K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:  Hai lần chết      Dung là con thứ bốn. Vì vậy khi nàng ra đời, không được cha mẹ hoan nghênh lắm. Thực ra, không phải cha mẹ nàng hất hủi con, vẫn coi người con như một cái phúc trời ban cho, nhưng lúc bấy giờ cha mẹ nàng đã nghèo rồi. Với ba người con trước, hai trai, một gái, cha mẹ Dung đã thấy khó nhọc, vất vả làm lụng mới lo đàn con...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

Hai lần chết

     Dung là con thứ bốn. Vì vậy khi nàng ra đời, không được cha mẹ hoan nghênh lắm. Thực ra, không phải cha mẹ nàng hất hủi con, vẫn coi người con như một cái phúc trời ban cho, nhưng lúc bấy giờ cha mẹ nàng đã nghèo rồi. Với ba người con trước, hai trai, một gái, cha mẹ Dung đã thấy khó nhọc, vất vả làm lụng mới lo đàn con đủ ăn, và hai con trai được đi học. Sau Dung lại còn con bé út nữa, nên cảnh nhà càng thêm túng bấn.

     […] Cha mẹ Dung cũng không nghĩ đến sự bắt nàng đi học như anh chị nàng, có lẽ vì nghĩ rằng lo cho hai người cũng đã đủ.

     Dung càng lớn càng gầy gò đi. Suốt ngày nàng chỉ chạy đánh khăng đánh đáo với lũ trẻ con nhà "hạ lưu"(1) cha nàng gọi thế những người nghèo khổ trú ngụ ở chung quanh xóm chợ. Nhiều khi đi đâu về trông thấy, cha nàng gọi về, đánh cho mấy roi mây và cấm từ đấy không được chơi với lũ trẻ ấy. Những trận đòn xong, Dung lại mon men chơi với lũ trẻ, và thấy hình như cha nàng cũng chỉ cấm lấy lệ chứ không thiết gì đến, nàng lại vững tâm nhập vào bọn hạ lưu đó, suốt ngày dông dài ở ngoài chợ.

     Một đôi khi, mẹ nàng kịp về đến nhà trông thấy nàng quần áo lôi thôi lếch thếch và chân tay lấm, bùn, chỉ chép miệng thở dài nói:

     - Con này rồi sau đến hỏng mất thôi.

     Rồi bà lại quay đi buôn bán như thường, sau khi đã để lại cho chồng một món tiền tiêu pha trong nhà, và sau khi anh chị Dung mỗi người đã nũng nịu đòi được một hào để ăn quà.

     Dung thấy thế cũng chẳng ganh tị, vì nàng xưa nay đối với các anh chị cũng không thân thiết lắm. Những khi nàng đang chơi thấy đói, nàng lại chạy về xin u già bát cơm nguội hay thức ăn gì khác thế nào u già cũng đã để phần rồi chạy nhảy như một con vật non không biết lo nghĩ gì.

     Những sự ấy đã làm cho Dung có một cái tính an phận và nhẫn nại lạ lùng. Ngày trong nhà có tết nhất, các anh chị và em nàng được mặc quần áo mới vui chơi, còn nàng vẫn cứ phải áo cũ làm lụng dưới bếp, Dung cũng không ca thán hay kêu ca gì. Mà nàng biết kêu ca cũng không được. Nhiều lần nàng đã nghe thấy u già nói mẹ nàng may cho cái áo, thì mẹ nàng trả lời:

     - May cho con nặc nô ấy làm gì. Để nó làm rách nát ra à?

     Còn nói với cha thì Dung biết là vô công hiệu, vì cha nàng không dám tự ý làm cái gì bao giờ cả.

     […] Thế là Dung đi lấy chồng.

     Nàng đi lấy chồng cũng bỡ ngỡ và lạ lùng như người nhà quê lên tỉnh. Dung coi đi lấy chồng như một dịp đi chơi xa, một dịp rời bỏ được cái gia đình lạnh lẽo và cái xóm chợ quen mắt quá của nàng. Đi lấy chồng đối với nàng là hưởng một sự mới.

     Vì thế, khi bước chân lên ô tô về nhà chồng, Dung không buồn bã khóc lóc gì cả. Nàng còn chú ý đến những sự lạ mắt lạ tai của nhà giai, không nghe thấy những lời chúc hơi mát mẻ và ganh tị của hai chị và em bé nàng nữa.

     Về đến nhà chồng, Dung mới biết chồng là một anh học trò lớp nhì, vừa lẫn thẩn vừa ngu đần. Nàng đã bé mà chồng nàng lại còn bé choắt hơn. Nhưng bà mẹ chồng với các em chồng nàng thì to lớn ác nghiệt lắm.

     Qua ngày nhị hỉ, Dung đã tháo bỏ đôi vòng trả mẹ chồng, ăn mặc nâu sồng như khi còn ở nhà, rồi theo các em chồng ra đồng làm ruộng. Nhà chồng nàng giàu, nhưng bà mẹ chồng rất keo kiệt, không chịu nuôi người làm mà bắt con dâu làm.

     Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi. Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.

     Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:

     - Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu.

     Rồi bà kể thêm:

     - Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu.

     Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.

     Một hôm tình cờ cả nhà đi vắng, Dung vội ăn cắp mấy đồng bạc trinh lẻn ra ga lấy vé tàu về quê. Đến nơi, mẹ nàng ngạc nhiên hỏi:

     - Kìa, con về bao giờ thế? Đi có một mình thôi à?

     Dung sợ hãi không dám nói rằng trốn về, phải tìm cớ nói dối. Nhưng đến chiều tối, nàng lo sợ quá, biết rằng thế nào ngày mai mẹ chồng nàng cũng xuống tìm. Nàng đánh bạo kể hết tình đầu cho cha mẹ nghe, những nỗi hành hạ nàng phải chịu, và xin cho phép nàng ở lại nhà.

     Cha nàng hút một điếu thuốc trong cái ống điếu khảm bạc, rồi trầm ngâm như nghĩ ngợi. Còn mẹ nàng thì đùng đùng nổi giận mắng lấy mắng để:

     - Lấy chồng mà còn đòi ở nhà. Sao cô ngu thế. Cô phải biết cô làm ăn thế đã thấm vào đâu mà phải kể. Ngày trước tôi về nhà này còn khó nhọc bằng mười chứ chả được như cô bây giờ đâu, cô ạ.

     Sớm mai, bà mẹ chồng Dung xuống. Vừa thấy thông gia, bà đã nói mát:

     - Nhà tôi không có phúc nuôi nổi dâu ấy. Thôi thì con bà lại xin trả bà chứ không dám giữ.

     Mẹ Dung cãi lại:

     - Ô hay, sao bà ăn nói lạ. Bây giờ nó đã là dâu con bà, tôi không biết đến. Mặc bà muốn xử thế nào thì xử. Chỉ biết nó không phải là con tôi nữa mà thôi.

     Bà nọ nhường bà kia, rút cục Dung được lệnh của mẹ phải sửa soạn để đi với mẹ chồng.

     Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.

     Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy dòng nước chảy. Trí nàng sắc lại khi ước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả.

     Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.

     - Tỉnh rồi, tỉnh rồi, không lo sợ gì nữa. Bây giờ chỉ đắp chăn cho ấm rồi sắc nước gừng đặc cho uống là khỏi.

     Dung dần dần nhớ lại. Khi nàng mở mắt nhìn, thấy mình nằm trong buồng, người u già cầm cây đèn con đứng đầu giường nhìn nàng mỉm cười một cách buồn rầu:

     - Cô đã tỉnh hẳn chưa?

     Dung gật:

     - Tỉnh rồi.

     Một lát, nàng lại hỏi:

     - Tôi làm sao thế nhỉ... Bà cả đâu u? Bà ấy về chưa?

     U già để tay lên trán Dung, không trả lời câu hỏi:

     - Cô hãy còn mệt. Ngủ đi.

     Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:

     - Cô định tự tử để gieo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về?

     Dung buồn bã trả lời:

     - Con xin về.

     Khi theo bà ra ga, Dung thấy người hai bên đường nhìn nàng bàn tán thì thào. Nàng biết người ta tò mò chú ý đến nàng.

     Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng ra nữa.

     Dung thấy một cảm giác chán nản và lạnh lẽo. Khi bà cả lần ruột tượng gọi nàng lại đưa tiền lấy vé, Dung phải vội quay mặt đi để giấu mấy giọt nước mắt.

(Thạch Lam)

Chú thích: Hạ lưu: Tầng lớp thấp kém trong xã hội. Cha Dung gọi thế là vì ông có xuất thân là con cháu nhà quan. Khi ông cụ cố mất đi, cơ nghiệp ăn tiêu dần, cảnh nhà ông cũng dần trở nên sa sút, chỉ còn cái danh không.

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2. Đề tài của văn bản này là gì? 

Câu 3. Nhận xét về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về đoạn trích: Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng ra nữa.?

Câu 5. Qua văn bản, tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm nào đối với số phận đáng thương của nhân vật Dung?

0
10 tháng 1

1)Chị P đã thể hiện vai trò tích cực và trách nhiệm của một công dân trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước. Việc góp ý xây dựng pháp luật là quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Thông qua hành động này, chị P đã đóng góp ý kiến từ góc nhìn thực tế địa phương, giúp các đại biểu Quốc hội có thêm thông tin và cơ sở để điều chỉnh dự thảo luật sao cho phù hợp hơn. Đây không chỉ là cách chị P thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, mà còn góp phần vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính khả thi và công bằng của các chính sách được ban hành.  

2)Nếu em là anh M, em sẽ tiếp nhận bài viết góp ý của chị P một cách nghiêm túc, kiểm tra đầy đủ tính hợp lệ của thông tin và gửi bài viết đến đại biểu Quốc hội hoặc cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy trình. Đồng thời, em sẽ khuyến khích chị P và các cử tri khác tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến, giải thích rõ tầm quan trọng của việc này đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Việc phản hồi kết quả xử lý bài viết góp ý, nếu có, cũng cần được thực hiện để chị P thấy rõ ý kiến của mình được lắng nghe và trân trọng.

a) Chị P đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật bằng cách nghiên cứu và đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật. Hành động này thể hiện tinh thần trách nhiệm của một công dân đối với các vấn đề quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ môi trường – một vấn đề thiết yếu và cấp bách. Góp ý của chị không chỉ giúp các đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn về thực tế tại địa phương mà còn góp phần nâng cao chất lượng và tính thực tiễn của các văn bản pháp luật. Đây là biểu hiện cụ thể của dân chủ, nơi người dân có cơ hội đóng góp ý kiến vào các quyết định quan trọng của quốc gia

b) Nếu em là anh M, em sẽ tiếp nhận bài viết góp ý của chị P với thái độ tôn trọng và trách nhiệm. Sau đó, em sẽ nhanh chóng chuyển ý kiến này đến các đại biểu Quốc hội hoặc cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tiếng nói của chị được xem xét kịp thời. Đồng thời, em sẽ thông báo cho chị P biết về tiến trình xử lý bài viết góp ý, tạo sự minh bạch và niềm tin trong việc thực hiện quyền công dân. Ngoài ra, em cũng sẽ khuyến khích và hỗ trợ các cử tri khác tham gia đóng góp ý kiến, góp phần nâng cao tinh thần dân chủ và sự tham gia tích cực của người dân trong quản lý nhà nước

Anh M là nông dân ở tỉnh G. Sau nhiều năm làm nghề trồng lúa, anh quyết định mở rộng sản xuất và thử nghiệm trồng một số giống cây ăn trái mới như cam, bưởi, và xoài. Anh M nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn trái qua các khóa học trực tuyến, đồng thời ứng dụng các phương pháp canh tác hữu cơ để sản phẩm không chỉ sạch mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên,...
Đọc tiếp

Anh M là nông dân ở tỉnh G. Sau nhiều năm làm nghề trồng lúa, anh quyết định mở rộng sản xuất và thử nghiệm trồng một số giống cây ăn trái mới như cam, bưởi, và xoài. Anh M nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn trái qua các khóa học trực tuyến, đồng thời ứng dụng các phương pháp canh tác hữu cơ để sản phẩm không chỉ sạch mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, một số nông dân lại lo ngại rằng việc anh M chuyển sang trồng cây ăn trái có thể làm giảm diện tích đất trồng lúa, ảnh hưởng đến sản lượng lúa của tỉnh. Họ cho rằng nếu nhiều nông dân làm theo anh M, nền sản xuất lúa của tỉnh sẽ bị suy giảm.

Việc anh M chuyển sang trồng cây ăn trái và xuất khẩu sản phẩm có phải là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế không? Vì sao?

3
10 tháng 1

Việc anh M chuyển sang trồng cây ăn trái và xuất khẩu sản phẩm là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế, vì anh có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, miễn là tuân thủ các quy định pháp luật. Anh M đã tận dụng tri thức, kỹ thuật canh tác và cơ hội thị trường để phát triển kinh tế cá nhân, điều này hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của mỗi công dân trong nền kinh tế thị trường. 

 

Việc một số nông dân lo ngại về ảnh hưởng đến sản lượng lúa của tỉnh không làm mất đi quyền của anh M. Những vấn đề liên quan đến quy hoạch đất nông nghiệp và an ninh lương thực cần được giải quyết ở cấp độ chính sách và quản lý, chứ không phải từ cá nhân anh M. Anh đã góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và tạo thêm giá trị kinh tế, điều này có thể mở ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Việc anh M chuyển sang trồng cây ăn trái và xuất khẩu sản phẩm là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, miễn là không vi phạm pháp luật. Anh M đã nghiên cứu kỹ thuật, tham gia học tập và ứng dụng các phương pháp canh tác hữu cơ, đồng thời hướng đến xuất khẩu sản phẩm, điều này không chỉ thể hiện quyền làm chủ trong kinh tế mà còn góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững. Việc chuyển đổi cây trồng của anh M là một quyền chính đáng, phù hợp với chủ trương đa dạng hóa nông nghiệp và nâng cao giá trị kinh tế, miễn là anh không vi phạm quy hoạch chung của tỉnh và các quy định về sử dụng đất

a) Việc anh H viết đơn kiến nghị gửi lên chính quyền địa phương để đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề rác thải là một hành động thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân. Theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, công dân có quyền tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Anh H không chỉ nêu lên một vấn đề xã hội cấp bách mà còn đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình, từ đó đóng góp vào quá trình quản lý và phát triển cộng đồng. Đây là cách thức công dân tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống

b) Để đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân, chính quyền địa phương cần tiếp nhận và xem xét nghiêm túc những kiến nghị của công dân như anh H. Đầu tiên, chính quyền cần có cơ chế để công dân dễ dàng gửi các phản ánh, kiến nghị và đảm bảo các phản hồi đúng thời gian quy định. Sau đó, các cơ quan chức năng cần tổ chức các cuộc họp hoặc làm việc trực tiếp với công dân, tổ chức các buổi tuyên truyền và triển khai các biện pháp thực tế để giải quyết vấn đề, như xây dựng các điểm thu gom rác và tăng cường ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Quan trọng là chính quyền cần hành động kịp thời và minh bạch để công dân thấy được sự lắng nghe và tham gia thực sự trong quá trình quản lý xã hội

10 tháng 1

a. Việc anh H viết đơn kiến nghị được coi là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân vì đó là một hình thức công dân tham gia vào quá trình đưa ra ý tưởng, góp ý, và đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. Quyền này được đảm bảo trong các chính sách pháp luật, nơi công dân có quyền đóng góp ý kiến vào các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường sống.

b. Để quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được đảm bảo, chính quyền địa phương cần lắng nghe và xem xét nghiêm túc các ý kiến, kiến nghị của công dân như anh H. Cụ thể, chính quyền có thể tổ chức các cuộc họp, hội nghị để trao đổi, phản hồi về các đề xuất của người dân, đồng thời tạo cơ chế tiếp nhận ý kiến qua nhiều hình thức (đơn thư, các buổi gặp mặt cộng đồng). Bên cạnh đó, việc triển khai các biện pháp thiết thực như xây dựng thêm các điểm thu gom rác thải và tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng sẽ giúp bảo vệ môi trường sống và đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Anh K là người tỉnh E. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã về quê làm việc trong một công ty tư nhân chuyên cung cấp thiết bị điện tử. Trong một lần tham dự hội thảo về công nghệ, anh K có cơ hội làm quen với một nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ mối quan hệ này, anh đã thu hút được nguồn vốn đầu tư để mở một công ty chuyên cung cấp giải pháp công nghệ và thiết bị điện tử tại...
Đọc tiếp

Anh K là người tỉnh E. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã về quê làm việc trong một công ty tư nhân chuyên cung cấp thiết bị điện tử. Trong một lần tham dự hội thảo về công nghệ, anh K có cơ hội làm quen với một nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ mối quan hệ này, anh đã thu hút được nguồn vốn đầu tư để mở một công ty chuyên cung cấp giải pháp công nghệ và thiết bị điện tử tại tỉnh E. Công ty của anh K nhanh chóng phát triển và thu hút được nhiều khách hàng lớn, trong khi các công ty trong tỉnh vẫn đang hoạt động theo phương thức truyền thống, chưa có sự đổi mới đáng kể. Một số công ty khác trong tỉnh cho rằng anh K nhận được sự ưu ái đặc biệt từ các nhà đầu tư và không công bằng với những doanh nghiệp nhỏ đã hoạt động lâu năm tại địa phương.

 

Việc anh K mở công ty tại tỉnh E có phải là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế không? Vì sao?

 

2

Việc anh K mở công ty tại tỉnh E có thể xem là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế. Theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay địa phương. Anh K đã tận dụng cơ hội và mối quan hệ để thu hút nguồn vốn đầu tư, phát triển công ty và tạo ra giá trị trong lĩnh vực công nghệ, điều này không vi phạm quyền lợi của các doanh nghiệp khác mà là thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của anh K có thể khiến các công ty khác cảm thấy bất công, nhưng đó là kết quả của việc áp dụng mô hình kinh doanh hiện đại và đổi mới, không phải là sự ưu ái đặc biệt

10 tháng 1

Việc anh K mở công ty tại tỉnh E có thể được xem là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế, vì quyền tự do kinh doanh và khởi nghiệp là một trong những quyền cơ bản của công dân trong nền kinh tế thị trường. Anh K đã tận dụng mối quan hệ và cơ hội để phát triển kinh doanh, điều này thể hiện sự bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội, nguồn lực và thị trường.

 

Tuy nhiên, việc một số công ty khác cho rằng anh K nhận được sự ưu ái đặc biệt có thể phản ánh sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực và cơ hội đầu tư, đặc biệt nếu những công ty này không có cùng mức độ hỗ trợ hoặc không thể thu hút được các nhà đầu tư. Dù vậy, quyền bình đẳng không có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều có cùng một điểm xuất phát hoặc có được những cơ hội như nhau, mà là tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, nơi mỗi cá nhân hoặc tổ chức có thể phát triển dựa trên năng lực và sáng tạo của mình.

Câu đố 2: Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết? ĐÁP ÁN Câu đố 3: Con gì ăn lửa với nước than? ĐÁP ÁN Câu đố 4: Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết! ĐÁP ÁN Câu đố 5: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở được hai người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại...
Đọc tiếp

Câu đố 2: Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết? ĐÁP ÁN Câu đố 3: Con gì ăn lửa với nước than? ĐÁP ÁN Câu đố 4: Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết! ĐÁP ÁN Câu đố 5: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở được hai người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao người ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà ko bị chìm? ĐÁP ÁN Câu đố 6: Con gấu trúc ao ước gì mà không bao giờ được? ĐÁP ÁN Câu đố 7: Tay cầm cục thịt nắn nắn, tay vỗ mông là đang làm gì? ĐÁP ÁN Câu đố 8: Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được? ĐÁP ÁN Câu đố 9: Con trai và đàn ong có điểm gì khác nhau? ĐÁP ÁN Câu đố 10: Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con? ĐÁP ÁN

0
1.They donated 200 books to children in rural areas last month.(Make a question for the underlined info) → How many ____________________________________________________________________ 2.My mother eats a lot of fruit, and she eats a lot of vegetables too.(Combine into a simple sentence) → My mother_________________________________________________________________ 3.Rock is not like country music. (Rewrite the sentence, using different from) → Rock is...
Đọc tiếp

1.They donated 200 books to children in rural areas last month.(Make a question for the underlined info) → How many ____________________________________________________________________ 2.My mother eats a lot of fruit, and she eats a lot of vegetables too.(Combine into a simple sentence) → My mother_________________________________________________________________ 3.Rock is not like country music. (Rewrite the sentence, using different from) → Rock is very______________________________________________________________________ 4. They drank a lot of wine at the party last night. (Make questions for the underlined part.) 0.5pt → ………………….………………………………………………………………………… 5. I think rock music is more popular than jazz. (Rewrite the sentence so that it means the same as the first one) → I think jazz music isn’t as…………………………………………………………………… 6. They sold the house in the countryside last year. (Make a question) → …………………………………………………………………………………… 7. My brother/ eat/ much sweetened food/last night, so/he have/stomachache (Complete the sentence) → ……………..……………………………………………….…………………….. 8. You are active, and you are sporty, too (Rewrite the sentence using “BOTH”) → You……………………………….………………………….…………………….. . 9. Listening to music gives him pleasure. (Rewrite the sentences, using the given words.) → He enjoys ……………………………….………………………….…………………….. . 10. She is more beautiful than her younger sister.( Rewrite the sentences, using the given words.) → Her ……………………………….………………………….……………………..

3
S
7 tháng 1

1. They donated 200 books to children in rural areas last month.(Make a question for the underlined info) 
How many books did they donate to children in rural areas last month?
2. My mother eats a lot of fruit, and she eats a lot of vegetables too.(Combine into a simple sentence) 
My mother eats a lot of fruit and vegetables.
3. Rock is not like country music. (Rewrite the sentence, using different from) 
Rock is very different from country music.
4. They drank a lot of wine at the party last night. (Make questions for the underlined part.) 0.5pt 
How much wine did they drink at the party last night?
5. I think rock music is more popular than jazz. (Rewrite the sentence so that it means the same as the first one) 
I think jazz music isn’t as popular as rock music.
6. They sold the house in the countryside last year. (Make a question) 
What did they sell in the countryside last year?
7. My brother/ eat/ much sweetened food/last night, so/he have/stomachache (Complete the sentence) 
My brother ate much sweetened food last night, so he has a stomachache.
8. You are active, and you are sporty, too (Rewrite the sentence using “BOTH”) 
You are both active and sporty.
9. Listening to music gives him pleasure. (Rewrite the sentences, using the given words.) 
He enjoys listening to music.
10. She is more beautiful than her younger sister.( Rewrite the sentences, using the given words.) 
Her younger sister is not as beautiful as her.

8 tháng 1

1.They donated 200 books to children in rural areas last month.(Make a question for the underlined info)

→ How many __________books did they donate to children in rural areas last month?__________________________________________________________

2.My mother eats a lot of fruit, and she eats a lot of vegetables too.(Combine into a simple sentence)

→ My mother_____eats a lot of fruit and vegetables____________________________________________________________

3.Rock is not like country music. (Rewrite the sentence, using different from)

→ Rock is very_____different from country music_________________________________________________________________

4. They drank a lot of wine at the party last night. (Make questions for the underlined part.) 0.5pt

→ ………Câu này e thêm phần underlined nhé………….…………………………………………………………………………

5. I think rock music is more popular than jazz. (Rewrite the sentence so that it means the same as the first one)

→ I think jazz music isn’t as…popular as rock music…………………………………………………………………