Cho mk biết ý nghĩa và công dụng của sách được không? Liệt kê chi tiết và văn vẻ dùm mk nha!~
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời Áo Trắng Tác giả: Dã Qùy (gửi lại cho "ngày xưa" ). Thời áo trắng có ước mơ bình dị. Mơ dễ thương như nụ hồng tình ai. Thời áo trắng lấp lánh một ngày mai. Niềm hy vọng , trọn tin vào cuộc sống. Thời áo trắng ngập tràn muôn khát vọng. Mộng tương... |
Thời Áo Trắng Tác giả: Thiên Ân THỜI ÁO TRẮNG. Thời áo trắng ấp ôm mơ mộng. Ai còn đo đất rộng trời cao? Những chiều tan học đi mau. Em nghiêng chiếc nón ngày sau giấu hờn. Thời áo trắng bướm vờn hoa lạ. Môi em hồng bẻ lá ép thơ. Nuôi nghìn vạn những... |
Thời Áo Trắng Đã Xa Tác giả: Thiên Ân THỜI ÁO TRẮNG ĐÃ XA. Thời áo trắng nắng ru hồn ấm áp. Lá hồn nhiên về mọc kín giấc mơ. Ngày nghiêng vai tuổi trời đi chầm chạp. Môi em ngoan rụng xuống nụ hôn hờ. Thời áo trắng phấn son hương bay vội. Chút tình rơi thăm... |
++ Áo Trắng Thơ Ngây ++ Một Thời Áo Trắng ++ Tác giả: -N3- Nguyễn Ngọc René - Kim Loan ÁO TRẮNG THƠ NGÂY. Tác giả : Kim Loan. . Thơ ngây áo trắng tung bay... Dòng đời xuôi ngược mặc ai, bên lề... Tóc thề nón lá chân quê, trinh nguyên áo trắng bên lề, mặc ai... 30/10/2015 Kim... |
++ Một Thời Áo Trắng ++ Tác giả: -N3- Nguyễn Ngọc René MỘT THỜI ÁO TRẮNG. Tác giả :Nguyễn Ngọc René. Thời áo trắng tháng ngày xưa cũ. Mộng trong mơ ấp ủ học đường. Vào thu lá úa dặm trường. Thơ ngây xa thẳm má hường nhạt phai. *. Còn đâu nữa áo dài ngày trước. Nhặt lá vàng... |
Giấc Mơ Thời Áo Trắng Tác giả: Thiên Ân GIẤC MƠ THỜI ÁO TRẮNG. Thời áo trắng say hoa đắm nguyệt. Anh tặng thơ tứ tuyệt cho nàng. Thương thời con bướm đi hoang. Trời đầy dấu hạ trên hàng phượng reo. Những giọt nắng cõng chiều xa lắc. Tuổi mộng mơ đánh mất tươi... |
Một Thời Áo Trắng Tác giả: Thiên Ân MỘT THỜI ÁO TRẮNG. Thuở học trò đeo mang đời vương vấn. Giấy mực thơm tho tinh nghịch hồn nhiên. Ta thầm thương em áo dài tươi tắn. Mái tóc ru ai ngày ấy ngoan hiền. Con đường trần một mình chân đếm bước. Xe đạp xuôi về hạt... |
Một Thời Áo Trắng Tác giả: Trần Ánh Dương Trong buổi chiều nhạt nắng. Nhẹ nhẹ gió heo may. Cuốn trôi từng chiếc lá. Mùa thu trong mắt nai. Em dịu dàng tha thướt. Thời áo trắng mộng mơ. Mắt long lanh trong biếc. Là cả một trời thơ. Lời tỏ tình sao khó. Nói mãi... |
Một Thời Áo Trắng Và Hoa Tác giả: Kiều Kim Loan Một thời áo trắng yêu hoa cúc. Câu thơ em viết chỉ riêng mình. Và riêng ai đó thôi.... được đọc. Tiếng chim tròn như giọt mực xanh. Một thời áo trắng tay cầm hoa. Một thời mới đó thôi mà xa. Ai ném thư hồng qua cửa sổ... |
Thời Áo Trắng Tác giả: Hiếu Mobile Cơn gió thoảng chợt thoáng qua sân trường yên lặng. Làm lá vàng rơi... theo cơn gió bay xa... Tuổi học trò cũng theo gió... đi xa.... Mang kỉ niệm và nổi buồn hạ đến. . Lũ học trò tinh nghịch... vô tư... ngốc... |
Thời Áo Trắng
Này cô bé còn mơ thời áo trắng
Khúc khích cười sao lại ngó bâng quơ
Để trời đêm chỉ toàn ánh sao mờ
Hồn tập tễnh làm thơ thời mới lớn
Này cô bé có bước chân chim sáo
Đang vui cười sao bỗng bặt im ngay
Để đưòng về sao nhiều lá me bay
Tà áo trắng như là bao cánh bướm
Này cô bé mái tóc dài tha thướt
Kẹp bồng bềnh trói buộc mảnh tình si
Đang cười vui sao bỗng chớp hàng mi
Hồn phiêu bạc bỗng thành mây viễn xứ
Này cô nhỏ… sao lại nghiêng vành nón
Để vô tình mây trắng vẩn vơ bay
Giận ai đâu… sao lại lỡ thở dài
Thơ viết mãi vẫn chưa vào cung bậc
Này cô nhỏ… có còn hay hờn dỗi
Tóc buông dài vương sợi nhớ tương tư…
(Thiên Nhất Phương)
* Hok tốt !
#DNH
28 + 568 = ?
Trả lời:
28 + 568 = 596.
Chế thơ tình cảm:
1. Hoa thơm, Hoa đẹp, Hoa vẫn tàn.
Tình sâu, Tình nặng, Tình vẫn tan.
2. Rượu đắng, Rượu cay, Rượu vẫn hết.
Người Hứa, Người thề, Người vẫn quên…
3. Nếu 1 Mai Em Bỏ Theo Thằng Khác
Anh Cũng Buồn Nhưng Không Khóc Đâu Em
Lòng Ngậm Ngùi Tay Cầm Chai Axit
Môi Mỉm Cười 2 Lít Đủ Không em?
4. Miệng ta cười ai biết lòng ta khóc
Mắt ta vui ai biết dạ ta sầu
Trời không lạnh sao lòng ta buốt giá
Phố đông người sao ta thấy cô đơn
5. Trăng lên..trăng tròn..trăng lại khuyết
Tuyết rơi..tuyết phủ..tuyết lại tan
NĂM tròn xin tiễn tiết đông qua
MỚI đón xuân tươi đến mọi nhà
CHÚC tặng trên đời thêm chữ Hỷ
MỪNG vui khắp chốn cất lời ca
HẠNH dung lễ nghĩa ngời tâm ngọc
PHÚC lộc, công danh rạng ánh ngà
CHAN chát trống kèn, Lân hợp cảnh
HÒA đàn, tấu sáo rộn ràng ca
Từ \(\frac{1}{1+x}+\frac{1}{1+y}+\frac{1}{1+z}\ge2\)
\(\Rightarrow\frac{1}{1+x}\ge\left(1-\frac{1}{1+y}\right)+\left(1-\frac{1}{1+z}\right)\)
\(=\frac{y}{1+y}+\frac{z}{1+z}\ge2\sqrt{\frac{yz}{\left(1+y\right)\left(1+z\right)}}\)
C/m tương tự cũng có \(\frac{1}{1+y}\ge2\sqrt{\frac{xz}{\left(1+x\right)\left(1+z\right)}}\)
\(\frac{1}{1+z}\ge2\sqrt{\frac{xy}{\left(1+x\right)\left(1+y\right)}}\)
Nhân 3 vế của các bất đẳng thức trên lại ta được
\(\frac{1}{\left(1+x\right)\left(1+y\right)\left(1+z\right)}\ge\frac{8xyz}{\left(1+x\right)\left(1+y\right)\left(1+z\right)}\)
\(\Rightarrow1\ge8xyz\)
\(\Leftrightarrow xyz\le\frac{1}{8}\)
Dấu "='' khi \(x=y=z=\frac{1}{2}\)
Vậy .......
ố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú" vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!
1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?
Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".
Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:
"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
(Quốc âm thi tập)
Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:
"Ve kêu rừng phách đổ vàng".
Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.
Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.
"Trời xanh ccìng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh, rộng, cao", "lộn nhào"...
Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.
2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".
Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.
"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú" vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!
1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?
Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".
Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:
"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
(Quốc âm thi tập)
Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:
"Ve kêu rừng phách đổ vàng".
Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.
Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.
"Trời xanh ccìng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh, rộng, cao", "lộn nhào"...
Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.
2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".
Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.
"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ "Quê hương" gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. "Làng tôi" mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi.
Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài "cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.". Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng.Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".
"Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi":
"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ".
"Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.
Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:
"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".
Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành.
Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.
Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ "Quê hương" gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. "Làng tôi" mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi.
Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài "cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.". Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng.Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".
"Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi":
"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ".
"Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.
Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:
"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".
Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành.
Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.
Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “May vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “May vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
Dàn ý nghị luận về tác dụng của việc đọc sách
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết bài
Bài văn mẫu nghị luận về tác dụng của việc đọc sách.
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: "Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó".
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Học tốt
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: "Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó".
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!