Hãy nói với nội các chính phủ, với ngài biện lý của nhà nước để họ đưa các con của ta về, ta mong muốn điều đó biết bao!

    – Nhưng cụ đã nguyền rủa họ cơ mà.

    Ông già sững sờ hỏi:

    – Ai đã nói thế? 

    – Cậu biết rõ là ta rất yêu các con ta mà. Nếu được nhìn thấy chúng thì ta đã khỏi bệnh rồi. Cậu hãy đi đi, người hàng xóm tốt bụng của ta, con trai yêu quý của ta. Con đi tìm chúng đi. Con thật là tốt. Ta muốn cảm ơn con, nhưng ta chẳng có gì cho con ngoài lời chúc phúc của một kẻ sắp chết. À ta muốn gặp Delphine, ta sẽ bảo nó thay ta trả ơn cho con. Nếu Nasie không đến, thì con dẫn Delphine đến đây. Con nói với nó rằng con sẽ không yêu nó nữa nếu nó không đến. Nó rất yêu con nên nó sẽ tới. Ôi! Ta muốn uống. Lòng yêu con đang đốt cháy ta. Hãy để cái gì đó lên đầu ta đi. Bàn tay của các con gái ta, nó sẽ cứu ta, ta cảm thấy điều đó mà... Chúa ơi! Ai sẽ làm ra tài sản cho các con ta nếu ta ra đi? Ta muốn đến Odessa để kiếm tiền cho các con ta.

    – Cụ uống đi.

    Eugène vừa nói vừa nâng ông già đang hấp hối lên cánh tay trái của mình, còn tay phải anh cầm chén nước thuốc đầy.

    – Con phải yêu quý cha mẹ con. Ông già vừa nói vừa siết chặt bàn tay yếu ớt của mình vào bàn tay của Eugène. Cậu có hiểu được rằng ta sẽ chết mà không được gặp các con gái của ta không? Ta luôn thấy khát nhưng không bao giờ ta được uống. Ta đã sống như thế trong suốt mười năm qua. Hai thằng con rể của ta đã giết chết các con gái ta. Phải rồi, ta đã mất con sau khi chúng đi lấy chồng. Đức cha ơi, người hãy nói với nhà thờ đưa ra một luật về cưới xin đi. Cậu nghe đây. Nếu cậu yêu quý các con gái cậu thì cậu đừng cho nó lấy chồng. Con rể là một kẻ độc ác, nó làm hư hỏng con gái ta. Biết bao đám cưới đã cướp đi các con gái chúng ta. Chúng không ở bên chúng ta ngay cả khi chúng ta sắp chết. Thật khủng khiếp, ta căm thù chúng, chính những thằng con rể đã ngăn cấm các con ta đến thăm ta. Hãy giết chết chúng đi. Restaud, Nucingen, chúng mày phải chết, những tên sát nhân. Chúng phải chết hoặc là để ta được gặp các con gái ta. Ôi hết rồi, ta sẽ chết mà không gặp chúng. Anastasie, Delphine ơi, hãy đến đây đi. Cha của các con sắp ra đi rồi...

    – Hỡi cha Goriot nhân hậu của con, hãy bình tĩnh nào. Cha hãy yên lặng đừng cử động, đừng nghĩ ngợi nữa.

    – Ta đang hấp hối mà không gặp được các con ư?

    – Cha sẽ được gặp các cô ấy.

    – Đúng rồi? Ông già lẩn thẩn kêu lên. Ồ, được gặp chúng, ta sẽ chết trong sung sướng. Mà này, ta không muốn sống nữa, ta không còn thiết tha với cuộc sống nữa, ta đã đau khổ nhiều rồi. Nhưng được gặp chúng, được sờ vào cái áo chúng mặc thôi, chỉ cái áo thôi cũng đủ rồi. Ta cảm thấy có cái gì đó của các con ta, cho ta vuốt tóc chúng...

    Đầu ông lão rơi phịch xuống gối giống như bị ai đó đánh rất mạnh. Bàn tay vuốt cái chăn như vuốt mái tóc của các con gái. 

    – Ta sẽ chúc phúc cho các con ta.  Ông già cố gắng nói.  ... Chúc phúc...

    Đột nhiên ông yếu hẳn đi. Đúng lúc đó Bianchon bước vào.

    – Tôi đã gặp Christophe. Anh ta nói. Nó sẽ mang một chiếc xe đến.

    Rồi anh nhìn người bệnh và vạch mi mắt của ông cụ, mắt đã mờ không còn sự sống. "Ông ấy đã đi rồi.", Bianchon nói, rồi anh bắt mạch cho ông, anh đặt tay lên ngực ông già nhân hậu.

(Trích tiểu thuyết Lão Goriot, H. Balzac)

Lão Goriot là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của H. Balzac, lấy bối cảnh là kinh đô Paris năm 1819, viết về số phận của ba nhân vật: Ông lão Goriot, tên tù khổ sai vượt ngục Vautrin và anh chàng sinh viên luật Eugène de Rastignac. Trong đó, lão Goriot là người có số phận đáng thương, bất hạnh nhất. Lão vốn là một tiểu thương giàu có, khát khao muốn bước chân vào giới quý tộc. Lão cũng là một người cha rất yêu thương con. Các con gái của lão là Anastasie và Delphine muốn gì lão cũng đều đáp ứng. Vì muốn các con được bước chân vào giới quý tộc nên lão đã gả hai cô con gái cho gã quý tộc Restaud và người chủ ngân hàng Nucingen. Nhưng, sau khi kết hôn, hai cô con gái cũng không ngừng bòn rút hết tất cả số tiền của cha, đẩy lão vào cuộc sống nghèo khổ, không một xu dính túi. Đoạn trích trên là tình cảnh của lão Goriot vào những phút giây cuối cùng của cuộc đời. 

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản. 

Câu 2. Đề tài của văn bản trên là gì?

Câu 3. Lời nói của lão Goriot với Rastignac sau đây:  Con phải yêu quý cha mẹ con. Ông già vừa nói vừa siết chặt bàn tay yếu ớt của mình vào bàn tay của Eugène. Cậu có hiểu được rằng ta sẽ chết mà không được gặp các con gái của ta không? Ta luôn thấy khát nhưng không bao giờ ta được uống. Ta đã sống như thế trong suốt mười năm qua. gợi cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì?

Câu 4. Vì sao lão Goriot lại khao khát được gặp các con ngay sau khi nguyền rủa, mắng chửi chúng?

Câu 5. Nhận xét về tình cảnh lúc cuối đời của lão Goriot. 

0

Dữ vậy trời

16 tháng 1

tôi chỉ biết làm văn thôi

19 tháng 1

dài v cô?

20 tháng 1

dài quá ko muốn làm

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gợi tả âm thanh trong văn bản. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Tôi cựa mình như búp non mở lá.  Câu 4. Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nghe âm thanh Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ và và tiếng gọi, tiếng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gợi tả âm thanh trong văn bản.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Tôi cựa mình như búp non mở lá. 

Câu 4. Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nghe âm thanh Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ và và tiếng gọi, tiếng cười khúc khích lúc ban mai. 

Câu 5. Trình bày một thông điệp ý nghĩa mà anh/chị rút ra từ văn bản và lí giải (khoảng 5 - 7 dòng). 

Bài đọc:

                                  BAN MAI

                                                (Nguyễn Quang Thiều) 

Bóng tối đêm dần sáng như một con mèo nhung khổng lồ 
bước đi uyển chuyển
Cái đuôi mềm của nó chạm vào tôi làm tôi tỉnh giấc
Tôi cựa mình như búp non mở lá
Ý nghĩ mỉm cười trong vắt trước ban mai

Những xôn xao lùa qua hơi ẩm
Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mờ sương
Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm
Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng

Ơi… ơi…ơi, những con đường thân thuộc
Như những ngón tay người yêu lùa mãi vào chân tóc
Ai gọi đấy, ai đang cười khúc khích
Tôi lách mình qua khe cửa, ơi… ơi…

Người nông dân bế tôi lên và đặt vào thùng xe
Dưới vành nón của người cất lên trầm trầm giọng hát
Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót
Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày

Chiếc bánh xe trâu một nửa đã qua đêm
Một nửa thùng cỏ tươi còn trong bóng tối
Và sau tiếng huầy ơ như tiếng người chợt thức 
Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình

                      (Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 13 - 14)​

0
19 tháng 1

tận 200 chữ ?