K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2020

Những việc làm rất thầm lặng nhưng đã thể hiện được tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau của mọi người. Như vậy câu ca dao “nhiễu điều phủ lấy giá gương/người trong một nước phải thương nhau cùng” thực sự là câu ca có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta phải biết thương thương, chia sẻ, đùm bọc nhau để cùng phát triển.

8 tháng 7 2020

Trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay thì môi trường trở thành đối tượng được bảo vệ hàng đầu của toàn nhân loại. Ở hầu hết những nước phát triển hiện tượng xả rác bừa bãi hầu như không còn tồn tại do người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vứt rác bừa bãi vẫn là một vấn nạn đáng lo ngại nhất là trong môi trường giáo dục như trường học. Trường học nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy ta kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày hàng giờ trong các trường học.

    Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học. Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi do theo thói quen, tiện đâu vứt đó. Đây là ý thức không được rèn luyện từ nhỏ của người Việt Nam. Ăn xong một que kem, người ta có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa hay người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua. Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác. Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Tuy nhiên, sự thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi nhiều khi trẻ em cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách. Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. Bạn có thể tìm bất cứ góc khuất cạnh cửa sổ nào đó, vườn hoa hay sân cỏ đầy túi sữa, túi nilon được thả xuống.

    Vậy điều gì khiến thực trạng trên trở nên trầm trọng như vậy? Trước hết, về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. Khi được ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn học sinh đã được học tập cũng như rèn luyện về việc không được xả rác lung tung. Tuy nhiên, có tiếp nhận và thực hiện những gì được dạy không lại phụ thuộc vào bản thân người học sinh. Thứ hai về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa sai.

    Việc vứt rác bừa bãi trong trường học sẽ gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nhà trường. Trước hết, việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước và không khí của trường học và khu dân cư xung quanh. Thứ hai, việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm. Muỗi và các loại côn trùng có hại có môi trường sản sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của học sinh, giáo viên trong trường. Thứ ba, việc vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. Trường học là nơi nuôi dưỡng những người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vì vậy điều thiết yếu là phải xây dựng một thói quen tốt về việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ cho học sinh, sinh viên.

    Để khắc phục cũng như phòng ngừa việc xả rác trong trường học thì việc cần thiết hiện nay là cần tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên trong nhà trường về việc vứt rác đúng nơi quy định kể cả những thứ nhỏ nhất. Giáo viên trong nhà trường luôn phải là tấm gương cho học sinh của mình, họ có ý thức cao trong việc vứt rác đúng nơi quy định thì học sinh nhất là lứa tuổi tiểu học mới có thể noi theo và học tập. Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa nói về tác hại của việc ô nhiểm môi trường sống để học sinh có thể hiểu rõ về sự bức thiết cũng như lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cần có những qui định và những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường.

    Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu cần được cải thiện trong hiện tại để phát triển tương lai. Để một đất nước có thể phát triển thì cần một môi trường xanh. Tuy chỉ bao hẹp trong nhà trường nhưng đây là nơi khởi đầu cho việc nuôi dưỡng những ý thức tốt đẹp về việc vứt rác đúng nơi qui định.

20 tháng 6 2020

                      "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

                       Mà em vẫn giữ tấm lòng son"     

       Thân phận của người phụ nữ xưa quá thấp kém, làm nhiều công việc nặng nhọc. Tác giả đã nói lên được sắc đẹp của người phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong xã hội, tuy rằng làm nhiều công việc và bị bóc lột nhưng vẻ đẹp của một người phụ nữ vẫn giữ nguyên thể, không thể phai nhạt.      Qua đây, đồng thời tác giả muốn phản ánh, coi thường chế độ phong kiến đã bóc lột, bắt nạt những người phụ nữ cực khổ. Cho thấy một chế độ phong kiến tàn ác, giã man khi bóc lột sức lao động cũng như coi thường phụ nữ xưa

20 tháng 6 2020

+ "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" : từ lúc mới sinh ra , những người phụ nữ đã phải chịu những sự bất công , cay nghiệt trong xã hội phong kiến xưa ,  họ bị lệ thuộc vào tấm chồng , không có lời ăn , tiếng nói , quyền hành , số phận của họ sẽ được quyết định bởi chồng , sống sung sướng , hạnh phúc do chồng , sống cực hình , khổ đau cũng do chồng.

+"Mà em vẫn giữ tấm lòng son":Nét đẹp về tâm hồn của những người phụ nữ xưa : chung thủy , son sắt , nghĩa tình dẫu cuộc sống có ra sao đi chăng nữa .

=> Nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong xã hội xưa : thủy chung , son sắt , nghĩa tình , đồng thời bày tỏ sự đồng cảm , xót thương trước số phận cay đắng của người phụ nữ xưa. Đồng thời , tố cáo xã hội PK xưa đã chà đạp lên số mệnh của những người phụ nữ Việt Nam xưa.

-Bài ca dao than thân : 

+      ''Thân em như tấm lụa đào

   Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?''

-''Tấm lụa đào'' là một mảnh vải đẹp, mềm mại,mảnh mai có giá trị. Tấm lụa đào là món đồ trang sức trang trí cho con người hoặc đồ vật.

=>Tấm lụa đào gợi liên tưởng đến vẻ đẹp của người phụ nữ: mềm mại , mỏng manh , yếu đuối. 

Ấy vậy mà cuộc sống của họ đâu có được trân trọng ?

- Từ láy “phất phơ” đã nói lên sự vô định, nổi trôi, không tự làm chủ được số phận của mình của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

-Cụm từ “biết vào tay ai”: Thể hiện sự chua xót, bất lực, vô vọng trong đau khổ , không thể làm được gì của người phụ nữ trước số phận nghiệt ngã , đau khổ.

====>Thể hiện sự trân trọng đối với vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội Phong kiến xưa, đồng thời nói lên niềm cảm thông, chia sẻ sâu sắc với số phận bấp bênh, chìm nổi của họ.Nó cũng là lời tố cáo , phê phán tội ác tàn bạo của xã hội PK xưa : không cho phụ nữ có tiếng nói , chà đạp lên họ.

20 tháng 6 2020

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

20 tháng 6 2020

rùa, cá mập không phải là họ hàng cá xấu

19 tháng 6 2020

Khí quản , phế quản , tiểu phế quản , phổi , cơ hoành , dòng máu , phế nang

Học tốt

Kết bạn với mình nhé

19 tháng 6 2020

cả tiểu thủy nữa nhé bạn

24 tháng 6 2020

Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn.Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!" Cả lớp tôi sững sờ.Những tiếng xì xào.Những giọt nước mắt.Những gương mặt buồn bã. Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” An- phông xơ Đô- đê. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng...

Lưu ý: Cái chỗ gạch chân là câu rút gọn đó bạn!