Giúp con dàn ý bài văn dạng ,theo phép lập luận tổng hợp-phân tích -tổng hợp . em hãy làm rõ hình ảnh người bà và tình cảm của cháu dành cho bà trong đoạn thơ .Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa .......kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.trong đó có sử dụng phép nối và câu bị động (gạch chan ,chú thích ).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Văn bản ''Làng'' tác giả là Kim Lân
- đôi nét về tác giả :
+ tên khai sinh Nguyễn Văn Tài(1920-2007), quê ở huyện Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh.
+ sự nghiệp: ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng 8/ 1945
- gắn bó nhiều vầm hiểu sâu sắc cuộc sống ởnông thôn, ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân
+ cuộc đời: 2001 ông ddctawngj giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Hoàn cảnh sáng tác: bài "Làng'' được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Truyện được đăng tải lần đầu trong tạp chí văn nghệ năm 1948
1. Tác giả văn bản "Làng" là Kim Lân.
Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp ông:
- Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng.
- Với vốn am hiểu sâu sắc về nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ sáng tác về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
- Năm 2001, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật.
- Ông mất năm 2007 sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi.
2. Hoàn cảnh sáng tác "Làng": được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ vào năm 1948.
Cuộc sống đầy biến động . Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau mái trường Hải Bình yêu dấu này . Kể từ ngày đó, do phải lo học quá nhiều, nên tôi chưa có dịp về thăm trường , thăm thầy , thăm cô và thăm bạn.
Hôm ấy, vì có vài đứa bạn cũ gọi co tôi để về họp lớp, tôi mới có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đứa bạn thân học chung trường đại học với tôi . Tôi rất háo hứa được đi thăm lại mái trường đã dạy tôi nên người, những người thầy cô đã từng dạy tôi và những đứa bạn mà tôi đã cùng sát vai để phấn đấu học tập.
Vẫn là mái trường Hải Bình ấy, vẫn hàng cây xanh, vẫn dãy nhà ấy. Nhưng, so với 10 năm trước, nó đã thay đổi rất nhiều. Ông bảo vệ ngày xưa mà chúng tôi hay đùa là "Thầy Thao" ấy, nay đã nghỉ hưu. Có 1 bác bảo vệ mới đang ngồi gác trường ở phòng bảo vệ cũ kĩ ấy. Tôi với mấy đứa bạn bỡ ngỡ bước vào trường, như thời tôi mới bỡ ngỡ bước chân nơi trường cấp hai thân thương ấy để bắt đầu học những kiến thức mới, quen những người bạn mới. Cho dù là học sinh cũ về trường, nhưng tôi có cảm giác y chang như là tôi đang tới một nơi khác vậy.
"Nguyên ơi !"
Có 1 tiếng kêu quen thuộc vang lên. Đó là Na, Mai Anh và Kim Ngân, là những đứa mà tôi thân nhất thời còn học cấp 2, và cũng là những đứa duy nhất tôi còn gữi liên lạc.
"Na ! Ngân ! Mai Anh ! Lâu rồi không gặp !"
Tôi chạy lại chỗ ba bọn nó, và giới thiệu với bọn nó mấy đứa bạn thân học chung trường với tôi. Chúng tôi lại chỗ ghế đá cạnh bảng tin trường, rồi ngồi tân sự với nhau về nhiều chuyện. Tôi cũng khá bất ngờ vì trong số ba đứa, một đứa đã đi du học và về đây cũng được 1 năm, giờ đang làm việc ở 1 khu thiết kế thời trang khá nỗi tiếng. Một đứa cũng đã sắp tốt nghiệp trường Bách Khoa, và một đứa đã có người yêu, tầm năm sau sẽ cưới. Tôi thấy mình hơi "kém" so với hội bạn, vì tôi cũng chả có một tí "thành tích" gì nổi trội suốt 10 năm qua cả.
Rồi, từ đứa bạn cũ từ học lớp tôi cũng đến. Tôi cùng mấy đứa kia lại chào hỏi bọn nó. Tôi cũng thấy bất ngờ, vì lớp 8A chúng tôi ngày xưa lại có nhiều "nhân tài đất nước" đến như vậy. Có một số đứa nổi tiếng nhờ làm vlogger, có đứa đã có bằng giáo sư, đứa nhàn hơn thì đã có gia đình và công việc ổn định. Tôi rất vui vì tụi nó đã đạt được những gì mình mong ước trong 10 năm qua.
Sau buổi họp lớp đó, tôi đã rất vui và lưu luyến khi chia tay những người bạn cũ. Tôi mong đợi đến kì họp lớp sau để gặp được những người bạn cũ - những đồng chí thân thiết ngày xưa của mình.
Em xem lại yêu cầu của đề bài là viết đoạn văn hay bài văn, tự sự hay miêu tả,...
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã giấy lên một phong trào “mỗi người làm việc bằng hai” vừa xây dựng miền Bắc, vừa chi viện cho chiến trường tiền tuyến miền nam. Khắp nơi mọi người ra sức lao động không quản ngày đêm, khổ cực. Với tinh thần đó, các nhà văn, nhà thơ đã đi sát với cuộc sống của những người lao động để phản ánh và ca ngợi họ. Trong đó, tác phẩm để lại được nhiều ấn tượng nhất, có lẽ là Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Bằng giọng thơ gân guốc, với cặp mắt quan sát tinh tế, tác giả đã chọn một thời điểm hết sức đặc biệt đó là lúc hoàng hôn. Mặt trời từ từ lặn sâu xuống lòng biển được tác giả ví như “hòn lửa”. Với cách so sánh này, làm hiện ra trước mặt người đọc một không gian huy hoàng và tráng lệ làm ngây ngất lòng người. Nhưng không gian đẹp đẽ ấy cũng chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan toả. Với nghệ thuật nhân hoá “sóng cài then, đêm sập cửa” đã thể hiện sự dứt khoát về chuyển giao không gian. Sau một ngày làm việc vất vả, vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. Trong hoàn cảnh đó, con người lại bắt tay vào lao động. Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người cùng với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một không gian lộng lẫy, gợi bao cảm xúc cho người đọc. “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, thể hiện rõ nét đây không phải là lần đầu đi biển mà công việc đó được lặp đi lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên. Phải nói rằng, đi đánh cá trên biển đã trở thành nền nếp, không phải của con thuyền mà của cả đoàn thuyền. Họ ra đi với tinh thần đoàn kết, phấn khởi, lạc quan, khí thế khẩn trương trong lao động. Tinh thần đó được thể hiện qua câu hát khoẻ khoắn, lời hát của họ như hoà vào trong gió, thổi căng buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.
Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả nổi bật về nét đẹp của người dân làng chài:
Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi
Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời này may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét snags tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ở khổ thơ thứ ba là hình ảnh con thuyền với cảnh đánh bắt cá trên biển:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa may cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Có thể nói rằng, toàn bộ khổ thơi là một bức tranh sơn mà lộng lẫy. Tất cả các hình ảnh: mây, nước, sao, trời được vẽ nên bằng ngôn ngữ lung linh, huyền ảo. Đặc biệt là hình ảnh con thuyền vừa có tính hiện thực lại vừa mang vẻ đẹp lãng mạn. “Lái gió” “buồm trăng” – đọc câu thơ, ta có cảm nhận thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc đánh bắt. Trăng sao như soi rõ hơn cho con người phát hiện ra luồng cá. Giữa biển trơi mênh mông, trời và biển như hoà vào một. Còn đối với người dân chai, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hang hái, lạc quan như thế, thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.
Ở khổ thơ thứ tư, tác giả dành riêng để miêu tả sự giàu có của biển cả:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuộc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long
Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Hình ảnh cá được miêu tả mơ mộng làm sao: “cái đuôi em quẫy trăng vàng choé”. Trong cái giàu có đó, ta nghe được nhịp thở của biển khơi: “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”. Có thật sự yêu mến biển, yêu con người lao động thì nhà thơ mới có được những hình ảnh đẹp, những cau thơ hay đến như vậy.
Ở khổ thơ tiếp theo, là hình ảnh bao dung của biển:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Nếu như mở đầu bài thơ là tiếng hát căng buồm khi ra khơi thì ở đây lại là khúc ca gọi cá. Tiếng hát được vang lên trong những giờ lao động, xua đinh những khó nhọc và làm khô đi những giọt mồ hôi. Trong hương vị mặn mòi của biển, lời hát như khích lệ, giúp cho thành quả lao động được cao hơn. Biển trong khổ thơ này được miêu tả hết sức bao dung và nhân hậu “cho ta cá như lòng mẹ”. Người dân chai gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.
Sau một đêm lao động vất vả khẩn trương, họ đã gặt hái được những thành quả lao động xứng đáng:
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chum cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Thời gian trôi nhanh, sau một đêm dài miệt mài trong lao động, thế nhưng tình thần của những người đi biển vẫn không hề giảm sút. Họ hang hái thu hoạch những mẻ cá đầy khoang. Vì sao vậy? Phải chăng sau một đêm vất vả, họ đã thu được thắng lợi lơn “chùm cá nặng”. Hình ảnh những con cá trên khoang thuyền được miêu tả sao mà đẹp thế “vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”. Phải chăng đây chính là tương lai của những người đi biển, tương lai do chính bàn tay họ tạo nên.
Phần cuối bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Một điều người đọc dễ nhận thấy nhất đó là câu hát được cất lên từ lúc ra đi cho đến lúc trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đổi biển nhô lên thật tuyệt diệu. Và, tuyệt diệu hơn cả đó là đoàn thuyền trở về với cá đầy khoang. Hình ảnh con thuyền trở về được miêu tả khẩn trương như lúc ra đi: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Phải chăng ở đây, những người đi biển đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho đợt ra biển tiếp theo. Những người lao động không thoả mãn với những kết quả đạt được. Vì vậy, họ phải chạy đua với thời gian để làm ra được nhiều của cải hơn cho đất nước. Cảnh bình minh thật huy hoàng nhưng người lao động không kịp ngắm nó, hầu như mọi tâm trí của họ chỉ tập trung vào công việc lao động. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Với giọng thơ khoẻ mạnh, kết hợp với cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, hoán dụ tài tình, nàh thơ đã vẽ lên được một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình mình.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa Việt Nam ở miền Bắc đã đi qua. Nhưng mỗi lần đọc lại bài Đoàn thuyền đánh cá ta như thấy hiện ra trước mắt tinh thần lao động khẩn trương của những con người không quản ngày đếm để làm ra được thêm nhiều của cải cho đất nước. Cả bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên, đẹp về tinh thần lao động. Đó là thành công nhất của nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.
1.tên và vài nét về tác giả
- Chế Lan Viên (1920- 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan
- Quê quán: huyện Cam Lộ- tình Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Trước Cách mạng tháng 8 Chế Lan Viên nổi tiếng với phong trào thơ mới với tập thơ “Điêu tàn” (1937)
+ Với hơn 50 năm sáng tác, ông có nhiều tìm tòi ở những tập thơ hay gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại thế kỉ XX
+ Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Phong cách sáng tác: Ông được đánh giá là một nhà thơ có phong cách và đặc sắc. Thơ ông lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, triết lí và khả năng sáng tạo hình ảnh.
2. * hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” của Chế Lan Viên.
*Bố cục:
Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ
- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng
- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ
3.- giá trị nội dung:- Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người
- giá trị nghệ thuật:- Bài thơ thành công trong với thể thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao
-Qua văn bản" ánh trăng'' cho biết tác giả là Nguyễn Duy
- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ
- Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba
+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.
+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
+ Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật
+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và em”…
- Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
+) BỐ CỤC CHIA LÀM 3 PHẦN:
- Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại
- Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về
- Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng
- Nhận xét : Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.
- Thời điểm ra đời của bài thơ : sau đại thắng mùa xuân 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố.
BÀI LÀM
Trăng với tôi như một người bạn tri kỉ, cùng đi qua những thăng trầm cuộc đời. Trăng không chỉ là trăng mà còn là đồng, là sông, là bể, là những gì gần gũi, thân thuộc nhất gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Nhưng khi hòa bình lập lại, tôi về thành phố sống, từ đó quen với những tiện nghi cuộc sống với ánh điện, cửa gương mà quên mất đi vầng trăng tình nghĩa. Khi mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vẫn vầng trăng ngày nào, vẫn tròn vẫn sáng. Trăng không hề thay đổi, chỉ có lòng người đổi thay. Trong phút chốc bao kí ức chiến đấu năm xưa ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng ấy.
Chào bạn! Với chuỗi câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một vài ý sau nhé!
1. Tác giả bài thơ Ánh trăng là Nguyễn Duy.
2. Một số nét về nhà thơ Nguyễn Duy.
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
- Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam.
- Ông làm thơ từ rất sớm: Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..., Đò Lèn,...
3. Bố cục của bài thơ
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ.
- Phần 2 (2 khổ thơ tiếp): Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại.
- Phần 3 (2 khổ cuối): Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
--> Bố cục phù hợp đi theo mạch cảm xúc, suy ngẫm của tác giả.
4. Hoàn cảnh sáng tác
Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị.
5. Tưởng tượng mình là nhân vật và viết đoạn văn. Với yêu cầu này, trước hết bạn cần sẽ phải xác định viết đoạn văn về nội dung gì nhé!
Nhắc đến một trong những di tích lịch sử hay là một vùng đất trong trái tim tôi. Thì chắc hẳn tôi sẽ nghĩ đến quê hương Mê Linh của tôi. Mê Linh của tôi là một huyện nằm phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Nhưng nó đã có lịch sử từ rất lâu đời.
Đến với Mê Linh chúng ta sẽ phải đến di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng. Đây là đền thờ của hai vị anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị- đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán giành lại nền độc lập dân tộc. Đền thờ được xây dựng ở vị trí đắc địa, chính nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô ngay từ những tháng năm đầu sau Công nguyên năm 40-43.
Hai Bà Trưng không còn quá xa lạ đối với những người con đất Việt. Khi mà đất nước ta bị phương Bắc đô hộ thì ở vùng dất Mê Linh đã có hai chị em gái sinh đôi, chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị- làm nghề nuôi tằm. Hai Bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dạy học nên khi lớn lên đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí khởi nghĩa quật cường.
Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ. Sau khi Hai Bà mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh giỏi ở khắp mọi nơi.
Để tưởng nhớ công lao của hai bà thì nhân dân đã lập đền thờ tại nơi mà hai bà đã lớn lên, trưởng thành và lưu dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân nơi đây.
-Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm( 1943)
-Bố cục:
+) Phần 1 (11 câu đầu) : Lời ru khi mẹ giã gạo.
+) Phần 2 (11 câu tiếp) : Lời ru khi lao động sản xuất.
+) Phần 3 (12 câu cuối) : Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.
TRẢ LỜI CÂU HỎI:
- Câu 1:Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp :
- Tạo nhịp điệu dìu dặt, tha thiết, tạo tiết tấu nhẹ nhàng như lời hát ru.
- Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con.
Câu 2:Hình ảnh người mẹ Tà-ôi :
- Người mẹ tảo tần, lam lũ : những công việc quen thuộc hằng ngày (giã gạo, địu con, trỉa bắp) với bao vất vả, lo toan.
- Người mẹ kháng chiến : tham gia kháng chiến, tình cảm của người mẹ không chỉ dành cho A-kay mà còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.
- Mặt trời của bắp : là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
- Mặt trời của mẹ : là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.
→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.
Câu 4: - Tình cảm của người mẹ với con : đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình.
- Lời ru với công việc của mẹ : theo sự trưởng thành khôn lớn của con và khát khao cho con được tự do.
+ Mẹ giã gạo : Mẹ mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
+ Mẹ trỉa bắp trên nương : mong ước mai sau có thể phát nương cho mẹ.
+ Mẹ chiến đấu : Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ chomẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.
Câu 5:- Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
- Ta thấy được tình yêu thương con dạt dào, nồng thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ “Bếp lửa” viết năm 1963, khi ông đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của ông - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Trong bài, có đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Đoạn thơ gợi về khoảng thời gian “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tự hỏi mình?
... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thía.
Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:
Mẹ cùng cha bận công tác không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...
Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.
Mang nặng công ơn của bà, trong đáy tâm hồn cháu - nhà thơ - hình ảnh của bà hiện lên, chẳng bao giờ mờ phai. Tiếng kêu của con chim tu hú với hình ảnh của bà kết hợp hài hòa, được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật cảm thán và câu hỏi tu từ đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết, một nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và kí ức:
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
Âm điệu của vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng gợi lên những rung cảm man mác, bâng khuâng. Tiếng chim tu hú như vọng vào năm tháng, bồi hồi...
Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng. Bằng Việt đã khéo lựa chọn hai hình ảnh ấy để nói lên lòng kính yêu, sự thương nhớ và biết ơn bà, với tình yêu quê hương.