K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2

Truyện ngụ ngôn chắc chẳng còn xa lạ với chúng ta nữa và câu chuyện “Rùa và thỏ” của La-Phông-Ten cũng vậy. Câu chuyện không chỉ là để giải trí mà còn là bài học sâu sắc. Bài học ấy được gửi gắm và thể hiện qua hai nhân vật: rùa và thỏ.

     Truyện kể rằng, ở rừng sâu kia có con Thỏ huênh hoang, nó cho rằng nó là người chạy nhanh nhất ở đây mà chẳng thèm để ai vào mắt. Thỏ đã chê bai, coi thường Rùa là kẻ chậm chạp, dù có cố gắng cả đời cũng chẳng thể nào nhanh lên được. Nghe vậy, Rùa tức giận và thách Thỏ thi chạy với mình. Kiêu ngạo nắm chắc phần thắng, Thỏ ta nhận lời. Thỏ chạy nhanh nên chỉ một lát đã bỏ lại Rùa ở phía xa. Nhưng Thỏ nghĩ rằng: mình chạy nhanh như thế, Rùa còn lâu mới đuổi kịp chứ đừng  nói là thắng. Nên ta làm một giấc đã. Hết đuổi bướm bắt hoa, rồi ngủ một giấc Thỏ đã bỏ quên Rùa. Rùa biết mình chậm chạp nhưng vẫn chẳng bỏ cuộc, vẫn tiếp tục chạy. Do ngủ quên nên khi Thỏ giật mình tỉnh giấc thì Rùa đã về đích từ lúc nào. Dù không cam lòng nhưng thắng bại đã rõ Thỏ đành phải nhận thua.

Thỏ và Rùa là đại diện cho hai loại người trong xã hội.

Thỏ là kẻ có tài nhưng lại huênh hoang, hống hách coi trời bằng vung để rồi phải lãnh một bài học đắt giá. Ỷ vào việc mình được trời phú cho đôi chân nhanh nhạy, hoạt bát Thỏ lên mặt coi thường những người khác, nghĩ rằng mình là nhất. Đến đây, ta bỗng nhớ đến chú Dế Mèn hống hách của Tô Hoài, kẻ cũng từng nghĩ mình “ đứng đầu thiên hạ”. Và ở thực tế những người tự phụ này có rất nhiều. Họ cho rằng mình tài năng, mình xuất sắc mà xem thường sự cố gắng và nỗ lực của người khác. Nhưng họ đâu biết ở ngoài kia giỏi hơn họ có biết bao người, núi này cao ắt có núi khác cao hơn. Và chẳng cần ngọn núi nào cao hơn thì họ cũng đã thua trên con đường thành công rồi. Vì sao ư? Vậy thì hãy đến với nhân vật Rùa. Rùa là đại diện cho những người tuy không xuất chúng nhưng lại kiên trì, luôn nỗ lực và không bao giờ bỏ cuộc. Ông cha ta đã có câu “ cần cù bù thông minh” và Rùa là người như thế. Biết mình chẳng thông minh bằng nhưng luôn nỗ lực, luôn kiên định với mục đích đề ra và luôn học hỏi tiếp thu. Chẳng  như Thỏ, ỷ mình có tí tài năng thì kênh kiêu coi thường tự phụ, cho rằng mình đã quá hoàn hảo và chẳng cần phải vội vì chẳng ai đuổi kịp mình. Đó quả là một suy nghĩ ngu ngốc, cũng bởi cái suy nghĩ đó mà Thỏ đã thảm bại dưới tay người mà mình từng cười vào mặt.

Qua hai nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm đến độc giả một thông điệp vô cùng sâu sắc: hãy luôn khiêm tốn và luôn rèn luyện trau dồi kiến thức. Đặc biệt là đừng bao giờ tự phụ, tự mãn với những điều mình đã.

      Mong rằng từ hai nhân vật trên, chúng ta, đặc biệt là các bạn học sinh sẽ rút ra cho mình bài học ý nghĩa. Hãy luôn học tập không ngừng vì điểm số hôm nay không phải là mãi mãi.

Quê nội ơi Mấy năm trời xa cách  Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi Nghe tiếng trời gầm xa lắc... Cớ sao lòng thấy nhớ thương. Ôi cơn mưa quê hương  Đã ru hát hồn ta thuở bé, Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé. Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối,bẹ dừa, Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa. Ta yêu quá như lần đầu mới biết Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết Như tre,dừa,như làng xóm quê...
Đọc tiếp

Quê nội ơi

Mấy năm trời xa cách 

Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi

Nghe tiếng trời gầm xa lắc...

Cớ sao lòng thấy nhớ thương.

Ôi cơn mưa quê hương 

Đã ru hát hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối,bẹ dừa,

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre,dừa,như làng xóm quê hương.

Như những con người - biết mấy yêu thương

Đoạn thơ trênntrichs trong bài thơ Nhớ cơn mưa quê hương-một bài thơ rất hay của tác giả Lê Anh Xuân.Cũng có một văn bản rất hay như thế:Gò me.Có thể nói,cả hai bài thơ đều thể hiện xúc động tình yêu,sự gắn bó thiết tha của lê anh xuân và hoàng tố nguyên đối với quê hương.Qua đoạn thơ và văn bản được nhắc ở trên,em hãy làm sáng tỏ nhận định này

 

0
22 tháng 2

1. Nhân vật chính có khả năng giao tiếp với người đã mất

2. Có khả năng thời gian ngưng trôi khi nhân vật chính gặp mẹ

3. Mẹ của nhân vật chính có khả năng hiện lên trong giấc mơ

4. Có sự kiện siêu nhiên khi nhân vật  chính gặp mẹ

5. Mẹ của nhân vật chính có khả năng trở về từ thế giới bên kia để gặp con

22 tháng 2

Những tia nắng mặt trời mềm mại làm bóng mình những tán lá xanh tươi của cây bàng. Trên cành cây, lá rợp như một tấm thảm màu xanh mát, tô điểm cho không gian trời rộng lớn. Khi tiếng chuông báo động chào cờ vang lên, tôi cảm nhận sự hồi hộp và phấn khích lan tỏa trong không khí.

Nhìn xung quanh, tôi thấy đám học sinh sôi nổi, mặc bộ đồng phục trắng xóa. Bước chân vỗ nhẹ trên lớp cỏ mềm mại, tôi là một phần của cảnh sắc sống động, chứng kiến sự tụ tập của hàng trăm tâm hồn trẻ thơ. Ánh mắt họ tỏa sáng như những ánh sao, tràn đầy năng lượng tích cực.

Khi lá cờ đỏ tung bay, bóng mình cây bàng rung động như một điệu nhảy nhẹ, là sự chào đón ngày mới đầy hứng khởi. Tôi, cây bàng, là một nhân chứng yên bình và vững chắc cho những khoảnh khắc trọng đại trên sân trường, nơi hồn trường học tỏa sáng giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự tương tác của con người.

22 tháng 2

Truyện ngụ ngôn Kiến và châu chấu có cốt truyện rất đơn giản nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là nhân vật Kiến trong truyện. Mùa hè sôi động đến, khắp nơi đều nhộn nhịp, châu chấu thì ngày đêm ca hát, vui chơi, còn Kiến thì vẫn chăm chỉ lao động, kiếm thức ăn dự trữ cho mùa đông sắp tới. Dù châu chấu có rủ chơi cùng, rồi dè bỉu Kiến lo xa, Kiến vẫn bỏ ngoài tai và tiếp tục công việc của mình. Qua đó, chúng ta có thể thấy Kiến không chỉ chăm chỉ mà còn rất có chính kiến, quyết tâm đạt được mục tiêu của mình. Mùa hè trôi qua rất nhanh và mùa đông giá rét lại về, nhờ có thức ăn dự trữ từ mùa hè cật lực lao động, mà Kiến được ở trong tổ ấm áp và đủ thức ăn để sống, còn châu chấu ta thì gần như chết vì lạnh và đói. Kiến đúng là người biết lo xa, biết chuẩn bị kĩ lường cho mọi tình huống. Đây là một ưu điểm rất đáng quý mà chúng ta phải học hỏi. Qua nhân vật Kiến, độc giả chúng ta đã học được thật nhiều bài học quý giá, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn cuộc sống.

Tham khảo ạ.

 Biện pháp tu từ được sử dụng là đảo ngữ: “Đẹp vô cùng" lên trước "Tổ quốc ta ơi”.

- Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu cảm tạo ấn tượng mạnh về cảm xúc và hình tượng câu thơ.

- Tô đậm vẻ đẹp hùng vĩ và đa dạng của non sông hùng vĩ Việt Nam. 

- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả.