Yếu tố truyện trong truyện kí
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có quy mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.
Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau: Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây đài với Vũ Như Tô và bạo chúa Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản. Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì tự tin mình “quang minh chính đại”, “không làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại thần, hoàng hậu, cung nữ của y cũng vạ lây; Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Chàng trơ trọi, đau đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường. Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng của cá nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng không có cách nào giải thoát. Trong Vĩnh biệt cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn. Vũ Như Tô là một nhân vật có thật đã từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép rất tỉ mỉ: “Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp những thanh nứa làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu trùng đài. “(Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên, quyển 26). Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm “Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười.”(Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XV, Kỷ Nhà Lê, Tương Dực Đế). Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, dẫy binh, Vũ Như Tô bị thợ thuyền giết chết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh khi nhổ nước bọt. Tuy nhiên, bi kịch đó của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ là người thừa lệnh của vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lầm tưởng ông chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Năm 1941, Nguyễn Huy Tưởng đã minh oan cho họ Vũ bằng vở kịch năm hồi này.
Trong vở kịch Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân của niềm khao khát say mê sáng tạo cái đẹp, “là người ngàn năm dễ có một….có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ…chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công”. Qua vài lời của tác giả ta thấy Vũ Như Tô là một nghệ sĩ lớn mang trong mình nhân cách cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả. Khát vọng nghệ thuật của ông lớn lao hơn bao giờ hết, ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” . Đó là một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông đất nước: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai…. Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Tâm Hồn của Vũ dành hết cho Cửu trùng đài.
Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng (“hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ngần”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra”). Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của người sẽ tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà người đời từng biết đến, từng truyền tụng. Lại là một kỳ quan bền vững, bất diệt. Xây công trình, họ Vũ không thèm “tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với Hóa công”! Đó là hiện thân của cái Đẹp, không phải cái Đẹp nói chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”.
Tuy nhiên, Đài Cửu Trùng lại là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy, tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia, mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu nữa. Mà Đài chỉ xây cho kẻ ăn chơi sa đọa là vua dâm Lê Tương Dực. Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, U vương vì Bao Tự mà bắt dân xây Giao Đài để ăn chơi hưởng lạc, khiến cho lòng dân trong nước oán hận rồi cuối cùng đời Tây Chu cũng diệt vong. Cái mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô ở đây là ước mơ khát vọng to lớn như vậy nhưng bản thân thì không thực hiện được vì không có tài chính. Còn phụng sự cho hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực thì ông không bao giờ hợp tác. Nhưng rồi, Đan Thiềm xuất hiện: Sắc đẹp, lời ngon tiếng ngọt và sự tôn kính của Đan Thiềm đã làm cho Vũ xiêu lòng và bằng lòng xây Cửu Đài. Cái oái oăm là ở đó, và mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó.
Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng lớn”. Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi. Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,… từ đó bi kịch đã đến với Vũ Như Tô.
Vì quá đam mê thi thố tài năng Vũ Như Tô nào có hiểu được sâu xa, trên thực tế, Cửu Trùng Đài đã xây dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân dân và nếu được hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi xa xỉ, sa đoạ của vua chúa, giống như công trình kiến trúc “Vạn Niên” của triều đình Nguyễn sau này: “Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình. Chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ thuần tuý nên đã vô hình chung, trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân, gây đau khổ cho nhân dân. Để xây dựng Cửu đài, triều đình đã ra lệnh tăng sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng nước kiệt; thợ oán Vũ vì nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những kẻ bỏ trốn. Vì thế cho nên nhân dân căm giận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa, thậm chí là oán hận kiến trúc sư đầy tài năng Vũ Như Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạo chúa Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy cả Cửu Trùng Đài.
Mâu thuẫn đỉnh điểm được giải quyết bằng vũ lực. Trịnh Duy Sản cầm đầu bọn phản nghịch đã náo loạn kinh thành. Chúng tìm Lê Tương Dực và giết chết tên hôn quân ấy. Chúng đốt phá Cửu trùng đài, chúng tìm Vũ Như Tô để rửa hận. Nhưng Vũ đúng là một nhân vật bi kịch. Ông không thể nào trả lời câu hỏi “xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, là có công hay có tội?. Thật đau đớn thay, bi kịch thay cho đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm mặt cắt không còn hột máu, hốt hoảng đến báo cho Vũ Như Tô, nếu không chạy trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu đi và vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải trốn?”. Thậm chíVũ Như Tô còn khẳng định “ Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả đây!”. Khi được Đan Thiềm giục giã chạy trốn bởi nguy hiểm cận kề, Vũ Như Tô còn “Ngây thơ” : “Họ tìm tôi nhưng có lý gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì với ai”. Câu nói thể hiện sự bảo thủ và có phần mê muội. Ngay cả khi bị bắt Vũ vẫn không tin là sự thật, vẫn vĩnh biệt Đan Thiềm “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ”. Khi bị quân sĩ vả vào miệng Vũ vẫn không ngừng nói về Cửu đài: “…vài năm nữa, Đài cửu trùng sẽ hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai”. Đến chết vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu một phe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách phũ phàng tàn nhẫn, không như ảo tưởng của Vũ Như Tô. An Hoà Hầu đã cho quân đốt phá kinh thành, đốt phá cả Cửu trùng đài. Cửu Trùng đài tan thành tro bụi.
Tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiềm và Vũ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu huỷ thì Vũ mới bừng tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tuỵệt vọng “Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm gì. Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường”. Trong tiếng kêu than ấy, tiếng “Đan Thiềm, mộng lớn Cửu Trùng Đài” dồn dập vang lên hoà nhập vào nhau thành khúc ca bi tráng, ai oán, đầy tiếc thương. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Vậy là cuối cùng Vũ Như Tô cũng đã phải trả giá cho chính hành động của mình. Cái chết của người nghệ sĩ vừa đáng thương lại vừa đáng giận.
Là một nghệ sĩ đầy tài năng và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho đời, nhưng khát vọng nghệ thuật và đam mê sáng tạo của ông đã đặt lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa rời thực tế, nên đã phải trả giá bằng chính sinh mệnh của bản thân và của cả công trình thấm đẫm mồ hôi tâm não của mình.Người đọc, người xemthương người nghệ sĩ có tài có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp nhưng xa rời thực tế, mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo cuả mình.
Đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung đã để lại giá trị nhân văn sâu sắc rằng: “Không có cái đẹp tách rời cái chân cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn chương không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn chương”. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống với đòi hỏi của muôn dân”. Một vấn đề đặt ra nữa là “Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực”.
Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời sống nhân dân. Vì vậy vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thiên niên kỉ mới, nó vẫn còn nguyên gi
TK:
I. Khổ 1 Mùa xuân chín
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
* Các hình ảnh thơ:
- Làn nắng ửng: ảnh nắng nhẹ, tươi tắn của mùa xuân.
- Khói mơ tan: làn khói nhẹ, mơ màng.
- Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng: hình ảnh những mái nhà tranh với sắc vàng lấm tấm.
- Tà áo biếc: tà áo màu xanh biếc hoặc có thể hiểu màu xanh của thiên nhiên như tấm áo.
- Giàn thiên lí: mùa xuân đến cùng giàn thiên lí thắm tươi.
* Bức tranh xuân hiện lên với diện mạo tươi tắn:
- Màu sắc được miêu tả cụ thể.
- Các sự vật sống động.
⇒ Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như một người thiếu nữ ngập tràn tình xuân rạo rực.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ
- Các kết hợp từ: làn nắng ửng, khói mơ tan, mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc là những kết hợp danh từ, tính từ độc đáo.
⇒ Hệ thống các tính từ đặc sắc đã miêu tả sắc xuân sinh động, phong phú.
3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần
Nhịp điệu: 4/3.
Gieo vần chân, vần lưng linh hoạt, tự do tạo không khí phóng khoáng cho bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc xuân.
- Các biện pháp tu từ:
Nhân hóa: gió trêu. Có thể hiểu "gió" là một chàng trai đa tình.
Đảo ngữ: sột soạt gió trêu tà áo biếc nhằm nhấn mạnh âm thanh sột soạt của gió.
Hoán dụ: tà áo biếc – hình ảnh con người. Có thể hiểu đây là hình ảnh người con gái thẹn thùng trong tà áo biếc.
- Các yếu tố từ, câu:
Từ láy: lấm tấm, sột soạt → gợi hình, tạo liên tưởng cho người đọc về một mùa xuân sinh động.
Câu đặc biệt: Trên giàn thiên lí. → không phải một trạng ngữ chỉ nơi chốn, giàn thiên lí là sự vật hiện tượng trong mỗi bước xuân sang.
⇒ Khổ thơ miêu tả sự hiện diện của mùa xuân đã, đang len lỏi trong từng cảnh vật qua cách cảm nhận của một tâm hồn thi sĩ tài hoa với niềm yêu đời tha thiết.
II. Khổ 2 Mùa xuân chín
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
- Các hình ảnh thơ:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời: cỏ mùa xuân tươi tắn như chuyển động thành làn sóng trải rộng trong không gian, mở biên độ tới chân trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi: những cô thôn nữ đang độ xuân thì phơi phới. Họ tặng cho cuộc đời những tiếng hát của tuổi trẻ đầy hi vọng.
Đám xuân xanh: những con người tuổi xuân thì trẻ trung.
Kẻ theo chồng: những người thiếu nữ lấy chồng.
- Nhận xét về hình ảnh thơ:
Thiên nhiên và con người mang vẻ đẹp của độ xuân thì rạo rực, căng tràn sức sống.
Thiên nhiên và con người không nằm ngoài dòng chảy của thời gian và những quy luật của cuộc đời, hình ảnh thơ vận động từ những cô thôn nữ theo thời gian trở thành người phụ nữ theo chồng.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ
- Kết hợp hai danh từ sóng và cỏ tạo nên hình ảnh sống động, gợi sự vận động của thiên nhiên, kích thích những tưởng tượng thị giác.
- Sóng cỏ - nghĩa là sự rung động của cỏ. (Chu Văn Sơn) → Tình xuân chất chứa bên trong sự vật và ứa tràn ra bên ngoài thành những chuyển động đến tận chân trời.
3. Vẻ đẹp các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần:
Chủ yếu cách ngắt nhịp 4/3 (câu 1, 2, 4), xen lẫn cách ngắt nhịp 2/2/3 (câu 3)
Gieo vần chân.
4. Cái tôi trữ tình
- Nhân vật trữ tình mang trong mình niềm yêu rạo rực trước mùa xuân, tình xuân.
- Nhân vật trữ tình bộc bạch cảm giác hụt hẫng, buồn tiếc khi nghĩ về tương lai.
⇒ Khổ thơ miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng thiên nhiên và đồng thời miêu tả sự vận động trong lòng con người: đi từ rạo rực, xuyến xao đến cảm giác tiếc nuối, lo lắng.
III. Khổ 3 Mùa xuân chín
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
- Các hình ảnh gợi ra nhiều liên tưởng về âm thanh của “tiếng ca”:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
- Lấy hình ảnh gợi âm thanh là nét đặc sắc và độc đáo của ngòi bút Hàn Mặc Tử.
2. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần
Nhịp điệu: 4/3 (câu 1, 4); 2/2/3 (câu 2, 3)
Gieo vần chân: núi – trúc, mây – ngây.
- Biện pháp tu từ
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng ca vắt vẻo, âm thanh được gợi tả qua hình ảnh vắt vẻo – trạng thái của sự vật ở vị trí trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc, chỉ được vắt ngang qua cái gì đó... hoặc ở trạng thái buông thống từ trên cao xuống.
- So sánh tiếng ca hổn hển như lời của nước mây thể hiện tiếng hát rạo rực, vút cao bay lên thành lời của nước mây.
⇒ Sắc xuân và tình xuân đã vào độ chín.
- Các yếu tố từ, câu:
vắt vẻo, hổn hển là từ láy tượng hình, diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người.
thầm thĩ là từ láy tượng thanh, vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.
- Khổ thơ như một câu văn dài miêu tả tiếng hát (chủ ngữ) và các đặc điểm của chủ thể được miêu tả bởi các vị ngữ gợi nhiều liên tưởng cả về hình ảnh và âm thanh.
3. Cái tôi trữ tình
- Nhân vật trữ tình là người lắng nghe và thu nhận tất cả những âm thanh (tiếng hát) của sắc xuân, tình xuân với một niềm nâng niu, trân trọng tha thiết.
⇒ Khổ thơ miêu tả cụ thể mùa xuân chín qua tiếng hát. Tiếng hát là kết tinh của mùa xuân chín – tình xuân nảy nở, căng tràn ở cả thiên nhiên và con người phát lộ ra thành hình ảnh vắt vẻo, hổn hển và âm thanh thầm thĩ.
IV. Khổ 4 Mùa xuân chín
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
- khách xa: người lữ khách từ xa đến, đi ngang qua.
- mùa xuân chín:
mùa xuân đang ở độ tươi đẹp, viên mãn nhất
mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh viễn
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc:
hình ảnh nhọc nhằn của lao động
hình ảnh thơ mộng trong kí ức nhà thơ
- bờ sông nắng chang chang: hình ảnh cái nắng vượt ra ngoài cõi xuân – xuân đã tàn.
⇒ Những hình ảnh trong khổ thơ như một cuốn phim kí ức được bật lên trong một thời điểm - mùa xuân chín, khiến người khách xa sực nhớ về quá khứ với niềm khát khao đầy nuối tiếc.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ
- bâng khuâng sực nhớ: hai tính từ cùng miêu tả trạng thái của nỗi nhớ đặt liền nhau đã nhấn mạnh tâm trạng nhớ nhung, luyến lưu một điều gì đến ngẩn ngơ của con người.
- lòng trí: hai danh từ miêu tả hai khía cạnh của phần tinh thần con người (cảm xúc và lí trí) đi liền nhau như biểu hiện sự đồng điệu hoàn toàn của trái tim và lí trí khi suy tư.
- bờ sông trắng - nắng chang chang: hai cụm danh từ có phần phụ sau là hai tính từ (trắng, chang chang) cho thấy sắc trắng tinh khôi, lóa sáng không nhìn ra.
3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần
Nhịp điệu: 2/2/3 (câu 1, 2, 3), 4/3 (câu 4)
Dấu phẩy (câu 1, 3) tạo điệu nhấn cho nhịp điệu; tách biệt, nhấn mạnh cho đối tượng khách xa và chị ấy.
Các cặp vần “trắng – nắng” cùng vần “ang” kết hợp năm phụ âm “ng” ở các tiếng trong dòng cuối làm câu thơ kéo dài, ngân nga mãi...
- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ: Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
→ Bộc lộ những xúc cảm băn khoăn, nỗi lo âu cho hiện tại, cho sự phôi phai theo thời gian.
- Các yếu tố từ, câu:
Cụm danh từ bờ sông trắng: từ trắng có nhiều cách hiểu: trắng của bờ cát ven sông?/ nắng chói chang làm trắng cảnh vật?
Từ láy chang chang: miêu tả sinh động cái nắng; bổ sung và làm tăng sắc trắng của bờ
sông trắng.
4. Cái tôi trữ tình
- Được khách thể hóa thành hình ảnh khách xa với nỗi niềm bâng khuâng, nhớ thương hoài niệm và lòng ưu tư, trắc ẩn cùng niềm thương cảm.
- Đó là niềm khao khát có thể giữ mãi được những kí ức tươi đẹp.
- Khổ thơ là những dồn nén xúc cảm của con người khi thực sự bước vào thời điểm mùa xuân chín – thời điểm của xuân tàn phai.
V. Đánh giá chung Mùa xuân chín
Hàn Mặc Tử với cảm hứng thiên nhiên trữ tình, màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã, trẻ trung bình dị đã làm hiện lên một bức tranh xuân tươi tắn thơ mộng. Mùa xuân đẹp; con người trẻ trung, hồn nhiên, xinh đẹp, đáng yêu. Mùa xuân chín mãi là kiệt tác bất hủ của Hàn Mặc Tử.
Điểm nhìn ngôi kể bài "xà bông con vịt " ? Trong văn bản có bao nhiêu nhân vật? hãy kể tên những vật đó ?
Cần giải thích nghĩa của từ để hiểu nội dung, tính chất, hoạt động quan hệ mà từ đó biểu thị. Khi hiểu nghĩa của các từ ta sẽ hiểu sâu sắc hơn nội dung được truyền đạt.
Ngôn từ được sử dụng trong bài thơ "Dòng sông mặc áo" có những đặc điểm nổi bật sau:
1. Giàu hình ảnh:
- Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ sinh động để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông.
- "Dòng sông mới điệu làm sao" (câu 1)
- "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha" (câu 2)
- "Áo xanh sông mặc như là mới may" (câu 3)
- "Gió lên sông mặc áo cây kim" (câu 4)
- "Ráng chiều sông mặc áo tím hoa" (câu 5)
- Các hình ảnh được sử dụng đều rất quen thuộc với đời sống của người dân quê, tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu và dễ cảm.
2. Giàu tính nhạc điệu:
- Bài thơ sử dụng nhịp thơ 4/3, kết hợp với các vần điệu liền nhau, tạo nên sự uyển chuyển, du dương.
- Nhịp thơ 4/3 tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát, phù hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên.
- Các vần điệu liền nhau tạo sự kết nối giữa các câu thơ, giúp cho bài thơ thêm mượt mà, dễ đọc, dễ nhớ.
3. Giọng điệu vui tươi, hồn nhiên:
- Giọng điệu của bài thơ vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui sướng, thích thú của tác giả trước vẻ đẹp của dòng sông.
- Giọng điệu này phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, giúp các em dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ.
4. Sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu:
- Bài thơ sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Việc sử dụng từ ngữ giản dị giúp cho bài thơ dễ đọc, dễ nhớ và dễ cảm nhận.
Nhờ những đặc điểm nổi bật của ngôn từ, bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã miêu tả thành công vẻ đẹp của dòng sông quê hương, khơi gợi tình yêu thiên nhiên trong lòng người đọc.
Tham khảo:
"Truyện kí" là một thể loại văn học phổ biến trong văn học Việt Nam, thường mô tả các câu chuyện, sự kiện, hoặc trải nghiệm cá nhân của tác giả qua các bài viết nhật ký. Có một số yếu tố chính định hình nên truyện kí:
Tính cách thuần túy: Truyện kí thường mang tính cách cá nhân, chân thật và không chấm dứt. Điều này tạo ra sự gần gũi và thấu hiểu giữa tác giả và người đọc.
Mô tả chi tiết và sống động: Tác giả thường mô tả chi tiết về các sự kiện, cảm xúc, và nhận định cá nhân. Nhờ vào điều này, người đọc có thể cảm nhận được môi trường, tình huống và cảm xúc một cách chân thực.
Tập trung vào cá nhân và xã hội: Truyện kí thường tập trung vào cuộc sống cá nhân của tác giả, nhưng cũng có thể đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, và văn hóa đương thời.
Phản ánh tri thức và quan điểm cá nhân: Tác giả thường sử dụng truyện kí để phản ánh những suy tư, quan điểm, và kiến thức cá nhân, đồng thời chia sẻ cảm nhận và những bài học từ cuộc sống.
Có tính chất tự sự và không chính thống: Truyện kí thường không tuân theo một cấu trúc cố định và không cố ý đưa ra phê phán hoặc nhận định chính thống. Thay vào đó, nó thể hiện suy tư và trải nghiệm cá nhân của tác giả.