K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2022

Cuộc sống đầy biến động . Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau mái trường Hải Bình yêu dấu này . Kể từ ngày đó, do phải lo học quá nhiều, nên tôi chưa có dịp về thăm trường , thăm thầy , thăm cô và thăm bạn.

Hôm ấy, vì có vài đứa bạn cũ gọi co tôi để về họp lớp, tôi mới có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đứa bạn thân học chung trường đại học với tôi . Tôi rất háo hứa được đi thăm lại mái trường đã dạy tôi nên người, những người thầy cô đã từng dạy tôi và những đứa bạn mà tôi đã cùng sát vai để phấn đấu học tập.

Vẫn là mái trường Hải Bình ấy, vẫn hàng cây xanh, vẫn dãy nhà ấy. Nhưng, so với 10 năm trước, nó đã thay đổi rất nhiều. Ông bảo vệ ngày xưa mà chúng tôi hay đùa là "Thầy Thao" ấy, nay đã nghỉ hưu. Có 1 bác bảo vệ mới đang ngồi gác trường ở phòng bảo vệ cũ kĩ ấy. Tôi với mấy đứa bạn bỡ ngỡ bước vào trường, như thời tôi mới bỡ ngỡ bước chân nơi trường cấp hai thân thương ấy để bắt đầu học những kiến thức mới, quen những người bạn mới. Cho dù là học sinh cũ về trường, nhưng tôi có cảm giác y chang như là tôi đang tới một nơi khác vậy.

"Nguyên ơi !"

Có 1 tiếng kêu quen thuộc vang lên. Đó là Na, Mai Anh và Kim Ngân, là những đứa mà tôi thân nhất thời còn học cấp 2, và cũng là những đứa duy nhất tôi còn gữi liên lạc. 

"Na ! Ngân ! Mai Anh ! Lâu rồi không gặp !"

Tôi chạy lại chỗ ba bọn nó, và giới thiệu với bọn nó mấy đứa bạn thân học chung trường với tôi. Chúng tôi lại chỗ ghế đá cạnh bảng tin trường, rồi ngồi tân sự với nhau về nhiều chuyện. Tôi cũng khá bất ngờ vì trong số ba đứa, một đứa đã đi du học và về đây cũng được 1 năm, giờ đang làm việc ở 1 khu thiết kế thời trang khá nỗi tiếng. Một đứa cũng đã sắp tốt nghiệp trường Bách Khoa, và một đứa đã có người yêu, tầm năm sau sẽ cưới. Tôi thấy mình hơi "kém" so với hội bạn, vì tôi cũng chả có một tí "thành tích" gì nổi trội suốt 10 năm qua cả. 

Rồi, từ đứa bạn cũ từ học lớp tôi cũng đến. Tôi cùng mấy đứa kia lại chào hỏi bọn nó. Tôi cũng thấy bất ngờ, vì lớp 8A chúng tôi ngày xưa lại có nhiều "nhân tài đất nước" đến như vậy. Có một số đứa nổi tiếng nhờ làm vlogger, có đứa đã có bằng giáo sư, đứa nhàn hơn thì đã có gia đình và công việc ổn định. Tôi rất vui vì tụi nó đã đạt được những gì mình mong ước trong 10 năm qua.

Sau buổi họp lớp đó, tôi đã rất vui và lưu luyến khi chia tay những người bạn cũ. Tôi mong đợi đến kì họp lớp sau để gặp được những người bạn cũ - những đồng chí thân thiết ngày xưa của mình.  

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
23 tháng 11 2022

Em xem lại yêu cầu của đề bài là viết đoạn văn hay bài văn, tự sự hay miêu tả,...

22 tháng 11 2022

   Tôi là Bọ Dừa, tôi đã xa quê hương từ khi còn thanh niên vì cuộc sống mưu sinh. Giờ tôi đã bước sang độ tuổi “xưa nay hiếm”, đã trải qua những chặng đường dài, phiêu bạt trên nhiều tán cây và từng bị lũ trẻ con bắt cóc nhét vào những chiếc hộp. Có những lần tưởng chết đi nhưng may mắn tôi vẫn còn sống sót. Một đêm nọ, trên con đường phiêu bạt, tôi tình cờ tìm được chỗ trọ ở chỗ anh thằn lằn. Vì sợ những chiếc hộp cũ nên tôi nằm luôn dưới vòm trúc. Đó là một đêm khó quên khi tình cờ giọt sương rơi xuống cổ kéo theo những kí ức xa xưa lan tỏa trên khắp da thịt tôi. Đêm đó thật dài khi những hình ảnh thuở ấu thơ cứ lần lượt hiện về như những thước phim quay chậm. Những tán cọ xòe ô, những cơn mưa đầu mùa, chị Ốc Sên, anh Tắc Kè ngày xưa hay trò chuyện cùng tôi,… tất cả cứ trở về, gần gũi, thân thương. Tôi bỗng nhớ ngôi làng nhỏ của mình quá! Phải rồi, bao nhiêu năm mải làm ăn tôi quên khuấy đi mất! Giờ sực nhớ ra cũng đã bước ra lứa tuổi xế chiều. Giá mà tôi có thể nhận ra sớm hơn! Khi anh gà trống vừa gáy o o, tôi đã vội vàng tỉnh dậy, giã từ chú Thằn Lằn và lên đường trở về thăm quê. Hi vọng rằng câu chuyện của tôi sẽ khiến nhiều bạn trẻ sớm nhận ra và trân trọng những điều gần gũi của cuộc đời mình.

 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
23 tháng 11 2022

Em có thể tham khảo một vài ý sau:

- Đóng vai Bọ Dừa nên em sẽ xưng "tôi" và kể cho "các bạn" nghe.

- Nội dung:

+ Mở bài: Giới thiệu về bản thân, hoàn cảnh, xuất xứ của mình và lí do mình muốn kể lại câu chuyện.

+ Thân bài: Lần lượt kể lại hoàn cảnh đêm sương, nguyên nhân dẫn đến việc mình trở về quê, tâm sự của bản thân về những điều mình cảm nhận trong đêm và quyết định của chính mình.

+ Kết bài: Chia sẻ với bạn đọc về ý nghĩa của quê hương trong mỗi người. Ngoài ra có thể chia sẻ thêm những cảm xúc về quyết định, sự lựa chọn của mình.

22 tháng 11 2022

Theo em, tác gải đưa ra những câu trong hồi kí của Nguyên Hồng  bằng chứng là cho sự đồng cảm, xót thương với những người nghèo khổ hay cũng chính là tiếng lòng, khát khao của chính tác giả

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
23 tháng 11 2022

Em ơi! "Những câu" là những câu nào (có hình thức hay nội dung) thế nào em nhỉ?

22 tháng 11 2022

Bạn tham khảo nha :

  Gia đình là một thứ gì đó thiêng liêng và không thể diễn tả hết được bằng lời. Truyện ngắn Giấc mơ của bà nội do Mai Văn Kháng viết đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình cảm gia đình đầm ấm. 

       Trong truyện ngắn “Giấc mơ của bà nội”, hình tượng người bà tần tảo, yêu thương con cháu được thể hiện rất rõ ràng thông qua ngoại hình và những cử chỉ, hành động yêu thương của bà giành cho con cháu của mình. Mỗi chủ nhật lúc 9 giờ, bà đều từ quê lên thành phố thăm con cháu. Bà đã ngoài bảy mươi, sức khỏe bà đã giảm sút, bà không đi xe đạp, rồi không đi bộ đến chơi với chúng tôi ngày chủ nhật nữa. Bà đi xe ôm được một thời gian rồi sau cùng không dám đi cả xe máy bố tôi đến đón. Bà kêu sóc, đau xương cốt. Bà đi xích lô và bảo người đạp xe đi thật chậm, sức khỏe ngày càng đi xuống. Dần dần như thế bà đã ít thăm con cháu hơn. Bà đã sống một cuộc sống sôi nổi bền bỉ suốt từ năm 16 tuổi làm thợ tiện ở xưởng quân giới, cho hết tuổi 60 mới về nghỉ hưu, suốt đời bà chăm chỉ với việc chung, về già bà vẫn hết lòng thương yêu và lo toan cho con cháu. 

Khi bà bị ngã phải nhập viện, thân hình bà ngày càng lép xẹp, lọt thỏm vào lòng nệm. Bà vẫn dùng chiếc túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày còn là nhân viên phục vụ trên tầu chạy tuyến đường sắt Lao Cai - Hà Nội. Bà yêu quý và giữ gìn những kỉ vật mà ông để lại. Cái túi ấy to đến mức đựng được cả thế giới bên trong, thế giới mà tràn ngập những quà bánh mà bà mang từ quê lên. Nào là nhãn tháng sáu, na tháng bẩy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu. Bà con luôn quan tâm đến sức khỏe của mẹ tôi và bố tôi. Biết mẹ hay bị nhiệt nên đã chuẩn bị bột sắn, biết bố tôi mới chớm bị cao huyết áp đã chuẩn bị sẵn hoa hoè mà bà đã hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra. Bà luôn nấu những món ngon mà ở nhà bố mẹ bận không nấu được cho các cháu ăn. Bà nói rằng do bà không phải lo công việc nên rảnh rỗi mới có thời gian nấu cho các con, các cháu ăn. Những món ăn được bà coi là “bày vẽ” là những món mà bọn trẻ đều rất thích nhưng do bận rộn nên bố mẹ không có thời gian nấu cho ăn. 

Khi đến thăm nhà con cháu, bà không đến để nghỉ ngơi hưởng thụ mà luôn chân luôn tay, tất bật với những công việc nhà. Nào là sửa sang lại bàn thờ, nào là phủi bụi những tấm huân chương của con trai. Nào là dọn dẹp, quét quáy, lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà chải đầu, tết tóc cho cái Tú. Lại còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình giây chun. Dù đã già yếu nhưng bà không ngần ngại việc gì. Luôn lo cho con cháu được tươm tất, đủ đầy. Dù đã yếu hơn và không thăm con cháu được thường xuyên nên bà rất nhớ chúng. 

Ông đã mất lâu, bà thì ở một mình. Con cháu muốn bà lên ở cùng nhưng bà lo lắng cho vườn tược, bàn thờ tổ tiên ở nhà. Ở nhà một mình buồn chán làm bà càng nhớ con cháu hơn. Bà bắc thang để hái nụ hoa hoè cho con trai, thang trượt, bà bị ngã, nằm bất tỉnh, may có người hàng xóm gọi điện báo rằng bà nằm ở bệnh viện Xanh Pôn. Tình yêu của bà còn thể hiện rõ nhất khi bà được các con đón về nhà, nhìn thấy các con lo lắng, bật khóc vì mình, bà đã khóc theo và cố gắng ăn thật mạnh để nhanh khỏe cho con cháu vui. Có thể thấy được tình yêu to lớn của bà giành cho con cháu mình nhiều như nào.

       Câu chuyện không chỉ thể hiện tình yêu của bà giành cho con cháu mà còn thể hiện tình yêu thương của con và các cháu giành cho bà, cho mẹ của mình. Cứ mỗi lẫn bà đến thăm là cả nhà đều ríu rít vui mừng. Các cháu thì quấn lấy bà suốt ngày, cùng bà vui chơi, cùng bà trò chuyện. Được thưởng thức những bữa cơm bà nấu là niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ này. Các cháu nhỏ tấm tắc khen tay nghề của bà, cái Tú còn nũng nịu đòi bà nấu món yêu thích vào tuần sau. Thấy vậy, người mẹ đã nghiêm túc bảo con không được đòi hỏi và ỷ lại vào bà. Nhưng đáp lại lười nói nghiêm túc đó chỉ là cái cười của hai bà cháu và vuốt tóc nhẹ nhàng của bà lên mái tóc cái Tú. Khi nghe tin bà bị ngã, hai người con khuôn mặt rầu rĩ buồn bã, họ hối hận vì đã không để ý và chăm sóc bà. Khi bà được xuất viện, học đã đón bà về nhà để chăm sóc cho thuận tiện. Dặn dò con cái cẩn thận về việc tránh làm ồn và tranh thủ khoảng thời gian không đi học chăm sóc bà. Người con gái luôn ân cần, chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của mẹ. Người con trai khi thấy mẹ mình yếu ớt cố gắng ăn từng miếng thì ôm mặt khóc vì thương mẹ. Thấy thế, bà cũng chạnh lòng mà cố gắng ăn vì con vì cháu, vì sức khỏe của mình. 

        Chi tiết bà mơ thấy bị trộm ăn cắp mất con ngan chính là một trong những điểm sáng của tác phẩm. Một kết thúc đẹp khi bà nội đã dần dần khỏe mạnh hơn. Thế mới thấy, ngay cả lúc đau ốm bà cũng lo toan cho con cháu.

        Câu chuyện tuy không dài nhưng đã miêu tả được toàn cảnh bức tranh về gia đình ấm áp và tràn đầy tình yêu thương. Qua đây, em mới thấy được sự vô tâm của mình giành cho gia đình. Vì mải chạy theo những cám dỗ, chạy theo đồng tiền mà đôi khi quên mất không giành thời gian cho gia đình. Câu chuyện này đã giúp em rút ra được những bài học đắt giá và cho em cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm trong gia đình.

22 tháng 11 2022

 Trong gia đình thân thương của mỗi người, ngoài người mẹ, người phụ nữ mà ai ai cũng yêu mến, quý trọng và biết ơn đó là người bà. Bà là người đã dành hết tình cảm của mình không chỉ cho con mà còn cho chính những người cháu của mình. Đặc biệt trong đoạn truyện sau: "Bao giờ cùng vậy... tiên tổ" trích "Giấc mơ của bà nội", người đọc càng thêm cảm thông, biết ơn và thấu hiểu với phẩm chất, tính cách của người bà trong truyện.

       Người bà trong câu chuyện đã không quản ngại đường xa để mang những món quá của quê hương lên cho con cháu của mình. Món quà ấy được tác giả miêu tả như "có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu.". Thêm bột sắn cho mẹ và hoa hòe cho ba. Những món quà rất giản dị và thân quen nơi làng quê yêu dấu. Bà vẫn không một lời kêu than, mang nhiều đồ nặng mà bà chỉ nghĩ cho con cháu, mong con cháu được đầy đủ và sống tốt. Không chỉ thế, bà còn là một người yêu thương, quan tâm và luôn nhớ đến người chồng của mình. Bà biết ông là một người chịu nóng rất giỏi, dù lúc ngồi ở toa tàu bí gió, người ông cũng chả bao giờ thấy ra tí mồ hôi nào. Rồi mỗi khi ngày chủ nhật đến, bà lại bận rộn, tất bật với những công việc quen thuộc như: sửa sang lại bàn thờ, phủi bụi trên những tâm huân chương của bố nhân vật "tôi", bà luôn tay luôn chân quét quáy, lau chùi bát đĩa, bàn ghế, đem quần áo của cả nhà ra phơi phóng, rồi đem ra nắng phơi, cho nó thơm như lời bà nói. Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú rồi còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun. Bà dành thời gian thật nhiều để vun vén, chăm sóc cho mái nhà thân yêu. Rồi khi biết nhân vật "tôi" bị gầy gò, ghẻ lở, bà đã thốt lên xót xa về sự chăm sóc con cái không cẩn thận của bố mẹ nhân vật "tôi". Rồi bà ra chợ mua nắm lá về tắm cho nhân vật "tôi" đồng thời nhắc nhở người mẹ phải tắm như vậy cho nhanh khỏi và cần chú ý đến con cái hơn. Một người luôn yêu thương và quan tâm con cháu mình như vậy nhưng bà lại mất ông, bà sống một mình ở làng. Vì còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ nên bà không thể ra ở với bố mẹ nhân vật "tôi". Người bà trong tác phẩm trên hiện lên với thật nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Trước tiên, đó là một người vợ hết mực yêu thương, quan tâm và nhớ những gì về chồng mình, bà luôn một lòng với ông của các cháu. Sau đó, bà chính là một người mẹ dành hết sự thân thương, quý trọng và chăm sóc với chính các con của mình, bà luôn muốn con mình được sống đầy đủ và sung túc. Cuối cùng, bà là một người bà quan tâm, yêu chiều và để ý đến những người cháu của mình. Bà cũng muốn các cháu của mình lớn lên khỏe mạnh, luôn vui vẻ và hạnh phúc. Không chỉ vậy, bà còn là một người phúc hậu, có tấm lòng yêu quê hương, đất nước, luôn muốn dành những gì mình có để cống hiến cho sự nghiệp phát triển của quê hương. Như vậy, người bà hiện lên thật đẹp, thật đáng để mỗi người học tập và noi theo.

        Qua đoạn truyện trên, người đọc càng thêm trân trọng, yêu quý và biết ơn những tấm lòng mà người bà trong truyện đã trao cho chồng mình, con cái và mọi người. Đồng thời, qua đó, tác giả còn thể hiện tình yêu thương, cảm thông và tự hào về những con người đáng quý như vậy. Mỗi người hãy biết trân quý, biết ơn, đồng thời quan tâm, chăm sóc đến với người bà của mình, biết cách để về sau chính mình sẽ không hối hận hay tiếc nuối về những việc mình chưa thể làm được với người bà thân yêu của mình.

                                                          HELP ME  Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ Chuồn kim khâu lá trong vườn Hoa chuối rơi như tàn lửa Đất trời được ướp bằng hương Con chim dấu chiều trong cánh Để rơi tiếng hót khi nào Hoàng hôn say về chạng vạng Lục bình líu ríu cầu ao Dòng sông mát lành tuổi nhỏ Nước tung tóe ướt tiếng cười Con bò mải mê gặm cỏ Cánh diều ca hát rong chơi Lúa bá vai nhau chạy...
Đọc tiếp

                                                          HELP ME 

Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ
Chuồn kim khâu lá trong vườn
Hoa chuối rơi như tàn lửa
Đất trời được ướp bằng hương Con chim dấu chiều trong cánh
Để rơi tiếng hót khi nào
Hoàng hôn say về chạng vạng
Lục bình líu ríu cầu ao Dòng sông mát lành tuổi nhỏ
Nước tung tóe ướt tiếng cười
Con bò mải mê gặm cỏ
Cánh diều ca hát rong chơi Lúa bá vai nhau chạy miết
Dừa cầm gió lọt kẽ tay
Mây trốn đâu rồi chẳng biết
Chiều lo đến tím mặt mày! Không gian lặn vào ngòi bút
Bé ngồi phác họa mùa thu
Quê hương hiện lên đậm nét
Buổi chiều rung động tâm tư 
 Đề bài : viết 1 đoạn văn khoảng một trang giấy chia sẻ cảm nhận của em về bài " chiều thu quê em "

1
22 tháng 11 2022

1)Nắng chiều mỏng manh như sợi chỉ

2)-Khổ thơ 2:Giau chiều trong cánh,để rơi tiếng hót,say chạng vạng,líu ríu

-Khổ thơ 3:Dòng sông,con bò,cánh diều

4)-Nghĩa:Cảnh mùa thu quê hw đc thể hiện qua ngòi bút vẽ của bé.

-Bức tranh mùa thu hiện ra rất sinh động

5)Bài thơ cho ta biết:

Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

6)Nếu vẽ em sẽ vẽ cảnh thả diều vì như bản thân mình quay ngược lại quá khứ

 

 

 

 

 

tư thế 1,3,5 là đúng 

27 tháng 10

1,3,5 là những tư thế đúng

22 tháng 11 2022

bác hồ là ng em yêu .