.trong hai câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
a| Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên.
b \ tìm vật trong 2 câu thơ hình ảnh trăng của tác giả bài thơ trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Người với người sống để yêu nhau”. Quả đúng như vậy. Sở dĩ con người tồn tại được trên Trái Đất là bởi có tình yêu thương. Đó là tình yêu thương của bà, của mẹ, tình yêu gia đình, tình yêu nhân loại,… và không thể không nhắc tới tình bạn. Bởi thế có người đã từng nói: “Không thể sống mà không có tình bạn”.
Vậy tình bạn là gì? Tình bạn là tình cảm yêu thương, gắn bó đồng cảm ,sẻ chia giữa những người đồng trang lứa. Đó là một trong những tình cảm cơ bản của xã hội loài người. Tình bạn ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, tình bạn có ở trường học, ở các công sở, ở hai nửa quả địa cầu, người ta vẫn có thể giao lưu và kết thành bạn bè.
Tại sao mỗi chúng ta lại không thể sống thiếu tình bạn? Trước hết, có thể thấy vì tình bạn là một trong những tình cảm cơ bản của con người. Cuộc sống của mỗi chúng ta xoay quanh rất nhiều người, rất nhiều mối quan hệ. Ngoài tình cảm của những người thân trong gia đình thì những mối quan hệ khác đều có thể coi là một dạng của tình bạn. Tiếp đến, một tình bạn chân thành sẽ là động lực giúp con người có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một người bạn tốt sẽ giúp đỡ ta khi ta vấp ngã, sẽ là người kề vai sát cánh cùng ta trên những chặng đường đời, cùng nhau đồng cảm sẻ chia, giúp đỡ tương trợ nhau cả về vật chất và tinh thần. Hãy nhớ về tình bạn của Bá Nha và Tử Kỳ. Tiếng đàn của Tử Kỳ chỉ để đánh cho người bạn của mình nghe và sau khi Bá Nha qua đời, cây đàn không bao giờ còn được cất lên những âm thanh thánh thót nữa. Đó là bởi tiếng đàn của Tử Kỳ, chỉ có Bá Nha nghe mới hiểu. Đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn tri âm, tri kỷ, là hiện thân của những tình bạn chân thành và cao đẹp.
Có một người bạn thấu hiểu mình còn hơn là có được một gia tài kếch xù. Mỗi lúc buồn vui hay mệt mỏi, có bạn bên ta cùng sẻ chia để vượt qua tất cả. Có những câu chuyện chẳng biết ngỏ cùng ai, có bạn, ắt sẽ được giải toả. Không những thế, tình bạn còn có thể là cứu cánh cho ta trong khó khăn, hoạn nạn. Đôi khi chỉ cần một cái nắm tay, một lời nói an ủi cũng đủ để ta yên lòng. Bạn không chỉ là nguồn động lực tinh thần mà còn là người giúp đỡ về vật chất, giúp ta vượt lên những tình huống khó khăn. Họ sẵn sàng có thể đưa đôi vai ra, cùng bạn gánh vác những đau đớn, khổ cực mà không vụ lợi, chỉ đơn giản là xuất phát từ tình cảm tận sâu trong tim, giống như cậu bé ngày ngày cõng bạn bị khuyết tật đến trường, vượt qua mấy cây số trèo đèo lội suối đầy gian nan, vất vả.
Tình bạn cũng như tình thân. Có tình bạn sâu sắc, nhưng cũng có những tình bạn chỉ là quen biết xã giao. Nhưng trong bất kì mối quan hệ nào cũng cần phải chân thành và không vụ lợi. Con người không thể sống mà không có tình bạn, nhưng có thể sống không cần đến tình bạn nếu đó chỉ là những tình bạn giả dối, không chân thành và vị những mục đích đã được cân nhắc, toan tính. Tin bạn là cần, vì bạn cũng là cần nhưng phải biết tỉnh táo để nhận ra được ai mới thật sự là bạn, còn ai là kẻ xấu xa giả danh một người bạn tri kỷ. Đối với những người bạn như vậy, khi biết rõ được sự thật thì không nên luyến tiếc, sẵn sàng bỏ qua một kẻ xấu xa.
Để có được một tình bạn đẹp, mỗi chúng ta cần phải biết học cách cho đi trước khi nhận lại. đừng bao giờ đòi hỏi người khác phải cho mình bất cứ thứ gì, hãy cứ cho đi tình yêu thương, sẻ chia và tấm lòng của mình. Quan trọng hơn là phải biết trân trọng những gì mình đang có, trân trọng tình bạn mà mình may mắn đang có được. Bên cạnh đó cũng cần biết chọn bạn mà chơi, chọn nơi để gửi. Cuộc sống này không thể thiếu thiếu tình bạn. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý mà mỗi người luôn muốn và cần có trong cuộc sống này.
good luck!
Từ rất lâu văn học Việt Nam được coi là cái noi, con thuyền trở đầy ý chí và khát vọng của con người thuở xưa. Và ta không thể qua một tác phẩm thơ có giá trị to lớn trong sự nghiệp văn học nước nhà đó là tác phẩm " qua đèo ngang" của bà huyện Thanh Quan. Bà còn được coi là bà chúa thơ Nôm có những đóng góp có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa văn học Việt . Tác phẩm "Qua đèo Ngang" không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ "Qua đèo Ngang" được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu thơ thể hiện một bức tranh thiên nhiên đây phong phú và sức gợi cảm cao:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Bước vào câu thơ đầu tiên tác giả gợi lên một cái không gian khi nhà thơ mới bước chân tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Dòng cảm xúc tiếp được chuyển sang khổ thứ hai đã cho ta thấy hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Mở đầu tác gia đã tạo nên một khung cảnh trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
Qua đó tác phẩm “Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
lon ton, lơn tơn ( đều tỏ vẻ hứng thú, chạy nhảy )
Mình ko biết cách đổi tên nhé !
Bài tùy bút có 4 đoạn, mỗi đoạn diễn tả một sự việc, một cảm xúc riêng từ sự hiện diện của “cốm”: cốm từ lúc mới tượng hình, cách chế biến cốm, cốm tô điểm cho hạnh phúc lứa đôi, và cách thưởng thức cốm. Ở đoạn đầu, Thạch Lam đã vận dụng cả xúc giác lẫn khứu giác để nhận biết mùa cốm đang về. Những câu văn nghe như gió, thơm như hương sen đầu mùa hạ, mượt như đồng lúa mơi trổ bông non để diễn tả cảm xúc khi viết cốm đang tượng hình "trong cái vỏ xanh" trên cánh đồng lúa nếp mênh mông kia. "Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời". Thường ít có câu văn nào viết về cây lúa hạt thóc hay hơn cả về hình thức lẫn nội dung. Vừa khoa học ở hiện tượng đông sữa (nhơ tác động của nắng) vừa giải thích tại sao bông lúa ngày càng còn cong xuống vừa bày tỏ cảm xúc trân trọng của mình đối vơi “Trời”.
Đoạn văn thứ hai, Thạch Lam viết về việc làm cốm. Để có được cốm ngon cũng không dễ dàng gì. Trước hết là phải nhìn bông lúa để nhận biết "giọt sữa dần đông lại" có đúng độ đông chưa mới gặt mang về. Việc ấy "chỉ riêng những người chuyên môn mới dịnh được". Rồi một loạt cách thức chế biến tiếp theo mà những nơi làm cốm khác dù có để lâm để học hỏi cũng chẳng biết tận ngọn nguồn, bởi vì từ đời này sang đời khác người chốn này đã xem cách thức chế biến là "một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”. Nhờ vậy mà cốm làng Vòng đã là thương hiệu nổi tiếng khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Thuở ấy, "Khi cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ”, mọi người, kể cả người Hà Nội 36 phố phường, chỉ có cái thú là “ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ. với cái dấu hiệu dặc hiệt là cái dòn gánh hai dầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng... ”,
Ở đoạn thứ ba, Thạch Lam đề cập đến tục lệ trong gia đình người Việt có sự hiện diện của cốm: tục cười hỏi. Trước hết nhà văn xác định giá trị tinh thần cửa một món ăn vật chất. "Cốm là thức quà riêng hiệt của dất nước, là thức dâng củaa cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cầ cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết củaa dồng quê nội cò An Nam”. Môt câu văn mang hình thức định nghĩa kết tinh của cốm nhưng ý nghĩa sâu xa lại là văn hóa nòng nghiệp, là lối sống cùa nông dân cần mẫn, mộc mạc, giản dị, thanh khiết, lạc quan và thủy chung. Quốc gia nào cũng có lúa nếp, nhưng "cốm” thì không, nó "là thứ quà riêng hiệt” của Việt Nam. Bởi vậy mà không biết tự bao giờ người dân đã chọn nó làm quà không thể thiếu trong việc cưới hỏi, trong việc xây dựng một gia đình mới cho con cái. Không chí nêu cảm nghĩ về chất, nhà văn còn mượn điển tích "tơ hồng” để nêu cảm nghĩ của mình về việc chọn cốm làm quà trong việc dựng vợ gả chồng. Nêu Nguyệt Lão cầm sợi chỉ hồng (tơ hồng) ngồi chơ đế có dịp là buộc người nam người nữ nên vợ nên chồng sống mãi bên nhau thì "màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc hai vị nâng đỡ nhau dể hạnh phúc dược lâu hền”. Và như vậy, giá trị tinh thần của côm nằm ở mong ước biểu hiện một gia đình hạnh phúc, thủy chung. Tác giả cũng không quên phê phán “những kẻ mơi giàu vô học” hắt chước người ngoài không biết quý trọng, giữ gìn những thức “cao quý kín dáo và nhũn nhặn cửa dân tộc”. Phát biểu cảm nghĩ về bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Đoạn cuối, Thạch Lam bàn về việc thưởng thức cốm. Theo tác giả thì "Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Lúc ấy cả thị giác, khứu giác lẫn vị giác đều được đánh thức để cảm nhận hương vị đặc biệt của cốm. Mắt thì nhìn màu Xanh của cốm nằm ủ trong lá sen; mũi và lưỡi thì thưởng thức "cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cò dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Lúc ấy mới "ngẫm nghĩ” chuyện mình, chuyện người... Bởi đặc trưng của cốm là thanh khiết, dịu dàng và thanh đạm nên tác giả mới kêu gọi lối thương thức trang nhã từ cách mua cho đến cách àn.và không quên nhắc nhở mọi người: “Phải nên kính trọng cái lộc cửa Trời, cái khéo léo cửa người, và sự cô sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa ”.