K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỌC ĐOẠN VĂN DƯỚI ĐÂY VÀ CHO MÌNH HỎI NÓ ỔN CHƯA HAY NHƯ THẾ NÀO Ạ?            Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là phần đầu của bài “Bình Ngô Đại cáo”, nó thể hiện rõ tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Trãi.            Trong câu thơ đầu tiên: “Việc nhân nghĩa...
Đọc tiếp

ĐỌC ĐOẠN VĂN DƯỚI ĐÂY VÀ CHO MÌNH HỎI NÓ ỔN CHƯA HAY NHƯ THẾ NÀO Ạ?

           Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là phần đầu của bài “Bình Ngô Đại cáo”, nó thể hiện rõ tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Trãi.

           Trong câu thơ đầu tiên: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” đã đề cập tới tư tưởng nhân nghĩa. Theo ta hiểu, nhân nghĩa ở đây là gì? Đó là yêu thương dân, bảo vệ dân, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Muốn yên dân thì trước hết phải diện trừ bọn tàn bạo, giặc xâm lược hay đó cũng chính là nội dung của câu “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nguyễn Trãi đã khéo léo nói lên quan niệm của mình qua hai câu thơ đầu tiên: nhân nghĩa là gắn liền với yêu nước với chống quân xâm lược.

            Ở những vần thơ tiếp theo, Nguyễn Trãi đã viết:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.”

Tác giả đưa ra 5 yếu tố để khẳng định rõ ràng chủ quyền của dân tộc, văn hiến lãnh thổ, phong tục chủ quyền và lịch sử lâu đời, những yếu tố căn bản đó góp phần tạo nên bản tuyên ngôn độc lập thứ hai hay tạo nên nước Đại Việt thịnh cường sánh ngang với các quốc gia phương Bắc.

             Tiếp theo là những câu thơ đối nhau rất chỉnh để khẳng định vị thế ngang hàng của hai nước như sau:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập”

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Có thể nói rằng, tác giả đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “Mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không có quan hệ nước lớn-nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó hàm ý rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.

               Càng về cuối, nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu nối lại rất chặt như trong đoạn sau đây:

“Bởi vậy:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi”

Hàng loạt tên giặc đã được liệt kê theo sau là những địa danh lừng lẫy gắn với thất bại thê thảm của giặc. Đó là điều quan trọng để đoạn thơ trở thành lời cảnh cáo đối với những âm mưu xâm lược của kẻ thù đồng thời nêu cao niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông.

                    Văn bản “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc. Cùng nhau phấn đấu học tập và rèn luyện nếu ta muốn trái tim lộn ngược (lòng yêu nước) lớn lên bạn nhé!

3
1 tháng 5 2022

Ổn rồi bạn

VIẾT HAY LẮM ỔN RỒI ĐÓ 😜

30 tháng 4 2022

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc.