Tìm x, biết \(x\left(x-2\right)\left(x-1\right)\left(x+1\right)=24\)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ôi kìa! (thán từ) Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc, chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về. Thu về thật đấy ư? (tình thái). Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả, nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran, năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường. Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian, bọn cá rô phi nhảy tom tóp, cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây! Thu nay về có khác thật!
Hiện nay rất nhiều học sinh lơ là việc học, bỏ bê bài vở , ham mê thú vui . Một số bạn chỉ vì không học bài nên bài kiểmtra co 2điểmTrong khi các lần khác các bạn được những 8 , 9 diem . Chao ôi ! Các bạn chỉ vì ham mê thú vui trước mắt , mà để lại hậu quả khó lường . Chính vì thế các bạn học sinh hãy chăm chỉ học tập nhe để tránh tình trạng kết quả học tập số sút , kiến thức mất đi. Hơn thế nữa các bậc phụ huynh cha mẹ chúng ta sẽ nói rằng " Trời ơi ! con lười học quá!" Hay người ngoài nhìn vào đánh giá mình một cách chế nhiều
O hay! Trẻ con bây giờ lười học quá .
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau:
Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".
Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".
Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.
==> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.
Tấm lịch được làm bằng một loại bìa cứng, dày như bìa của một cuốn sổ tay. Phủ trên tấm bìa là một loại nhũ óng ánh màu bạc lấp lánh như kim tuyến. Mỗi buổi sáng khi ánh bình minh chiếu vào, tấm lịch sáng lấp lánh như bầu trời xanh dát những ngôi sao bạc chấp chới, phản chiếu những tia sáng lóa mắt. Phía trên tấm lịch chiếm trọn hai phần ba kích thước là một bức tranh phong cảnh rất đẹp. Đó là bức tranh vẽ cảnh Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội khi buổi bình minh đang lên.
Bài 1
Đất nước ta những ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi – một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích của rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết “đốt nương làm rẫy” khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Ôi ! những cánh rừng thân yêu sẽ dần dần biến mất chăng? Lá phổi xanh của Trái Đất sẽ bị tàn phá chăng? Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được
- Trợ Từ: Những
- Thán Từ: Ôi
- Tình Thái Từ: Chăng
P/s tham khảo nha
Soạn bài: Hai cây phong
Tóm tắt:
Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: 1) Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.
- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.
- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.
Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên "tôi" có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" trong văn bản là quan trọng hơn.
Câu 2: Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng "bọn con trai" ngày ấy, người kể xưng "chúng tôi" nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về "tôi":
Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.
Đoạn dưới nói đến "thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng" mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao.
Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
Câu 3: Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế, người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".
Soạn bài Hai Cây Phong của Ai-ma-tốp
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai Cây Phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » quan trọng hơn ?
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.
+ Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.
+ Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.
Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi », cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi » có hai đoạn :
+ Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.
+ Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
Câu 3. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi », hai cây phong chiếm một vị trí « độc tôn » lôi cuốn và gây xúc động sâu sắc cho mạch kể. Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.
Câu 4. Các em chọn mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.
Gợi ý : Các đoạn có thể chọn. a. « Phía trên làng tôi…. Cây phong thân thuộc ấy ».
b. « Trong làng tôi… ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Câu 5. Nghệ thuật. Đoạn trích Hai cây phong như một bức tranh ngôn từ, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động. Đoạn văn miêu tả tiếng nói riêng, tâm hồn riêng cua cây phong là hay nhất.
Câu 6. Ý nghĩa. Đoạn trích Hai cây phong là trang văn rất hay, đầy ấn tượng, lồng vào tình cảm đó là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ về lòng biết ơn người thầy đầu tiên. Nó thể hiện rất sâu sắc tình yêu quê hương, tình yêu cây cỏ, cảnh sắc thiên nhiên.
|
a. Phương thức biểu cảm
b. Nghệ thuât: sử dụng quan hệ từ "và" (3 lần) như một sự liệt kê những cảm xúc bất tận của "tôi" khi được gặp mẹ. Những cảm nhận không thể chấm dứt ngay nên sử dụng từ "và" như một phương pháp kéo dài những tâm trạng mừng vui.
c. Nội dung: tâm trạng vui sướng tột cùng, hạnh phúc tột độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ
a/ Phương thức biểu đạt miêu tả
b/ dùng biện pháp nói giảm nói tránh kết hợp 3 phương thức biểu đạt , tự sự , miêu tả , biểu cảm
c/ Ta lại nhân vật khi còn hơi nhỏ
Trợ từ NGAY: Chúng ta sẽ làm việc NGAY ngày hôm nay
Trợ từ CÓ : chịu :D
Thán từ Ơ : Ơ hay, cái cậu này :V
Thán từ Ô HAY : Ô HAY, cái cậu này -_-
Thán từ ÔI: ÔI ĐÙ :D ( Ôi, cậu có bộ đồ đẹp thế)
Thán từ ƠI: ƠI lÃO hẠC ƠI!
Thán từ Ừ: Ừ
nó chỉ có 8 điểm môn văn thôi
mày đi lấy thướt ngay
ôi trời ạ , sao chạy chậm thế
ơi ko bít nhé......
ừ thì lấy cây viết xấu cũng được
Chủ đề văn vản Tôi đi học là: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời nhân vật "tôi".
x(x-1)(x-2)(x+1)=24\(\Rightarrow\)(x^2-x)(x^2-x-2)=24 Đặt x^2-x=a\(\Rightarrow\)a(a-2)=24, từ đó bn tìm ra a rồi suy ra x nha!