K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2021
                                Chi tiết lịch sử                                       Chi tiết kì ảo      

Bình luận về ghi chép của Toàn thư trong thời Hùng Vương, sử gia Ngô Thì Sĩ viết: “Sử cũ [tức Toàn thư] chép việc Phù Đổng Thiên Vương xin kiếm đánh giặc và việc Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành một Mỵ Nương, đều do truyện Lĩnh Nam chích quái ghi tô vẽ lời văn. Truyện Phù Đổng [trong Toàn thư] không nói tới quân nhà Ân, không nói tới việc đúc ngựa sắt, không nói hắt hơi thành mình dài cao, cũng đã nghi là quái đản...” (Đại Việt sử ký tiền biên, trang 43-44).

-  Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.

-  Lên ba tuổi, Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.

-  Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc.

-   Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

-  Một mình cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân, sau đó bay về trời.



 

Mọi người giúp mik với nhé

24 tháng 7 2021

Chi tiết kì ảo

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc. 
b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).
c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất. 
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân. 
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cũng như nhân dân, tre cũng giữ làng, giữ nước, sức mạnh của tre là sức mạnh của nhân dân, là sức mạnh vô tân, là sức mạnh tập thể.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

Chi tiết lịch sử

a, - các dấu tích dãy ao tròn, tre ngà , đời vua Hùng

- Cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc là những trận chiến có thật trong lịch sử.

- Người Việt đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kêu lên:- “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”.Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người tới nhà ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:– Ta cứ đi mời...
Đọc tiếp
Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kêu lên:- “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”.

Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người tới nhà ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:

– Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.

Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:

– Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến đây để làm gì?

Gióng trả lời rất chững chạc:

– Về bảo với nhà vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!

Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu với nhà vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn đã xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách để chở đến cho chú bé Gióng.

Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con:

– Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi rồi, biết làm thế nào bây giờ con?

Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói:

– Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!

Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng cứ nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên vô cùng khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu, rượu, hoa quả, bánh trái mang đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu thì Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ.

Sau đó, Gióng lại bảo tiếp:

– Mẹ kiếm vải cho con mặc.

Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt trội một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm đến nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:

– Ta là tướng nhà Trời!

Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng thiên vương.

Ngày nay chúng ta còn thấy vẫn còn những dấu vết như dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng đã nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà).

Qua bài " Thánh Gióng " Em hãy lập một bảng liệt kê và nêu tác dụng :                       Chi Tiết lịch sử    
1

Bài làm:

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
  • Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
  • Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
23 tháng 7 2021

a) Đoạn văn trích từ văn bản em gái tôi

 Của tác giả Tạ Duy Anh

Mèo là cô em gái Phương

b) Lời kể trong đoạn văn của người anh trai

kể từ việc cả nhà chú ý tới Mèo

Bởi vì người anh nghĩ rằng mình ko có năng khiếu gì và ghen tị với em

c) Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

Bài học; chúng ta nên nhận ra khuyết điểm của mình và phải vượt qua nỗi tự ti của mình

Bn học lớp 6 hả???

~HT~

23 tháng 7 2021

1. Người anh

2.Tính tình, thái độ  của người anh khi biết em gái mình có tài hội họa mà mình thì ko có j

3. Vì ghen tị với em về tài năng hội họa

Tham khảo

Người ta vẫn bảo chó là loài vật trung thành và tình nghĩa nhất nên em rất yêu quý loài vật này. Năm đó, gia đình em có nuôi một chú chó, em gọi nó với cái tên thân thương là Mun. Mun được cậu em ở trong Nam gửi về cho em khi bà em vào đó thăm cậu mợ..

Mun có bộ lông xù rất đẹp, thân có mặt đen huyền. Chiếc đuôi công dễ thương và đầy đặn. Chiếc đầu nhỏ nhắn cùng đôi mắt lanh lợi, dễ thương. Cô nàng cũng rất điệu, thích vuốt ve bộ lông của mình mỗi sáng sớm, thỉnh thoảng chạy, nhảy trong sân đầy nhanh nhẹn và thu hút trong như một động viên khiêu vũ vậy. Yêu nhất là những lúc Mun cùng mình trò chuyện, cô nàng cứ thích vẫy đuôi rồi gục vào đôi chân của mình mà nghe mình thủ thỉ. Vui, buồn gì em cũng tâm sự với nàng, giữa chúng em không phải là tình cảm của chủ- em mà như tình cảm của những người bạn thân vậy.

Rồi thời gian ấy, vì bận bịu với đống bài tập và áp lực chuyện thi cử quá, nên em không quan tâm nhiều đến nó nữa. Chắc vì Mun tủi nên thỉnh thoảng lại chạy sang nhà hàng xóm chơi với lũ trẻ bên ấy.

Một hôm, như thường lệ, em ngồi học bài, Mun đi chơi. Khoảng 30 phút sau em có nghe tiếng kêu vọng lại từ nhà hàng xóm. Nhưng vì còn lo lắng cho mấy bài tập chưa xong nên em gắng làm thêm. Khoảng hơn mười phút sau tiếng kêu ấy vẫn còn nhưng nhỏ dần rồi không nghe nữa, lúc đấy em nghe tiếng ba lật đật từ ngoài cửa chạy vào:

- Mai ơi, cái Mai đâu rồi, con Mun nó bị người ta giết sắp chết đây này

Lúc này em mới hoảng hồn chạy ra trong sợ hãi:

- Gì...gì ...vậy ba..Mun bị sao thế ạ?

Trời ơi! Nhìn Mun mắt cụp xuống vì mệt, đầu bê bết máu mà em vừa xót, vừa lo, vừa sợ. Có lẽ nào khi những tiếng kêu ấy bắt đầu cất lên là khi Mun đang bị người ta đánh sao? Trời ơi! em đã làm gì thế này, sự vô tâm của em đã khiến Mun ra nông nỗi này hay sao. Lúc ấy em đã khóc, em khóc vì thương Mun, vì giận mình và căm thù những kẻ tàn ác kia, chúng chỉ vì miếng mồi cho bữa nhậu mà tàn nhẫn đến thế sao?

Em đỡ Mun dậy, lấy sữa trong bịch đút từng chút một vào miệng. Vết đâm thẳng từ trên đầu xuống khá sâu nên một thời gian Mun mới lành hẳn. Từ đó em để tâm em Mun nhiều hơn, dù bận bịu gì cũng phải quan tâm và chăm sóc nó.

Câu chuyện ấy xảy ra cũng đã lâu mà giờ nhắc lại em vẫn thấy rùng mình sợ hãi. Mong rằng Mun và em sẽ còn nhiều thời gian bên nhau hơn nữa.

23 tháng 7 2021

1. Im lặng

2. Yên tĩnh

23 tháng 7 2021

" nhà em " nếu thấy hợp lý thì cho mình xin 1 k <3


         

23 tháng 7 2021

Meowpeo, Sheep Farm, Mini World block art VN, ..

Tham khảo

Tuần vừa rồi, bạn cùng phòng giới thiệu cho tôi một bộ phim có những yếu tố li kì, nội dung ý nghĩa và diễn xuất tốt tên “thành phố ảo”. Bộ phim kể về câu chuyện của một game thủ bị buộc tội cưỡng hiếp và giết người trong khi anh ta vô tội. Sau mọi nỗ lực để ra khỏi tù, anh được giúp đỡ bởi những người bạn cùng đội để phục thù và tìm ra sư thật. Cuối cùng, đó là một nhóm giang hồ với nhiều quyền lực và tiền bạc lợi dụng điểm yếu của người nghèo khổ đẻ che dấu tội ác của ông thị trưởng thành phố. Bộ phim mang đến thong diệp sâu sắc rằng những giá trị sống đang dần bị mai một ở thế kỉ 21. Cụ thể, bộ phim lấy bối cảnh ở Hàn Quốc. Một mặt, những người khốn khổ luôn sống cuộc sống lương thiện, mặt khác những kẻ giàu có tận hưởng cuộc sống bằng cách sử dụng họ. Qua bộ phim, chúng ta học được rằng cho gì nhận lại nấy. Theo tôi biết, tất cả diễn viên được thử vai cẩn thận và quay các cảnh quay nhiều lần để tạo ra chất lượng tốt nhất. Các diễ viên chính là Kwon Yoo, Yeo Woo lần lượt được đóng bởi Ji Chang Wook và Shim Eun Kyung. Cả hai đều rất tuyệt vời, điều này để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người xem. Ngoài ra, hiệu ứng rất tuyệt vời khi miêu tả cảnh Kwon Yoo vượt ngục. tuy nhiên, một vài cảnh quay không đạt hiệu quar do những yếu tố không ngờ. Mặc dù “Thành phố ảo” chi mới ra mắt, doing thu phòng vé ở VN đã lên tới trên 200 tỉ đồng. Nhà bình luận phim coi đó là kiệt tác của điện ảnh thế giới và điện ảnh Hàn nói riêng.

23 tháng 7 2021

PHIM ANIME ĐC KO ?? K MIK THÌ MIK K BN

23 tháng 7 2021

umk x 3

Cứ vào những mùa thu lá rụng, ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến: ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhảy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ!’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân, híp mí cười ngộ nghĩnh: “Thôi! Chào đồng chí”

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bóng nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt: ‘Lượm! Cháu tôi!’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chín tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm!’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời: Lượm đã hi sinh!

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc giục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

+1thích

đã trả lời 31 tháng 5, 2020 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (33.2k điểm)

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

Các câu hỏi liên quan

22 tháng 7 2021

tham khảo nha!!

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.